Xu Hướng:

Kinh Thành Huế – di sản hơn 100 năm của Triều Nguyễn

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Trong các di sản còn lại của thời phong kiến thì Kinh Thành Huế là công trình tiêu biểu nhất hiện nay. Kiến trúc của Kinh Thành chính là thể hiện tầm vóc và sinh khí của cả dân tộc, một triều đại phong kiến Việt Nam đã từng rất hùng mạnh.

Kinh đô Huế, với bề dày trăm năm lịch sử và tài trí của dân tộc, các vị hoàng đế Triều Nguyễn đã tạo nên một Kinh Thành tráng lệ để lại một di sản cho con cháu đời sau.

Kinh Thành Huế

Bài viết hé sẽ chia sẻ lịch sử xây dựng cũng như kiến trúc của triều đình Nhà Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế. Cùng mình tham quan và tìm hiểu thêm và khám phá đời sống của các đế vương thời xưa nhé.

Kinh Thành Huế – nghệ thuật kiến trúc cung đình

Kinh Thành Huế  thuộc Quần thể di tích cố đô Huế đã được công nhận là di sản của thế giới vào năm 1993. Đây là di tích của Triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà Nhà Nguyễn trị vị trong 143 năm, từ năm 1802 cho đến năm 1945 trải năm qua 13 đời vua

Vào năm 1802, sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước từ Bắc chí Nam, vua Gia Long vì vua đầu tiên của Triều Nguyễn, quyết định trọn cuộc đất để xây dựng Kinh Đô. Và thời bấy giờ người ta chỉ di chuyển bằng voi ngựa nên nhà vua nghĩ rằng Kinh Đô nằm giữa gai đầu đất nước sẽ rất thuận tiện cho việc đưa tin của triều đình.

Tất cả các vị vua đăng quang theo nguyên tắc cha truyền con nối, người cha băng hà thì người con trưởng của bà vợ chính sẽ kế tục ngai vàng.

Giá vé tham quan Kinh Thành Huế là 150k/khách

giá vé tham quan kinh thành HUế

Yếu tố phong thủy trong xây dựng Kinh Thành Huế

Về mặt địa lý thì Kinh Thành Huế có phía Bắc là đèo ngang, phía nam có Hải Vân che chắn, bảo vệ cho vị trí ở đây. Nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố phong thủy địa lý. May mắn vị trí Kinh Thành lại hội đủ những yếu tố do thiên nhiên ban tặng.

  • Phía trước có dòng sông Hương chảy qua được nhà vua chọn để làm minh đường. Cong như một cánh cung, mang lại sinh khí cho đô thành.
  • Trên dòng sông Hương, hai bên có 2 đảo lớn là cồn HếnCồn Dã Viên ví như ” Rồng xanh bên trái Hổ trắng bên phải, tạo thế “rồng chầu hổ phục” bảo vệ cho kinh thành, tỏ ý tôn trọng Vương Quyền.
  • Cách kinh thành về phía trước hơn 500 cây số có núi che chắn, nhà vua đã trọn ngọn núi đó để làm bình phong che chắn những gì xấu xa đi vào trong cung điện này. Vua Gia Long đã đặt tên cho ngọn núi đó là Ngự Bình

Năm 1804 nhà vua liền cho khởi công xây dựng kinh độ ở đây.

Sân Đại Triều Nghi

Thiết kế của Kinh Thành Huế

Với diện tích 520 ta, chu vi 11 km, có 10 cửa ra vào bằng đường bộ, 2 cửa đường thủy.

Muốn có một cuộc đất rộng như vậy, nhà vua đã ra lệnh di dời 8 ngôi làng ở đây đi nơi khác để xây dựng Kinh Đô. Sau đó mới ban lại 8 cuộc đất mới để người ta dựng lại làng

Hoàng Thành có 4 cửa ra vào, quay ra bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc.

Kinh Thành Huế gồm có ba vòng tường thành lồng vào nhau.

  • Vòng Thành: là một hệ thống hào bao bọc, hệ thống sông đào Hộ Thành Hào, vừa mang chức năng bảo vệ, vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km. Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời, Gia Long mới bắt đầu xây gạch.
  • Kinh Thành: được xem là trung tâm hành chính của Nhà Nguyễn trong 143 năm, là nơi nhà vua giải quyết việc chính sự của quốc gia
  • Tử Cấm Thành: là vòng thành thứ ba có tên là Tử Cấm Thành, Tử Cấm Thành người ta gọi chung là Đại Nội.

Bình thường đi tham quan Kinh Thành Huế khoảng chừng một tiếng, bao những công trình đang còn tồn tại.

Kinh Thành Huế chia làm 5 khu vực

Khu vực 1: Từ Ngọ Môn đến Ðiện Thái Hòa làm nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.

Khu vực 2: Tử Cấm Thành là nơi làm việc của Vua và cũng là nơi ở của Vua – hoàng hậu, và các cung phi

Khu vực 3: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, Ðiện Phụng Tiên là nơi thờ vua chúa nhà Nguyễn.

Khu vực 4: Cung Diên Thọ và Cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu.

Khu vực 5: Phủ Nội Vụ là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng hoàng gia.

Khu vực 6: Vườn Cơ Hạ và Ðiện Khâm Văn là nơi các Hoàng tử học tập và chơi đùa.

bản đồ kinh thành huế

Trục giữa của Kinh Thành Huế

Tất cả những công trình chính nằm trên một trục thẳng gọi là đường Dũng Đạo quay mặt về phía Nam. Đầu tiền nằm ngoài cùng đó là Kỳ Đài

1. Kỳ Đài – Cột Cờ

Kỳ Đài là kiến trúc cao nhất trong Kinh thành Huế, nằm ở góc chính Nam của kinh hành đối diện Ngọ Môn. Cột cờ được đặt ngay chính giữa, và được xem như bức bình phong thứ hai của Hoàng thành.

Được xây dựng cao to bề thế nhất kinh thành, đại diện cho ý chí của Hoàng Gia luôn vững mạnh và hướng thượng. Như một ngọn lửa soi sáng cho quốc dân, giữ vững cương thường cho chính khí nho học luôn mãi trường tồn và làm gương cho thiên hạ

Được xây dựng vào tháng 11 năm Gia Long thứ 6 (1807 )

Về mặt kiến trúc: Kỳ Đài Gồm 2 Phần

  • Đài Cờ: được xây dựng bằng gạch gồm 3 tầng sếp chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên địa nhân hòa hợp
  • Cột Cờ: nguyên xưa làm bằng gỗ, cao 26m. Năm Thiệu Trị thứ 6, cột cờ được thay lại bằng cột mới cao 32m. Năm 1904, trận bão năm Giáp Thìn đã làm cho cột cờ bị gãy, sau được dựng lại bằng cột sắt. Đến ngày ngay cột cờ được xây bằng bê tông cốt thép chắc chắn.

Ngày 30-08-1945, trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại, Lá cờ đỏ sao vàng được treo tung bay trên cột cờ đã thay thế cho lá cờ hình Kẻ Ly của Triều Đình Nhà NGuyễn, kết thúc chế độ quân chủ ở Việt Nam.

Ngày này, Kỳ Đài là biểu tưởng của Huế, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

2. Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng

Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, là cửa ra vào của Hoàng đế hay là nơi tổ chức những đại lễ quan trọng.

Theo dịch học, hướng Nam là hướng dành cho bậc chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng Minh nhi trị” , tức là hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt. Ngọ môn được thiết kế hình chữ U thế thu vào, với ý nghĩa mục đích là thu cắt khí của phương Nam, sinh vượng cho tòa thành.

Cửa có năm lối ra vào.

  • Lối giữa được lát đá Thanh Hóa chỉ dành riêng cho nhà vua đi.
  • Quan Văn Quan Võ theo hầu, đi lối ở hai bên
  • Hai lối ngoài cùng dành cho voi ngựa ra vào cửa

Bên trên Ngọ MônNgũ Phụng Lâu là nơi vua ngự khi có các sự kiện quan trọng.

Lý do được gọi Lầu Ngũ Phụng là vì lầu nay có 5 gian, chính giữa lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua và Hoàng gia ngự. Bốn gian phụ hai bên lợp ngói thanh lưu ly dành cho quần thần.

Rất tiếc, Lầu Ngũ Phụng là công trình đang trùng tu nên chúng ta không có lên tham quan được.

Vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn, vào ngày 30-08-1945 đã đọc thoái vị trên Lầu Ngũ Phụng để trao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời.

ngọ môn

3. Nghi Môn – Cầu Trung Đạo

Trước khi bước vào điện Thái Hòa, chúng ta sẽ đi qua một Nhi Môn bằng đồng, ghi các chữ ” Chính Trực, Đẳng Bình ” ở mặt ngoài và ” Cư Nhân Do Nghĩa” ở mặt trong.

Là lời nhắc nhở cho vua quan khi tiến vào Hoàng cung phải cư xử công chính, bình đẳng và luôn sống trong nhân nghĩa đạo đức.

Nghi Môn

Sau đó chúng ta sẽ đi qua một cây cầu gọi là cầu Trung Đạo, đây là lời nhắc nhở rằng, khi Trị Quốc không được đi sang cực đoan giữ đạo trung dung của nhà Nho.

Chiếc cầu băng ngang qua hồ Thái Dịch bố trí đăng đối hai bên tượng trưng cho âm dương hài hòa, tô điểm thêm cho ý nghĩa Cầu Trung Đạo là nước trong xanh, phía dưới mang ý nghĩa là đức hạnh của nhà cầm quyền, đem lại nguồn sống trong lành cho dân.

Đến cuối cầu Trung Đạo lại có thêm một nghi môn nữa có khắc dòng chữ “Chính Đại Quang Minh“, lời nhắc nhở nữa dành cho vua Quan trước khi bước vào điện Thái Hòa.

Nói về tầm quan trọng của việc thi hành chính sách chính trị, đặt trọng tâm phải luôn minh bạch, chính trực như ánh mặt trời làm gương cho muôn dân.

4. Sân Đại Triều Nghi

Sân Đại Triều Nghi chia ra làm 3 tầng, tầng cao nhất là Đệ nhất Bái Đình, tiếp theo là Đệ nhị Bái Đình và đệ tam bái Đình. Dành cho các vị quan từ nhất phẩm đến cửu phẩm, đến xếp hàng trong buổi lễ Đại Triều, cùng với nhà vua ở Điện Thái Hòa

Có những cột đá ghi rõ vị trí xếp hàng của các quan triều đình, gần điện nhất là Nhất Phẩm rồi xếp hàng ra phía sau.

Sân Đại Triều Nghi

Nhìn từ điện ra thì quan văn được sếp theo ” Tả Văn Hữu Võ ” bên trái cho quan văn đứng, bên phải cho quan võ đứng.

Băng qua sân Đại triều nghi đến Điện Thái Hòa là tòa cung điện đẹp và nguy nga nhất Hoàng cung.

Một vài địa điểm tham quan ở Huế hấp dẫn

5. Điện Thái Hòa

Tiếp Theo là Điện Thái Hòa, công trình chịu ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh lớn từ năm 1947 – 1968. Do bom rơi, đạn lạc, rất nhiều ngôi điện bị cháy đi, cộng thêm khí hậu khắc nghiệt của miền Trung mưa gió triền miên thì hệ thống cột kèo gỗ cũng bị hỏng đi rất nhiều.

Những nền đá vẫn còn nguyên bản, được vua Gia Longvua Minh Mạng là hai vị vua đầu tiên, đều sử dụng những nguyên vật liệu truyền thống là đá Thanh Hóa được chuyển từ núi đá Thanh Hóa , gạch bát tràng, và hệ thống cột gỗ đều được làm bằng gỗ lim

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là ngôi điện quan tâm nhất trong gần 100 ngôi điện lớn nhỏ ở khu vực này. Là nơi nhà vua ngự đến tổ chức thiết đại triều vào ngày mùng một và ngày rằm trong tháng.Ngoài ra còn có những buổi lễ bất thường triều như lễ đăng quăng, lễ thượng tho, Lễ Nguyên Đán hay Lễ Quốc khánh. 

Trong buổi lễ Nhà vua ngự trên ngai vàng. Xung quanh nhà vua có tứ trụ của Triều Đình là bốn vị quan quan trọng nhất, cùng các hoàng tử và bà con bên nội

Tất cả các quan đều xếp hàng theo phẩm của mình bên ngoài điện, họ không được đặt chân vào bên trong ngôi điện, vì theo nguyên tắc ” Vua là thiên tử “, thay trời xuống trị vị thần dân thiên hạ, nếu như thần dân thấy thấy rõ gương mặt của nhà vua thì quyền uy của nhà vua sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Trải qua mỗi đời vua đều có sự nâng cấp và trùng tu.

  • Thời vua Minh Mạng là vị vua thứ hai nhà Nguyễn, vua cho xây dựng rộng lớn khang trang hơn.
  • Hay đến thời vua Thành Thái là vị vua thứ 10, nhà vua mới mua gạch caro từ Pháp về để thay cho gạch Bát Tràng ban đầu.
  • Thời Vua Khải Định – 1923, nhà vua cũng cho trùng tu lại Điện này

Điện được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Hai nhà nối liền nhau bằng tần thừa lưu hay còn gọi là trần măng cua, nó mang chức năng như máng sối thoát nước.

Những mảng tường được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa“. Họ tức là cứ xen kẽ một bài thơ là một bức tranh này.

Ngai vàng này còn nguyên từ xưa cho đến bây giờ được làm bằng gỗ, sau đó mạ vàng. Ngai vàng luôn được đặt trên ba tầng tam cấp tượng trưng cho tam tài là ” Thiên – Địa – Nhân.

Trong điện được trưng bày nhiều hiện vật quý giá, nhưng rất tiếc là qua những cuộc chiến tranh thì nó đã bị đánh cắp đi và số còn lại thì người ta bảo tàng cổ vật cung đình.

Những cái cột gỗ lim này phân lượng đều còn nguyên. 

6. Tử Cấm Thành – Đại Nội

Là vòng thành trong cùng của Kinh Thành Huế, được canh phòng cẩn mật. Bên trong có hàng chục công trình lớn nhỏ

Điện nằm ở phía sau Điện Thái Hòa qua Đại Cung Môn là cửa lớn để ra vào Tử Cấm Thành. Đây là nơi làm việc và là nơi ở chính thức của vua, hoàng hậu và các cung tần trong Tam cung lục viện.

Qua đại cung môn, ta sẽ thấy hai bên hai tòa nhà Tả Vu – Hữu Vu, nơi dành cho Quan Văn Võ chuẩn bị chiêu phục trước khi vào chầu vua tại điện Cần Chánh.

Tả Vu - Hữu Vu

Khu nhà Tả Vu hiện nay là nơi chụp ảnh trang phục hoàng đế dành cho khách du lịch muốn lưu lại những kỷ niệm đẹp khi đi tham quan Kinh Thành Huế

chụp ảnh lưu niệm

Các công trình trong Tử Cấm Thành gồm có như:

  • Điện Cần Chánh: là nơi làm việc và sinh hoạt của vua, cái tên mang nghĩa là làm vua phải siêng năng về công việc cai trị của mình.
  • Điện Càn Thành: Nơi ở của nhà Vua
  • Điện Khôn Thái: Nơi ở của Quý phi
  • Điện Kiến Trung: Là nơi chỉ dành riêng cho Vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu sinh sống, các vật liêu xây dựng đều được nhập từ Pháp đem về. Tất cả đều bị cháy trong chiến tranh và không còn

Trước điện là bức bình phong che chắn cho điện Càn Thanh và điện Cần Chánh.

điện càn thanh

Điện được xây theo theo lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc gồm ba tòa nhà ghép nối với nhau.

Nhà vua có đến hơn 300 phi tần mỹ nữ, để quản lý các bà trông càng êm ấm hơn, Nhà vua ra nguyên tắc mỗi ngày chỉ có năm bà được phục vụ nhà vua, nhưng bà nào muốn hôn vua cũng phải có lệnh của vua chứ không được tùy tiện.

Cuộc sống của các bà trong này thì cũng rất nhàn hạ xuống. Ngày ngày các bà dạo chơi ca hát thêu thùa. Triều Đình cũng tổ chức rất tốt nhiều cái trò chơi để các bà giải trí, nhưng bên cạnh đó thì không khí giữa các ma rất là căng thẳng, nặng nề.

Các Công Trình này đều đã bị phá hủy do chiến tranh tàn phá.

Hai bên là hệ thống Trường Lang, nơi các bạn trẻ thường đến đây chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm. Công trình này được phục dựng lại cách đây không lâu.

trường lang

Trục Trái Của Kinh Thành Huế

1. Hiển Lâm Các – Thế Miếu – Hưng Miếu

Hiển Lâm Các là đài tưởng niệm công đức công các vị Vua, các quan đại thần Triều Nguyễn, nằm đối diện với Thế Miếu. Kiến trúc của Hiển Lâm Các thuộc vào top đẹp nhất Kinh Thành Huế

Phía sau Hiển Lâm Các là 9 chiếc đỉnh đồng còn được gọi là Cửu Đỉnh, được đúc từ năm 1835, 9 cái đỉnh đồng tượng trưng cho uy quyền của Triều Đại. Với các tên gọi như: Huyền Đỉnh, Nghị Đỉnh, Chương Đỉnh, Nhân Đỉnh, Anh Đỉnh, Thuần Đỉnh, Dụ Đỉnh, Cao Đỉnh

Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các

Cửu Đỉnh

Trên mỗi đình, nhà vua khắc lên cây cối, sông ngòi hoa lá , các thắng cảnh 3 miền cực kỳ độc đáo, như muốn khẳng định đất nước tươi đẹp độc lập thống nhất một dãy.

Thế Miếu – là công trình kiến trúc gỗ rất lớn quan trọng nhất trong trục này, được xây theo lối trùng thềm điệp ốc, đặt trên nền cao gần 1m . Một công trình mang giá trị văn hóa lịch sử vương Triều Nguyễn

Bạn đầu Thế Miếu được xây dựng để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế ( Vua Gia Long ) về sau trở thành nơi thờ các vị hoàng đế Triều Nguyễn băng hà khi còn tại vị

Dù Triều Nguyễn có đến 13 đời Vua nhưng nơi đây là nơi thờ 9 vị 

Thế Miếu 2

Thế Miếu
Thế Miếu

Thế Miếu

Do tính chất nghiêm trang, Thế Miếu chỉ dành cho nam giới vào thờ bái, không dành cho nữ giới dù có là hoàng thân quốc thích.

Hưng Miếu nằm phía sau Thế Miếu được xây dựng vào năm 1804, là nơi thờ song thân của vua Gia Long là ông bà Nguyễn Phúc Luân. Công trình đã bị xuống cấp theo thời gian không còn nguyên vẹn như xưa

Đầu năm 1947, Miếu bị hủy hoại, sau được Đoan Nghi Hoàng Hậu tái thiết cho xây dựng lại

Hưng Miếu
Hưng Miếu

hưng miếu

2. Điện Phụng Tiên

Điện Phụng Tiên, có nghĩa “Điện thờ phụng tổ tiên“, nơi để thờ cúng các Hoàng đế và Hoàng hậu triều Nguyễn. Tuy Nhiên khác với Thế Miếu, Điện Phụng Tiên được phép cho hoàng hậu, cung phí vào thờ bái

Điện nằm ở gần cửa Chương Đức, nằm phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành và phía sau Thế Miếu – Hưng Miếu

3. Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ là nơi ở, sinh hoạt và an dưỡng tuổi già của Hoàng Thái Hậu và Thái Hậu. Cũng là nơi để các nhà Vua thể hiện lòng hiếu thảo của mình với các vị thân mẫu, trong các ngày tết hay dịp khánh tiết hằng năm, nhà vua đều đến Cung Diên Thọ làm lễ thỉnh an và chúc thọ..

Tổng cộng có 7 vị Hoàng Thái Hậu, 4 vị Thái Hoàng Thái Hậu từng ở Cung Diên Thọ. Và đã 7 lần đổi tên như: Cung Trường Thọ ( Thời Vua Gia Long ) – Cung Gia Thọ ( Thời Vua Tự Đức ) – Linh Thọ ( Vua Thành Thái ) – cuối cùng là Diên Thọ ( Thời Vua Khải Định )…

Từ Cung Hoàng Thái Hậu ( Mẹ Vua Bảo Đại ) là vị Hoàng Thái Hậu cuối cùng sống ở Cung Diên Thọ.

Gồm Các Công Trình:

  • Điện Thọ Ninh: là nơi ở chính của các bà Hoàng Thái Hậu
  • Bên Trái có Trường Du Tạ: là không gian dành cho Hoàng Thái hậu hóng mát, hưởng thú tiêu dao
  • Bển Phải có Nhà Tả Trà: là phòng đợi của khách trước khi được Hoàng Thái hậu đón tiếp
  • Thông Minh Đường ( Tịnh Minh Lâu )
  • Phước Thọ Am: đây được xem như là ngôi chùa đặc biệt trong hoàng cung Huế, nơi thờ cúng các vị Phật, thần thánh nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các bà Hoàng thái hậu
Thọ Am Đường
Thọ Am Đường
Tịnh Minh Lâu
Thông Minh Đường – Kiến Trúc Pháp
Trường Du Tạ
Trường Du Tạ

Còn có Cung Trường Sanh phía sau, cung Diên Thọ là một hoa viên cho các bà dạo chơi

Trục Phải Của Kinh Thành Huế

1. Thái Miếu – Triệu Miếu

Là 2 trong 5 miếu thờ quan trọng của Triều Nguyễn

Thái Miếu (tức Thái Tổ Miếu) là miếu thờ các vị vua từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3.

Qui mô và bố trí kiến trúc của Thái Miếu gần tương tự như Thế Miếu

Còn Triệu Miếu, là nơi đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế và Hoàng Hậu

2. Phủ Nội Vụ

nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia

3. Vườn Ngự Uyển – Vườn Hạ Cơ

Nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa

Giá vé tham quan Đại Nội Huế 2023

Vé vào Đại Nội Huế hiện được áp dụng thống nhất cho du khách quốc tế và Việt Nam với mức giá như sau:

Kinh thành Huế với hàng trăm công trình kiến trúc hoành tráng đã lưu giữ lại vô số di tích văn hóa giá trị được cả thế giới công nhận. Cho nên nơi đây đã trở thành điểm tham quan thu hút bậc nhất mà du khách nên ghé qua khi đến chốn đô thành này.

Giá vé tham quan thành nội Huế:

  • Người lớn: 200.000đ/người
  • Trẻ em: 40.000đ/người

Kho ảnh xưa hiếm của Kinh Thành Huế còn nguyên vẹn

Bộ ảnh được chụp từ trên trực thăng vào khoảng những năm 1932. Các công trình chính trên trục Thần đạo vẫn còn nguyên vẹn mình sưu tầm được

1: Ngọ Môn

2: Điện Thái Hoà

3: Đại Cung Môn

4: Điện Cần Chánh

5: Điện Càn Thành

6: Cung Khôn Thái

7: Lầu Kiến Trung

8: Lầu Tứ Phương Vô Sự

Kinh Thành Huế thời xưa

Kinh Thành Huế thời xưa

Kinh Thành Huế thời xưa

Kinh Thành Huế thời xưa

Kinh Thành Huế thời xưa

Thông tin mình tổng hợp được chỉ là một phần nhỏ trong lịch sử xây dựng và hình thành Kinh Thành Huế. Với mong muốn đem lại những thông tin tổng quan nhất, tái hiện phần phần nào khu hoàng thành cho bạn dễ hình dung. Hãy thử một lần đến và trải nghiệm, khơi gợi được niềm tự hào dân tộc mà ông cha ta đã xây dựng lên nó. Thấy hữu ích thì chia sẻ cho mình nhé

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm các bài viết khác về Huế:

List quán cơm Hến ngon ở Huế

Thưởng thức món bún bò trứ danh ở Huế

8 quán chè nổi tiếng xứ Huế cho bạn ghé qua thưởng thức

Quán Bánh Bèo – Nậm – Lọc ngon ở Huế

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo