Xu Hướng:

Lăng Minh Mạng ( Hiếu Lăng ) – Sự Kết Hợp Hài Hòa Giữa Kiến Trúc Xưa và Thiên Nhiên

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Cùng mình khám phá Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng, nổi tiếng vì là một công trình kiến trúc cổ đặc sắc tiêu biểu là hệ thống lăng tẩm, đền đài mang dấu tích của các đời vua chúa Triều Nguyễn. Lăng Minh Mạng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Hiếu Lăng ( Lăng Minh Mạng ) đặc biệt thu hút khách du lịch yêu thích nghệ thuật với những công trình kiến trúc thể hiện sự tài hoa của bàn tay và khối óc con người. Đặt giữa thiên nhiên khoáng đạt, vừa hài hòa vừa uy nghiêm.

lầu minh lâu

Sau 6 năm lên ngôi hoàng đế, thì Vua Minh Mạng mới bắt đầu tìm địa điểm yên nghỉ lúc băng hà về nơi vĩnh hằng. Nhưng phải mất 14 năm thì các nhà thục sĩ, nhà địa lý mới tìm ra được thuộc đất này để xây dựng lăng tẩm. Với một công sức bỏ ra quá lớn như vậy, chắc hẳn thì vùng đất nơi này chứa nhiều huyền bí mà ngày nay vẫn chưa lý giải được.

Vị trí của lăng Minh Mạng Huế và cách di chuyển 

Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Không chỉ đến để thưởng thức vẻ đẹp sông núi và nghệ thuật kiến trúc, chúng ta còn ghé thăm Hiếu Lăng để thể hiện lòng kính trọng vị vua có thẩm mỹ và phong thái độc đáo và thành đạt trong công cuộc kiến thiết một xã hội Phong Kiến thái bình thịnh trị.

vua minh mạng

Vị trí của lăng nằm gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Địa thế với sông, núi hài hòa, vô cùng thoáng mát.

Địa chỉ: QL49, Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Như mình đã giới thiệu ở trên, lăng Minh Mạng cách Thành phố Huế không xa. Do đó, để đến đây bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau khá là thuận lợi.

  • Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi bằng thuyền rồng xuôi theo sông Hương tới nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch sẽ đến Lăng
  • Nếu di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, bạn có thể chạy theo quốc lộ 49, qua cầu Tuần bắc qua sông Hương là đến lăng Minh Mạng Huế. Nếu không tự tin vào khả năng định hướng của mình, bạn hãy nhờ sự hỗ trợ của Google map nhé!

Xem thêm: Địa chỉ cho thuê xe máy tại Huế uy tín, giá tốt

Giá Vé tham quan Lăng Vua Minh Mạng ( Hiếu Lăng )

Giá vé tham quan:  150k/người

Khi đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp trữ trình, với những ngọn núi bao quanh tạo thành Long Chầu, Hổ Phục quanh lăng Vua Minh Mạng. Tiền Án có hầu trầm, có hữu thanh long tả bạch hổ, phía trước có tả trạch và hữu trạch chảy về dòng sông Hương tạo nên thế Minh Đường.

Công trình Lăng Minh Mạng là một thành tựu vô cùng đặc biệt trong cái việc nương dựa vào các yếu tố thiên nhiên để tôn vinh các kiến trúc nghệ thuật do con người tạo nên.

Thời gian tham quan khoảng 1h đến 2h là bạn đã khám phám hết lăng Minh Mạng rồi

Lịch sử xây dựng lăng Minh Mạng

Vua Minh Mạng là vị vua thứ 2 dưới triều nhà Nguyễn, sau vua Gia Long. Đây là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam phát triển sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Sau khi lên ngôi vua được 6 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng sơn lăng cho mình. Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tẩm hao tổn không ít thời gian. Trải qua 14 năm ròng rã tìm kiếm, cân nhắc, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định chọn núi Cẩm Khê làm vị trí đắc địa để tiến hành xây dựng công trình này.

lăng vua minh mạng
Hồ Tân Nguyệt

Vua Minh Mạng sau đó cho đổi tên núi thành Hiếu Sơn và đặt tên lăng của mình là Hiếu Lăng.

Trong quá trình xây dựng lăng nhà vua chú trọng, theo sát từng khâu. Từ bản thiết kế cho đến quá trình xây dựng lăng đều được vua Minh Mạng đích thân xem xét, phê chuẩn.

Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Bốn tháng sau, nhà vua đi thị sát tiến độ, phát hiện ra công việc không được tiến hành hiệu quả như mình mong muốn nên đã giáng chức các quan trông coi. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục không bao lâu thì vua Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841.

Ngay sau đó một tháng, vua Thiệu Trị lên ngôi kế vị, đã huy động gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại.

Tháng 8 năm 1841, hài cốt của vua Minh Mạng được đưa vào chôn trong Bửu Thành nhưng mãi đến năm 1843 việc xây lăng mới hoàn tất.

Cấu trúc của lăng Vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng là một người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, không thích phương Tây vì vậy toàn bộ kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho Học, bộc lộ rõ cá tính của một ông vua đắc đạo.

Tổng thể kiến trúc của lăng gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ bao gồm cung điện, lâu đài, đình tạ,… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn tới chân La Thành sau mộ vua. Các công trình đều được phân bố trên ba trục lớn và song song với nhau, lấy đường Thần Đạo làm trung tâm.

Nhìn bao quát, hình thể lăng tựa như dáng một người nằm nghỉ trong tư thế rất thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

1. Đại Hồng Môn

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn đây là cổng chính ra vào lăng. Cổng cao 9m và rộng 12m, có ba lối đi được trang trí bởi nhiều họa tiết độc đáo và tinh tế như cá chép hóa rồng, long vân… Cổng này được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn.

Cổng chính chỉ mở một lần lúc rước linh cữu của vua nhập lăng, sau đó đóng kín, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng MônHữu Hồng Môn.

đại hồng môn

Khu này rộng chừng 1750m vuông, khá là rộng

2. Bái Đình

Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình với khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Hai bên có hai hàng tượng quan viên và voi ngựa bằng đá xếp đối xứng nhau.

Nơi này cũng có giá trị như trong hoàng thành, chỉ khác ở chỗ đây là sân chầu dành cho người mất. Lúc còn sống nhà vua có người hầu kẻ hạ thì lúc mất đi cũng phải có người hạ kẻ hầu. Chính vì thế mà người ta dựng tượng bằng đá để tượng trưng về điều đó

bi đình lăng minh mạng

Kế tiếp đó là Bi Đình, có tấm bia “Thánh Đức thần công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha Minh Mạng.

Phụng Thần Sơn
Phụng Thần Sơn

bi đình

Nhà Bia Thánh Đức thần công, kể về cuộc đời công lao sự nghiệp, công trạng to lớn của Vua Minh Mạng, con trai Vua Thiệu Trị lập nên. Sau này được tóm gọn thành 8 chữ ” Thánh Văn Thần Võ, Đai Đức Trí Nhân

Bi Đình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của triều Nguyễn. Bộ mái lợp 2 tầng thể hiện yếu tố âm dương.

3. Khu Tẩm Điện

Bước vào khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua), mở đầu là Hiếu Đức Môn được giới hạn trong một lớp thành hình vuông mang ý nghĩa biểu trưng cho mặt đất. Ở giữa là điện Sùng Ân, nơi thờ bài vị của Vua và Hoàng hậu.

Đức Hiếu Môn
Đức Hiếu Môn

Bài vị của vua và hoàng hậu đặt ở đây theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.

khu tẩm điện
Điện Sùng Ân

Trên đỉnh mái có một con vật rất đặc biệt đội cái bình, được gọi là Dragu nhìn rất dữ tợn. Nó thể hiện cho tính cách tham lam xấu xa nhất, còn bình nước trên đầu nó được gọi là bình nước bất tử, nguồn gốc sâu xa của nó là con vật nước thần mặt và mặt trời. Nghe vậy thôi chứ cũng ko hiểu lắm

Nhưng khi nó xử dụng bình nước bất tử, thì người ta lại quan niệm rằng nó thể hiện cho sự vương quyền và sự tối thượng.

Hai bên Điện Sùng Ân, là 2 dãy nhà Tả Hữu. Nơi được quan niệm là nơi giải trí ở thế giới bên kia, chứ không hẳn là một khu lăng mộ thuần túy.

4. Lầu Minh Lâu

Đi qua ba cây cầu Trung Đạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc ngang hồ Trường Minh, đi tiếp qua 33 bậc tầng cấp là du khách đến lầu Minh Lâu – một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.

Tòa nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông.

Công trình được xây dựng với mục đích những ngày trăng thanh gió mát, linh hồn của nhà vua về đây để đánh cờ và ngâm thơ.

lầu minh lâu

lầu minh lâu

lầu minh lâu

Đây là công trình cuối cùng của khu tham quan trước khi đến địa điểm cuối cùng là khu lăng mộ

Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng qua đường Thần Đạo.

5. Bửu Thành

Một kiến trúc bạn không thể bỏ lỡ khi tham quan lăng Minh Mạng chính là hồ Tân Nguyệt. Hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa như biểu tượng mặt trăng bao bọc lấy mặt trời vậy.

Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.

hồ tân nguyệt
Hồ có hình bán nguyệt

Bắc ngang qua hồ là cầu Thông Minh Chính Trực đưa bạn tới với nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm ở đồi mang tên Khải Trạch Sơn.

Bửu Thành
Bửu Thành, nơi chôn cất thi hài Vua Minh Mạng

Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp một. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ.

Tuy vậy, xung quanh lăng với những tán cây xanh mượt, những hồ nước rộng mênh mông cùng những đài sen nhỏ, chen cả tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá đã làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên, rất thi vị và yên bình.

bửu thành

Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao, lăng Minh Mạng còn có gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu.

Đây thực sự là những tuyệt tác vô giá, một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX, là nơi phô bày tri thức, trí tuệ và tình cảm của người xưa.

Một vài kinh nghiệm bỏ túi để khám phá lăng Minh Mạng Huế

Một lưu ý cho bạn nữa là về thời gian tham quan. Thời tiết ở Huế ủng hộ nhất cho các chuyến tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn có lẽ là vào các tháng mùa xuân, độ tháng một, tháng hai. Các bạn chú ý để lên kế hoạch hợp lí cho chuyến đi của mình nè.

Thêm nữa, lăng Minh Mạng mở cửa từ 7:00 đến 17:30 mỗi ngày. Để tham quan hết cảnh quan của lăng Minh Mạng và các lăng tẩm, di tích xung quanh, bạn cần khoảng từ 3 đến 4 tiếng. Các bạn note thêm vào để xây dựng lịch trình nhé.

Trải qua thời gian, lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp truyền thống, đậm đà màu sắc của Nho giáo. Nếu có cơ hội du lịch Huế , bạn đừng bỏ qua điểm đến này để tận mắt chiêm ngưỡng sự uy nghi, bề thế và tìm hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm xưa cũng như những giá trị lịch sử sâu xa của nó !

Điều cuối cùng, lăng Minh Mạng là di tích quan trọng của Cố đô, là nơi để tôn thờ vua nên mọi người khi đến đây chú ý ăn mặc nghiêm túc, tuyệt đối không mặc quá hở hang, gây mất thiện cảm nơi tôn nghiêm, đồng thời không tự ý sờ tay lên các hiện vật có giá trị. Chúc các bạn có chuyến đi khám phá nơi đây với nhiều trải nghiệm thú vị nhất.

Viết bài: Trung Nguyễn

 

quan-tam-bai-viet

Lăng Khải Định nổi bật với lối triến trúc độc đáo

Văn Miếu Hiếu – nơi thờ các vị Văn Thánh

Cầu Vòm – Đồn Cả địa điểm check in mới tại Huế

Tiên cảnh Huyền Không Sơn Thượng 2 ở Huế

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo