Lăng Vua Thiệu Trị ( Xương Lăng ) – lăng của vị vua hiền hòa, yêu văn thơ

Bài viết thuộc danh mục: Huế

Lăng vua Thiệu Trị hay còn gọi là Xương Lăng, thuộc quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị,  đây là công trình kiến trúc quy tụ nhiều nét riêng độc nhất vô nhị, một nơi trầm mặc mà thanh thoát, ẩn mình giữa chốn núi đồi rộng lớn.

Chữ Xương trong tiếng Hán mang ý nghĩa là tốt đẹp, Xương Lăng có nghĩa là ngôi lăng mộ với những điều tốt đẹp. Dù Lăng hiện này không còn nguyên vẹn thời gian và chiến tranh nó đã trở nên điêu tàn, nhưng Lăng vẫn khoác lên mình sự bình an hiện hữu giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Lăng Thiệu Trị

Cùng mình đi và thăm quan cũng như tìm hiểu về Lăng Vua Thiệu Trị, nhiều điều thú vị lắm nha.

Lăng Vua Thiệu Trị ở đâu? Hướng dẫn cách đi tới lăng Thiệu Trị

Lăng nằm tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, trên một ngọn núi thoai thoải, bao quanh bởi nhiều hồ sen.

Lăng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.

Xem đường đi trên google maps mình để bên dưới cho bạn dễ hình dung nhé.

Bạn đến Huế và muốn tìm phương tiện di chuyển để đi tham quan thì nhớ xem thêm bài viết: Địa điểm cho thuê xe máy uy tín ở Huế giá tốt . Thuê một chiếc xe máy tha hồ vi vu khám phá.

Mẹo: trên cung đường đến lăng bạn còn có thể ghé qua các lăng tẩm của những vị Vua Triều Nguyễn gần Lăng Thiệu Trị như là:

Một vài thông tin về Vua Thiệu Trị – vị vua thứ 3 của Triều Nguyễn

Vua Thiệu Trị người được coi là ông hoàng trưởng tử ( Vị trưởng tử duy nhất được lên làm vua ) – Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1807 – mất ngày 4 tháng 11 năm 1847 – là vị vua thứ ba của triều Nguyễn

Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, là con trưởng của vua Minh Mạng và tả thiên nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa

Khi mới 3 tuổi thì mẹ mất, ông được ông bà nội là vua gia long và thuận thiên Cao Hoàng Hậu nuôi dưỡng.

Ông được vua Minh Mạng lựa chọn đào tạo để nối ngôi. Ngay từ khi còn trẻ ( năm 1836 ) ông đã được giao công việc điều hành ở Tông Nhân Phủ, để quen với các công việc điều hành triều chính.

vua thiệu trị
1 phút quảng cáo

STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay

Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

Staynow
TRUY CẬP NGAY STAYNOW.VN để tìm phòng giá rẻ nhé: https://staynow.vn

Ông lên ngôi năm 1841, ông kế nghiệp trong hoàn cảnh đất nước đã đi vào quy củ. Mọi định chế pháp luật – hành chính – học hiệu – điện địa và binh bị đều được sắp xếp chặt chẽ giữa 2 chiều Minh Mạng và Gia Long. Đến đời Thiệu Trị ông chăm lo và gìn giữ những di sản mà ông cha để lại.

Niên hiệu ” Thiệu Trị ” cũng có nghĩa là nối tiếp công việc trị nước

Năm 1848 lúc mới bước qua tuổi 41, ông tại vị được 7 năm thì lâm bệnh qua đời.

Khi vua băng hà, quan tài được lưu giữ tại Điện Long An 8 tháng sau mới đưa lên an táng tại Lăng

Cả một đời ông vì lo việc nước, mặt khác lại sợ hao sức binh lính, ảnh hưởng đến quốc khố nên chưa để tâm đến nơi an nghỉ của mình. Chỉ đến khi giây phút dầu cạn đèn tắt, ông mới dặn dò con mình là vua Tự Đức nơi chọn đất xây lăng.

Trong những lời cuối cùng, ông còn khuyên nhủ Tự Đức “xây cất cho kiệm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân

Là một Vị Vua có tốt chất về thơ ca

Trong số những vị vua hay thơ của Triều Nguyễn thì vua Thiệu Trị là vị vua kiến thức uyên thâm, hay chữ và có bút lực dồi dào.

Sử sách ghi chép, ông là người hiền hòa, siêng năng cần mẫn và là người có tài làm thơ.

Trong 7 năm ông làm vua thì đã ngự chế được 3200 bài thơ, tính trung bình ra thì mỗi ngày ông làm hơn 1 bài thơ, thực sự là một tần suất vô cùng đáng nể ( và tính đến thời điểm hiện nay chưa có một nhà thơ nào làm được số lượng bài thơ khủng khiếp như thế )

Các nhà sử học đã nghiên cứu và tìm hiểu được trong lăng có hơn 115 bài hơn được khắc. Trong đó có đến 25 bài thơ về tả cảnh mùa thu và mùa xuân của ông. Biến không gian ngôi lăng trở nên đầy màu sắc với không gian thi ca.

Bài thơ về mùa thu

“Hà xứ Thu sinh tạo
Thu sinh cổ đổ đầu
Chân phàm quy viễn phố
Trường địch đồ giang lâu

Hà xứ Thu sinh tạo
Thu sinh ngọc vụ sinh
Dương huy minh nguyệt sắc
Phổ chiếu uy nhân tình”

Bài thơ về mùa xuân

Hà xứ xuân sinh tạo
Xuân sinh thuận hóa đô
Y thường sinh thụy cát
Quang Cái biện thông cù
Tinh tú văn chương trứ
Sơn hà cẩm tú phô
Bao la thiên địa thái
Tần nhật đế vương đồ

Và còn rất rất nhiều bài thơ khác mình sẽ cập nhật thêm trong bài viết này.

bửu thành lăng vua thiệu trị
Bửu Thành

Lịch sử xây dựng Lăng Vua Thiệu Trị – Xương Lăng

Lăng Vua Thiệu Trị không phải do vua Thiệu Trị xây dựng, mà là do con ông là vua Tự Đức xây trong một thời gian ngắn chưa tới 10 tháng.

Vua Tự Đức đã xây tuân theo lời dặn dò của vua cha:

“Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân”.

Dù như vậy, lăng Thiệu Trị vẫn không vắng đi sự uy nghiêm bề thế của một công trình đồ sộ .

Vua Tự Đức liền đốc thúc quan quân tìm nơi sơn lăng để an táng cho cha mình. Họ đã tìm thấy một địa cuộc tốt có đủ các yếu tố để xây lăng cũng như gần hai lăng vua tiền nhiệm (Gia Long và Minh Mạng)

Thấy cuốc đất tốt, vua Tự Đức liền chọn đây làm nơi xây lăng. Vua cho đổi tên ngọn núi tại lăng thành Thuận Đạo và đặt tên lăng là Xương Lăng

Đến với Xương Lăng, ta sẽ thấy được sự thơ mộng của không gian nơi đây với những hồ sen, đồng lúa, hay sự uy nghi của những công trình vững chắc nơi đây.

Cấu trúc của Lăng Thiệu Trị

Điểm đặc biệt của Xương Lăng là Lăng vua duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc. Lăng không có la thành bao bọc mà dùng cây xanh, mặt nước làm ranh giới tạo thành sự kết hợp với thiên nhiên vô cùng hài hòa.

Thiết kế của lăng chia làm thành hai trục: Trục phía trái là vị trí sân đình và lăng tẩm – khu vực điện thờ nằm bên trái. Khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau và cách nhau khoảng 100m

trục lăng
Trục Lăng Vua

Ở Trục Lăng, gồm các công trình: Hồ Nhuận Trạch – Bức Bình phong – Nghi Môn – Sân chầu – Bi đình – Lầu Đức Hinh – Trụ biểu – Cầu Đông Hòa, cầu Chánh Trung, cầu Tây Định – Bửu thành (nơi đặt thi hài nhà vua).

trục tẩm
Trục Tẩm Điện

Trục tẩm gồm các công trình sau: Bình phong – Hồ Điện – Sân chầu – Hồng Trạch Môn – Tả, Hữu Phối viện – Điện Biểu Đức – Tả, Hữu Tùng viện.

Các yếu tố phong thủy để tạo nên khu lăng mộ cho vua

Ngọn núi Chằm làm “tiền án” cho khu vực lăng.

Sông Hương làm yếu tố minh đường

Đồi Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản đóng vị thế ” tả thanh long hữu bạch hổ “.

Ở đằng sau, ngoài ngọn núi Kim Ngọc xa mờ trong mây làm “hậu chẩm” cho lăng.

Trong khuôn viên lăng có ba hồ bán nguyệt là Hồ Điện, hồ Nhuận Trạch, và hồ Ngưng Thúy cùng dòng khe từ hồ Thủy Tiên chạy ra bên phải, giao lưu với nhau bằng những đường cống xây ngầm dưới các lối đi.

I/ Trục tẩm

Hồng Trạch Môn

1. Hồng Trạch Môn

Là mạng cổng tam quan, mái ngói 2 tầng, hiện chỉ có 1 cửa mở để cho khách vào tham quan

hồng trạch môn

2. Điện Biểu Đức

Bước qua Hồng Trạch Môn bạn sẽ thấy Điện Biểu Đức, một công trình trung tâm của khu tẩm điện.

Điện Biểu Đức

Bên trong thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và hoàng hậu Từ Dụ.

Trên mái của điện Biểu Đức là hơn 150 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị của vua Thiệu Trị

Điện Biểu Đức

Phần tẩm, nơi đặt án thờ vua Thiệu Trị cũng như vợ của mình. Bên trong được trang trí sơn son thếp vàng, những bài thơ theo lối nhất thi nhất họa, cũng như hình tượng rồng được thể hiện khắp phần điện – biểu trưng cho thế lực của nhà vua

Trong ngôi nhà vĩnh cửa của cha mình ” Điện Biểu Đức “, Vua Tực Đức đã chọn những bài thơ hay nhất của cha mình về tả cảnh 4 mùa, cảnh đẹp sông nước đặt trong điện với mục đích biến Lăng Vua Thiệu Trị như một nơi an bình thơ mộng – một nơi yên nghỉ vĩnh hằng.

Điện Biểu Đức

II/ Trục Lăng

1. Bái Đình

Trên sân Bái Đình ở trục lăng có tượng đá các quan văn võ, tượng ngựa, voi, để canh giấc ngủ vĩnh hằng cho vua. Người ta quan niệm rằng, lúc sống vua có quan văn võ phụng vụ thì lúc mất đi cũng phải có người phụng vụ, nên người ta đúc ra 2 hàng quan văn võ bằng tượng đá như thế.

Những pho tượng đá được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ 19.

bái đính

2. Bi Đình

Bi đình, nơi đặt bia Thánh Đức Thần Công của vị vua. Tấm bia được khắc trên 2500 trữ ghi tạc những công trạng của vua khi còn tại vị, được vua con Tự Đức soạn thảo đầy kính cẩn

Hiện công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, thời gian tới cần được bảo tồn và khôi phục lại

bi đình tấm bia thánh đức thần công

3. Lầu Đức Hinh đã bị sụp đổ

Qua khỏi bi đình, ta đến với lầu Đức Hinh. Lầu Đức Hinh được ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa. Tuy nhiên đến nay, lầu Đức Hinh đã bị sụp đổ và chỉ lại phần nền móng

4. Hồ Ngưng Thúy

Là nơi kết nối giữa Lầu Đức Hinh và Bửu Thành, đứng như cái tên của nó Hồ, nơi ngưng đọng lại vẻ đẹp trong xanh của nước. Nhìn vào công trình kiến trúc này, chúng ta thấy thấp thoáng tính cách thơ mộng của vua thiệu trị

5. Bửu Thành – Nơi Yên Nghỉ Vĩnh Hằng của Hoàng Đế Thiệu Trị

Tiếp đó là ba cây cầu bắc qua hồ Ngưng Thúy để đến với Bửu thành – nơi đặt thi hài của nhà vua. Nơi đây luôn phải khóa nghiêm ngặt, chỉ đến những ngày húy kỵ mới được mở ra để thực hiện việc chiêm bái của con cháu dòng dõi.

Gần Xương Lăng còn có ba ngôi mộ hoàng thân khác của nhà vua. Đó là Hiếu Đông Lăng (mẹ vua Thiệu Trị), Xương Thọ Lăng (vợ vua Thiệu Trị và lăng “tảo thương” (những người con của vua). Để ta thấy rằng, khi đã ra đi, sự quây quần của các thành viên trong gia đình cũng phần nào khiến vua Thiệu Trị ấm lòng ở cõi thiên phần

bửu thành lăng vua thiệu trị bửu thành lăng vua thiệu trị

Đa phần công trình của lăng Thiệu Trị không còn đầy đủ và vẹn nguyên, nhưng không gian thì vô cùng xuất sắc

Đó là vẻ đẹp của thời gian, của rêu phong, của dòng chảy thế thời luân chuyển… Nếu có dịp đến Huế hãy thử đến đây một lần bạn sẽ trầm trồ trước cảnh quan thiên nhiên nơi đây, với vẻ trầm mặc và thanh thoát của một trong những ngôi lăng của Triều Nguyễn vẫn còn tồn tại theo thời gian đến ngày nay.

Viết Bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết:

List homestay ở Huế đẹp cho bạn lưu trú

List resort cho bạn nghỉ dưỡng tại Lăng Cô – Huế

List căn Villa nguyên căn ở Huế phù hợp gia đình – đoàn đông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *