Xu Hướng:

Lăng Khải Định | Ứng Lăng – kiến trúc độc đáo với nghệ thuật khảm sành tinh xảo

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Lăng Khải Định ( Ứng Lăng ) mà một bộ phận, một di tích quan trọng của quần thể di tích Cố đô Huế. Là một trong những lăng tẩm của vua triều Nguyễn được công nhận là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam.

Được xây dựng trong thời gian dài Lăng Khải Định được thiết kế cực kì công phu với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tinh xảo, mang vẻ đẹp giao thoa văn hóa Đông – Tây, nổi bật nhất trong các lăng tẩm trong các vị vua nhà Nguyễn.

lăng khải định
Cổng Tam Quan

Mỗi ngôi lăng mộ của các vua nhà Nguyễn đều thể hiện khá rõ tính cách, phong cách và cả thời đại của người được an táng trong lăng.

Cùng theo chân phuot3mien.com khám phá công trình kiến trúc đặc sắc, đầy giá trị nghệ thuật này nhé.

Vị trí của Lăng Khải Định nằm cách trung tâm không xa

Địa chỉ: Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng mở cửa đón khách đến tham quan trong thời gian từ: 7 giờ – 18 giờ tất cả các ngày trong tuần.

Sinh thời vua Khải Định là một người rất chỉnh chu nên vị trí xây lăng phải là nơi có phong thủy tốt. Sau khi nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các bậc thầy địa lí, nhà vua đã chọn địa điểm là triền núi Châu Chữ, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, nằm bên ngoài kinh thành Huế, cách trung tâm thành phố chừng 10 km.

Cổng vào lăng

Nơi đây có địa thế đẹp, lấy quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”.

Nhà vua sau đó đã đổi tên núi Châu Chữ  thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.

Hướng dẫn cách đi đến Lăng Khải Định ( Ứng Lăng )

Như mình đã nói ở trên, lăng Khải Định Huế nằm cách trung tâm thành phố không xa. Chỉ tầm 10km về phía tây nam, nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến đây.

Bạn có thể đi bằng ô tô, taxi, hoặc nếu yêu thích phượt thì xe máy cũng là một gợi ý.

Xem ngay các bài viết này ngay để tìm phương tiện di chuyển ưng ý

Bằng cách này bạn chạy thẳng theo hướng quốc lộ 49 rồi theo bảng chỉ dẫn là đi được tới lăng. Còn nếu bạn muốn tiết kiệm cho chuyến đi của mình thì có thể đi bằng xe bus nhé.

Bạn sẽ đón tuyến xe ở phía Nam đi chợ Đông Ba – chợ Tuần và ngược lại. Tuyến này sẽ có trạm dừng tại lăng Khải Định.

một góc của lăng

Nên tham quan lăng Khải Định vào thời gian nào ?

Thừa Thiên Huế có thời gian mưa bão kéo dài vào những tháng cuối năm. Vào mùa hè thời tiết lại rất nắng nóng. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để du lịch Huế nói chung hay tham quan lăng Khải Định nói riêng là vào khoảng tháng 1, tháng 2. Lúc này thời tiết khá dễ chịu, thích hợp để tham quan, ngắm cảnh, giúp bạn có một chuyến đi thoải mái hơn.

Đặc biệt, vào một số ngày lễ, tết lăng Khải Định mở cửa tham quan miễn phí. Mọi người nhớ theo dõi tin tức để có thể tham quan những di tích nổi tiếng này mà không cần mất tiền nhé.

Với diện tích không quá rộng, việc tham quan quần thể kiến trúc lăng Khải Định sẽ không mất nhiều thời gian. Chỉ khoảng từ một đến hai tiếng là bạn đã có thể khám phá hết mọi nơi trong lăng.

Giá vé tham quan lăng

Giá vé bằng với các khu di tích khác như: lăng vua Minh Mạng; lăng vua Tự Đức; lăng vua Khải Định

Người lớn 150k – trẻ em 30k

Xem thêm các bài viết về lưu trú tại Huế:

Khám phá kiến trúc độc đáo của lăng Khải Định

Lăng Khải Định cùng với các quần thể di tích khác ở cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Những nét kiến trúc độc đáo, riêng có của công trình này hẳn đã khiến bạn muốn xách ba lô lên và đi khám phá, nhìn tận mắt, sờ tận tay tuyệt tác kiến trúc lăng tẩm có một không hai này rồi phải không nào.

Hãy tham khảo một vài chia sẻ kinh nghiệm về tham quan lăng Khải Định của mình rồi lên kế hoạch để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.

Mặc dù có diện tích nhỏ hơn so với lăng của các vị vua tiền nhiệm song đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Phải mất gần 11 năm, từ năm 1920 đến 1931, kéo dài tới hai đời vua: Khải Định và Bảo Đại, thì lăng Khải Định mới hoàn thành.

sân bái đính

Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Để xây dựng nên công trình này, các vật liệu truyền thống như gỗ, đá, gạch, vôi được sử dụng với số lượng không đáng kể, mà thay vào đó là các vật liệu hiện đại được nhập từ nước ngoài như: xi măng, sắt, thép, các loại đồ sứ, thủy tinh mua từ Nhật Bản, Trung Quốc, có cả ngói mua từ Pháp.

Chính điều này tạo nên nét độc đáo, riêng biệt của lăng Khải Định so với các lăng vua Nguyễn trước đó. Đồng thời, nó cũng cho thấy phần nào lối sống xa hoa của vua Khải Định thời xưa.

Cùng dạo qua một vài địa điểm tham quan bên trong lăng nhé:

1. Cổng Tam Quan lăng Khải Định

+ Từ dưới mặt đất lên phải vượt qua 37 bậc cấp mới đến được Cổng Tam Quan. Ở tầng thứ nhất này có hai công trình Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự được xây dựng để thờ bài vị các vị công thần.

Cổng tam quan lăng khải định
Cổng tam quan

cổng tam quan lăng khải định

Được xây dựng công phu, với sự tham gia của rất nhiều nghệ nhân và thợ nghề giỏi. Đây được coi là công trình nổi bật nhất trong tất cả các lăng mộ ở Huế nhờ kiểu kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và nét cổ điển của Việt Nam.

Tiến vào khuôn viên lăng là các tượng binh lính, cận thần tái hiện lại cảnh chầu của triều đại nhà Nguyễn.

2. Nghi Môn và sân Bái Đính

Tiếp tục vượt qua 29 bậc cấp nữa sẽ đến Nghi Môn và sân Bái Đính. Hai bên sân Bái Đính là hai hàng tượng chầu gồm quan văn, quan võ được tạc đúng theo tỉ lệ 1:1. Nằm ở giữa cuối sân Bái Đính là Bi Đình hình bát giác. Trong Bi Đình có tấm bia bằng đá cao 3,1m.

Trên bia có khắc công đức của vua Khải Định do vua Bảo Đại viết. Hai bên tả, hữu của nhà bia (Bi Đình)là hai Trụ Biểu tượng trưng cho hai ngọn nến soi sáng linh hồn của vua ở thế giới bên kia.

nghi môn và sân bái đính

Khác với các lăng khác,  tượng trong lăng Khải Định có thêm 6 cặp lính túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm đối xứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía đối diện. Các bức tượng được tạc như người thật, khiến du khách ai cũng bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy.

Bức tượng thứ hai nằm trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.

nghi môn

*Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng

nghi môn và sân bái đính

+ Sau Bái Đình là hai tầng sân hình chữ nhật được lát gạch caro, mỗi tầng cách nhau 13 bậc.

3. Cung Thiên Định

Nằm ở vị trí cao nhất và cũng là phần kiến trúc chính của lăng là cung Thiên Định – nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định. Đây là nơi thể hiện rõ nhất kiến trúc đặc sắc với giá trị nghệ thuật cao. Nêu bật ở phần trang trí nội thất cung.

Nền của cung Thiên Định được lót bằng đá cẩm thạch và toàn bộ nội thất bên trong đều được đầu tư trang trí bằng những bức phù điêu ghép từ sành sứ và thủy tinh vô cùng tinh xảo và đẹp mắt.

Nghệ thuật khảm kính sứ làm toát lên vẻ trang trọng và tăng thêm phần hấp dẫn cho lăng.

Cung Thiên Định

Cung Thiên Định

Cung Thiên Định

Cung Thiên Định có hình chữ nhật, nền lót đá cẩm thạch, toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, chia làm 5 phần thông với nhau.

Ở giữa cung là bức “Cửu Long Ẩn Vân” với ý nghĩa là chín con rồng ẩn trong mây, được ghép từ sành sứ và đá hiếm vô cùng công phu và tinh xảo.

4. Điện Khải Thành

Là nơi đặt án thờ vua Khải Định, đúc bằng bê tông, thi hài nhà vua Khải Định được đặt dưới bệ thờ này.

Phía trước là Điện Khải Thành, nơi đặt án thờ vua Khải Định được đúc bằng bê tông, bên trên có bức hoành đề tên “Khải Thành Điện”.

Điện khải thành

Điện thờ vua khải định

Điện Khải Thành - Lăng Minh Mạng

Gian phòng ở chính giữa Cung Thiên Định là nơi đặt mộ vua, đây cũng là gian phòng được trang trí đẹp nhất lăng. bên dưới ngai vàng là bậc Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân.

Dưới trần, bên trên chỗ tượng vua ngồi là Bửu Tán, được đúc bằng bê tông, cốt thép nhưng dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Việt, Bửu Tán trở nên vô cùng thanh thoát, uốn lượn tưởng chừng như chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng có thể làm nó khẽ đưa mà quên đi rằng nó là một khối bê tông nặng gần một tấn.

Bên dưới tượng vua là nơi đặt thi hài của nhà vua, thi hài của nhà vua được đặt ngay dưới bức tượng vua ngồi, đào sâu đúng 9m , được đưa vào lòng đất bằng một đường tọa đạo dài 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình.

Phía sau phần mộ của vua là tác phẩm “Thái dương hạ san”, mặt trời tượng trưng cho nhà vua, vầng mặt trời đang lặn tượng trưng cho cái chết của nhà vua.

tham quan bên trong lăng

tham quan bên trong lăng

Hiện vật còn lưu giữ

5. Tượng đồng vua Khải Định bên trong lăng

Bước vào bên trong bạn cũng sẽ dễ dàng để bắt gặp hai bức tượng đồng vua Khải Định. Một bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam.

Tượng thể hiện một vị “hoàng đế ” kết hợp với một vị võ quan: đầu đội mũ kiểu khăn xếp, bên trong mặc áo hoàng bào đeo thẻ bài ” Thụ Thiên Vĩnh Mạng” và “Đại Nam Thiên Tử” ở trước ngực, ngoài khoác áo ” Tây ” xẻ tà từ cổ xuống bụng, hai ngực áo đeo tới 7 chiếc mề đay, hai vai gắn ngù võ quan, chân đi giày da. áo “tây” nhưng lại thêu rồng, mây và sóng.

tượng vua khải định

Tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng được đúc tại Pháp năm 1922, ngồi trên ngai vàng đúng theo tỉ lệ 1:1

Tay phải để thõng hơi đưa về phía trước, tay trái có ba ngón đeo các nhẫn mặt hoa nổi cao và chống kiếm trong bao có ba tua ngù.

Tìm hiểu về Ông Vua Khải Định – Ông Vua Bù Nhìn Xa Đọa nhất lịch sử Việt

Vua Khải Định có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), khi lên ngôi lấy ngự danh là Nguyễn Phúc Tuấn (阮福晙), là con trưởng của vua Đồng Khánh, mẹ là Dương Thị Thục. Ông sinh vào ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu, tức 8 tháng 10 năm 1885, tại kinh thành Huế.

vua khải định
Vua Khải Định – Hình Sưu Tầm

Năm 1889, vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị (người kế vị là Bửu Lân niên hiệu Thành Thái). Nǎm 1906, Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa công (奉化公). Sau khi buộc tội vị Hoàng Đế trước là Thành Thái và Duy Tân. người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là Thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định (啓定).

Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa Khâm sứ định đoạt. Vua Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ.

Vua Khải Định cũng không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:

Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư!

Cuộc đời vua Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng vua Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng vua Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.

Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 41 tuổi

Một số thông tin lịch sử về: Lăng Khải Định – Ứng Lăng

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng – nơi yên nghỉ của vị vua thứ 12 của triều Nguyễn – vua Khải Định (1885 – 1925) –  trị vì 9 năm (1916 – 1925). Phản ánh rõ tính cách xa hoa của vua lúc sinh thời. Ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, tính văn hóa truyền thống bị phai mờ nhưng đã mở ra một cái nhìn mới, một kiến trúc mới.

+ 1916, vua Duy Tân bị đày sang đảo Reúnion do vua tham gia phong trào chống lại chính phủ bảo hộ Pháp. Ngay năm đó, Pháp đưa Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con của vua Đồng Khánh lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định. Bước lên ngai vàng ở tuổi 31, vua Khải Định say sưa với công việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, dinh thự,… như cung An Định, Điện Kiến Trung, Cửa Chương Đức (cổng phía Tây Hoàng Thành), cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông Hoàng Thành), đặc biệt vua đã cho xây dựng nơi yên nghỉ sau này của mình – Ứng Lăng.

+ Để xây dựng lăng cho mình, vua Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lí́ dâng lên và cuối cùng vua đã chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí tọa lạc cho nơi an nghỉ của mình sau này. Tọa lạc ở vị trí này, Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm “Tiền án”, có khe suối Châu Ê chảy từ trái qua làm nơi “Thủy tụ”, núi Chóp Vung ở bên Tả và Kim Sơn ở bên Hữu làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ (Rồng, Cọp chầu Ứng Lăng). Nhà vua đã cho đổi tên núi Châu Chữ là nơi khu lăng tọa lạc thành Ứng Sơn và khu lăng được gọi tên là Ứng Lăng.

+ Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình có diện tích nhỏ nhất so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn (Ứng Lăng chỉ có diện tích khoảng 0,5265 ha với chiều dài 117m và chiều rộng 45m) nhưng lại là công trình được xây dựng kì công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất, kinh phí xây dựng nhiều nhất và hiện đaị nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế.

+ Lăng chính thức được khởi công xây dựng năm 1920 và mãi 11 năm sau, đến năm 1931 mới hoàn tất, do Tiền quân Đô Thống Phủ Lê Văn Bá chỉ huy, người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, ông cũng chính là tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

+ Vật liệu xây dựng lăng được sử dụng toàn bộ bằng sắt thép, xi măng nhập từ nước Pháp, khác hoàn toàn so với vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, vôi,…. Bên cạnh đó, đồ trang trí bên trong Cung Thiên Định (Công trình quan trọng nhất của Ứng Lăng) được nhập từ Nhật Bản, Trung Hoa về. Để có kinh phí xây dựng một khu lăng hoành tráng như vậy, vua Khải Định đã xin Chính phủ Pháp cho tăng thuế ruộng đất (thuế điền) trong cả nước lên 30% và sử dụng số tiền này để xây dựng khu lăng. Hành động này của vua đã bị lịch sử phê phán gay gắt, nhân dân oán trách, để lại một hình ảnh không tốt về một vị “Thiên tử” trong lòng người dân.

+ Tổng thể lăng và vị trí xây dựng có nhiều ý nghĩa. Đồng thời những tiểu xảo kiến trúc trong lăng cũng tạo nên những giá trị về mặt tâm linh và quan niệm. Vua Khải Định đã đi nhiều nơi để tìm những hình thức kiến trúc mới mang về để áp dụng xây dựng lăng. Lăng mang dấu ấn của nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của lối kiến trúc phương Tây. Sự loại bỏ màu xanh của cá lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước, ao hồ đã làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc thứ nhất lên bậc thứ 127 thiếu vẻ êm dịu tươi mát. Tuy nhiên, toàn khu lăng này lại được bao quanh bởi một cánh rừng thông. Giữa không gian xanh mát âý, Ứng Lăng nổi lên như một tòa lâu đài thời Trung Cổ ở Châu Âu.

+ Lăng là một khối hình chữ nhật, vươn lên cao năm tầng với 127 bậc.

Để xây dựng lăng của vua Khải Định đã cho tăng thuế gây nên sự khổ cực trong cuộc sống của người dân lúc bấy giờ, tuy nhiên dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng lăng Khải Định đích thực vẫn là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, góp phần làm phong phú và đa dạng quần thể lăng tẩm ở di sản Huế, xứng đáng với câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng:

“Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ

Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.”

(Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập

Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài)

Lăng tẩm có kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hoá Đông – Tây, vậy nên đã đến Huế thì đừng quên ghé thăm Lăng Khải Định ở Huế để được đắm mình trong giá trị văn hóa, tinh hoa lịch sử của một thời, bạn nhé!

Viết bài: Trung Nguyễn

quan-tam-bai-viet

Văn Miếu Huế – nơi thờ các vị quan văn

Cầu Vòm Đồn Cả – địa điểm check in mới của giới trẻ

Tiên Cảnh Chùa Huyền Không Sơn Thượng 2 ở Huế

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo