Xu Hướng:

Cầu Ngói Thanh Toàn Huế- di tích kiến trúc cổ mạc giữa làng quê thanh bình

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế là một kiến trúc xưa vô cùng độc đáo được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Thiết kế có phần giống với Chùa Cầu Hội An, tuy nhiên Cầu Ngói Thanh Toàn lại mang sự gần gũi mộc mạc, với không gian sông nước bao quanh, làng quê cảnh đẹp thanh bình.

Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui.

Phía trên là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn Huế. Đến đây chắc chắn sẽ không làm những bạn say mê kiến trúc và lịch sử thất vọng bởi vẻ đẹp mộc mạc mang phong cách truyền thống của nó.

cầu ngói thanh toàn
Toàn cảnh Cầu Ngói Thanh Toàn ở Huế

Cùng mình tìm hiểu qua cây cầu này có gì độc đáo nhé !!!

Cầu Ngói Thanh Toàn ở đâu ?

Địa điểm tham quan này nằm cách không xa trung tâm thành phố Huế chỉ vài cây số là một vùng ngoại ô thanh bình. Nơi có dòng sông nhỏ mang tên Như Ý chảy qua khu dân cư nhộn nhịp.

Ngôi làng nhỏ này thu hút khách du lịch Huế bởi cái tên Cầu Ngói Thanh Toàn.

Cách di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng, thuê một chiếc xe máy ở Huế là bạn có thể dễ dàng đến tham quan. Khó quá thì có thể xem trên bản đồ GOOGle maps mình có để bên dưới.

Địa chỉ: Làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam.

Cây cầu mang dáng vẻ trầm mặc của một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo bậc nhất Việt Nam. Khiến bất kỳ ai có dịp tham quan đều thích thú.

cầu ngói thanh toàn

Lịch Sử về cây Cầu Ngói Thanh Toàn ở Huế

Là một công trình Cầu cổ dân gian, có giá trị nghệ thuật, di tích lịch sử, văn hóa cao và được xây dựng theo kiểu thượng gia hạ kiều (trên là nhà dưới là cầu) mà hiện vẫn còn nguyên trạng.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, nhờ sự đóng góp của bà Trần Thị Đạo. Bà là người cháu đời thứ sáu của một trong mười hai vị tổ làng, thuộc gia tộc họ Trần.

Chứng kiến sự vất vả của người dân mỗi khi chèo đò qua sông mỗi mùa mưa nắng. Bà đã phát tâm xây nên cây cầu này, cho dân làng để tiện qua lại, là nơi dừng chân, nghỉ ngơi trên đường về mệt nhọc.

Năm 1925, Để tưởng nhớ bà, Vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và dựng miếu thờ bà Trần Thị Đạo ở gian chính trên Cầu.

mái ngói trên cầu

Thơ về cầu Ngói Thanh Toàn

Sưu tầm được vài dòng về cây cầu này, mời các bạn thị mục.

“Quê anh có chiếc cầu xinh

Chiếc cầu rất đẹp nối liền Bắc Nam

Tên gọi cầu ngói thanh Toàn

Về cầu gió mát ngắm bảo tàng xanh

Em về cầu ngói quê anh

Nếu em không biết anh xin đưa về “

—–

“Về Thanh Toàn bóng xế chiều

Tiếng chim quốc quốc gọi hoang liêu

Nhìn Như Ý xuôi xuôi dòng chảy

Thấy Thanh Toàn ôi thật đáng yêu “.

————

Uống nước dừa trên cây cầu cổ

Nhìn trinh nữ ban trưa bung nở

Sao lòng hớn hở cảnh quê xưa

Nhớ câu hò vang vọng đong đưa

Về Cầu Ngói cho tôi về với

Có lũy tre với cả hàng dừa

Có những điều bao nhiêu người hỏi

Sao lâu rồi anh đã về chưa?

Thiết kế của cây cầu với lối kiến trúc xưa

Cầu ngói Thanh Toàn xây theo lối kiến trúc đặc sắc “thượng gia hạ kiều”, tức “trên nhà, dưới cầu”.

cầu ngói thanh toàn
Cầu lợp ngói lưu ly, với phần mái được chạm khắc tỉ mỉ chủ đề tứ linh.

Các góc cạnh được khảm xành xứ, thủy tinh, với nhiều hoa văn phức tạp. Trước của còn 2 hàng chữ nho xưa, chiều cao vừa đủ cho người đi qua

cổng vào cầu ngói thanh toàn
Cửa vào được thiết kế tựa lối kiến trúc cổng tam quan

Cầu được chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Là nơi để bà con nghỉ lưng vào buổi trưa

Hệ thống trụ đỡ vững chắc với các hàng cột trụ kép xếp đều nhau kiểu cũ. Mang dáng lên vẻ phong lưu, tinh tế của một ngôi nhà lớn bắc qua sông.

cầu ngói thanh toàn

Thân cầu hoàn toàn bằng gỗ, bên dưới cầu là con sông Như Ý nhỏ nhỏ xinh xinh, thường có những con đò qua lại.

Không gian chính với gian giữa là miếu thờ tỏ lòng thành kính với bà Trần Thị Đạo.

Mỗi bên là ba gian phụ như những căn phòng nhỏ của ngôi nhà, với các bục gỗ cao và thành lan can để người dân có thể ngồi nghỉ chân hoặc ngả lưng thư giãn.

Hiện thời, ở Việt Nam chỉ còn 4 công trình theo lối “thượng gia hạ kiều”. Đó là cầu ngói Thanh Toàn, Chùa Cầu Nhật Bản ở Hội An, cầu ngói Phát Diệm ở Ninh Bình và cầu ngói chùa Lương ở Nam Định.

Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.

cầu ngói thanh toàn

Bên trên cây cầu

Các lần tu bổ cây cầu, và là di tích quốc gia năm 1990

Qua bốn lần trùng tu (vào năm 1847, 1906, 1956 và 1971), cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được những giá trị của công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Huế.

Cầu đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1990.

cầu ngói thanh toàn

Ngày nay, những hội đình, hội làng cũng như các sinh hoạt cộng đồng của người dân vẫn diễn ra thường xuyên tại đây. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Huế, cầu ngói Thanh Toàn ở Huế đã trở thành một phần cuộc sống người dân làng Thanh Thủy, mang giá trị tinh thần sâu sắc.

Nghỉ chân tựa lưng vào lan can cầu thưởng thức bóng mát, ngắm nhìn những chi tiết chạm trổ xưa cũ rêu phong, ngắm nhìn những người o, người mế gánh quang gánh qua lại nhộn nhịp, dường như hiểu thêm về nét yên bình của một chiều xứ Huế nơi đây.

Bổ sung: vào ngày 16 hàng tháng, tại đây có tổ chức chợ đêm khá và vui nhộn. Các bạn có thể ghé tham gia trải nghiệm cho biết.

Viết bài: Trung Nguyễn

quan-tam-bai-viet

Lăng Minh Mạng Huế – địa điểm bạn không bể bỏ lỡ

Lăng Khải Định – Ứng Lăng

Văn Miếu Huế

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình Luận

  1. Nit Xinh

    Cảm giác cầu đẹp hơn chùa Cầu, nhìn thanh bình miền quê

Đóng Quảng Cáo