Xu Hướng:

Cung An Định Huế – Kiến trúc độc đáo pha lẫn giữa “Tây & Ta” đã hơn 100 năm

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Cung An Định ở Huế là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo dưới Triều Nguyễn, chính xác là biệt cung riêng của Vua Khải Định – vị vua thứ 12 của Triều Nguyễn – khi còn là thái tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Cung An Định trước đây có tên là Phủ Phùng Hóa mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây

Cung An Định Huế

Các họa tiết bên trong là sự đan xen kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống Việt Nam với cách bài trí trang trí nền châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo. Là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân – cổ điển ở Việt Nam

Công trình này thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Bạn có thể ghé đến tham quan cung An Định ở địa chỉ: 97b Phan Đình Phùng, thành phố Huế

Lịch sử Cung An Định Huế

Cung An Định là nơi lưu giữ lại nhiều lịch sử của 2 đời vua là Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945). Nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia. Bạn cùng đọc qua phần lịch sử phía bên dưới để biết rõ hơn về nơi này nhé:

+ Năm Thành Thái 14(1902), Thái Tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định sau này) đã lập phủ riêng, đặt tên là phủ An Định

+ Sau khi lên ngôi, vào năm 1917, vua Khải Định đã cải tạo và xây dựng lại công trình theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, và gọi là An Định Cung

+ Đến năm 1922, theo ý nguyện của Vua Khải Định, Cung An Định được bạn cho Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) làm của riêng. Nơi gắn bó mật thiết với gia đình vua Bảo Đại và đức Từ Cung bởi họ đều có nhiều thời gian sinh sống và trải qua nhiều sự kiện lịch sử tại đây.

Cung An Định
Phối cảnh 3D Cung An Định

Cung An Định

+ Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Vua Bảo Đại thoái vị và đã chuyển gia đình từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định một thời gian ngắn trước khi đi định cư ở nước ngoài. Đặc biệt: đây cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung – vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

+ Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Cung An Định được sử dụng như một khu nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế, sau đó sử dụng làm địa điểm văn hóa công cộng, nơi kinh doanh các dịch vụ ăn uống… Theo thời gian, cung bị xuống cấp khá nghiêm trọng

+ Từ năm 2001 – 2002, cung An Định được phục hồi, trùng tu và được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, sau đó đưa vào khai thác du lịch cho đến nay

2003 Đại xư quán Liên Bang Đức đã tài trợ 17.000 Euro để phục chế 6 bức tranh tường quý hiếm ở nội thất tiền sảnh

Đừng bỏ lỡ các bài viết về Du Lịch Huế, vì nó thật sự hữu ích với bạn

Cấu Trúc của Cung An Định – vẻ đẹp kiến trúc Tân Cổ Điển

Cung An Định nằm trên một khu đất có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có tường gạch bao bọc

Trong khuôn viên Cung có 10 công trình được xây dựng gồm: từ trước ra là bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước… Trải qua hơn 100 trăm thăng trầm, đến nay cung chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là Cổng Chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường

Cung An Định

Về tổng thể, Cung An Định ở Huế vẫn mang nét chi tiết đặc trưng cung đình Huế với 3 yếu tố: tứ linh, tứ quý, bát bửu pha trộn thêm phong cách Roman, Barok Phương Tây hay các chi tiết trang trí thiên thần… cực kỳ bắt mắt.

Cùng phuot3mien.com đi qua một vài công trình bên trong Cung để tìm hiểu rõ hơn về nơi này nha:

1/ Bến Thuyền

Nằm Bên bờ sông An Cựu, có một công trình ngay trước cổng Chính của Cung nó mang Yêu Tố Minh Đường. Thời xưa thì các bậc vua Chúa rất coi trọng yếu tố phong thủy, luôn xây dựng những công trình phải có sông có núi …

Bến Thuyền trước Cung

2/ Cổng Chính – Khảm sành cực kỳ độc đáo

Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đỉnh mái tầng trên gắn biểu tượng một viên trân châu lớn. Phong cách mang nét đẹp truyền thống

Cổng Chính Của Cung

3/ Trung Lập Đình – có tượng đồng Vua Khải Định

Bước qua cổng chính, là bạn sẽ thấy ngay công trình đặc sắc thứ hai của Cung. Có tên gọi là đình Trung Lập hay còn gọi là đình Bát Giác có mái hai lớp theo dạng cổ lầu và được đắp nổi 12 con rồng, đình được xây trên một nền đất cao.

Phía bên trong đình là bức tượng của vua Khải Định bằng đồng có kích thước 1:1 đúc năm 1920 (sau này tượng đã được chuyển về Ứng Lăng).

Đình Lập Trung

Đình Lập Trung

Đình Lập Trung

4/ Lầu Khải Tường ( Khải Tường Lâu ) – công trình kiến trúc chính của Cung

Đây là công trình quan trọng nhất của Cung An Định – Chữ Khải Tường với ý nghĩa là nơi khòai sự của điềm lành do chính Vua Khải Định đặt tên

Gồm có 3 tầng xây dựng theo kiểu lâu đài châu Âu và 22 phòng ở:

  • Tầng một có 7 phòng, được trang trí rất lộng lẫy, trong đó nổi bật nhất là đại sảnh
  • Tầng hai và ba của cung An Định trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung (thân mẫu của hoàng đế Bảo Đại) và nơi thờ thần linh – hiện đang trưng bày các hiện vật từng được sử dụng tại cung An Định

Lầu Khải Tường

lầu Khải Tường

Toàn bộ mặt trước của tòa nhà được trang trí công phu, tỉ mỉ các mô típ kiến trúc Roman cận đại (bắc đẩu bội tinh, thiên thần…) xen lẫn các đề tài trang trí phương Đông truyền thống (rồng, phượng, bát bửu, hoa văn cách điệu…)

ảnh vua bảo đại

Giữa đại sảnh có tượng đồng của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, người sau này là vua Bảo Đại

Phục Dựng Lầu Khải Tường
Ảnh : Sưu Tầm

Bà AnDrea Teufel cùng các cộng sự người Đức đã phục dựng lại các họa tiết bên trong Lầu Khải Tưởng gần ngư nguyên vẹn.

Phòng khách nằm bên phải của đại sảnh khi đi vào từ cổng chính. Phòng ăn đối diện với phòng khách qua đại sảnh

Nội Thất Bên Trong

tượng vua bảo định

Phòng Sảnh

Mặt sau Lầu Khải Tường

Đình

5/ Nhà Hát – Cửu Tư Đài

Công Trình Này đã không còn đã bị phá hủy năm 1947, nó nằm phía sau Khải Tường, chỉ còn lại nền móng là bãi cỏ lớn

Đây là nơi diễn tuồng, cải lương cho hoàng gia dưới thời vua Bảo Đại. Hệ thống sân khấu nằm ở giữa tầng 1, khán đài được thiết kế ở cả hai tầng phía chung quanh sân khấu, khán đài danh dự nằm ở tầng hai dành riêng cho vua và hoàng thân quốc thích, các đại thần, các khách mời danh dự…

Nhà hát Cửu Tư Đài được xây hai tầng, mặt quay về hướng bắc liên thông với Khải Tường Lâu. Nội thất nhà hát được trang trí bằng nghệ thuật khảm sành sứ hết sức tinh xảo khiến công trình có vẻ đẹp lộng lẫy & rất sang trọng

hình Cửu Tư Đài xưa
Hình Tham Khảo – hình Cửu Tư Đài xưa
Cửu Tư Đài
Hình Tham Khảo – hình Cửu Tư Đài xưa
hình Cửu Tư Đài xưa
Hình Tham Khảo – hình Cửu Tư Đài xưa
hình Cửu Tư Đài xưa
Hình Tham Khảo – hình Cửu Tư Đài xưa

hình Cửu Tư Đài xưa

hình Cửu Tư Đài xưa

hình Cửu Tư Đài xưa

hình Cửu Tư Đài xưa

6/ Chuồng Thú

Công Trình này hiện nay đã không còn

7/ Nhà Ngang

Là 2 dãy nhà nằm dọc phía Sau Lầu Khải Tường, giờ chỉ còn là di tích

nhà ngang tại Cung An Định

nhà ngang tại Cung An Định

8/ Vườn Cung

Là khu vườn rộng lớn phía sau Lầu Khải Tường, có hồ nước

Hồ Nước

Khi đến tham quan Cung An Định bạn sẽ cảm nhận được nét tài hoa các các nghệ nhân tài danh thời xưa thông qua:

  • Nghệ Thuật Kiến Trúc
  • Trang Trí
  • Hội Họa
  • Điêu Khắc
  • Và Nghệ Thuật Khảm Nổi Sành Xứ

Nếu có dịp đến với Huế bạn hãy thử một lần ghé qua tham quan Cung An Định, chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng bởi nó quá đẹp, quá lộng lẫy. Mình thì không am hiểu về kiến trúc cho lắm nhưng ngắm nhìn từng họa tiết được bài trí bên trong ôi thôi quá là phê. Có thể mường tượng hình dung ra một phần nào đó cuộc sống xa hoa, sang trọng quý phái của thời xưa

Chúc các bạn có một chuyến đi khám phá huế với nhiều trải nghiệm thú vị nhất. Và đừng quên đọc thêm các bài viết liên quan về Huế nhé, cuối cùng hãy share một cái để mọi người biết thêm về một địa điểm di tích đẹp này nhé… Have Fun.

Viết bài: Trung Nguyễn

quan-tam-bai-viet

List homestay đẹp ở Huế cho bạn tham khảo đây

List Resort ở Lăng Cô Huế

Địa điểm cho thuê xe máy giá rẻ ở Huế

List quán bánh bèo Nậm Lọc ngon ở Huế

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo