Xu Hướng:

Lăng Tự Đức ( Khiêm Lăng ) – lăng mộ của vị vua tài đức nhưng cũng gặp nhiều bất hạnh

Bài viết thuộc danh mục:Huế

Lăng Tự Đức ( Khiêm Lăng ) – là tên gọi của khu lăng mộ vua Tự Đức, vị vua thứ tư của Triều Nguyễn. Nếu có dịp đến với xứ Huế thơ mộng, chắn chắn rằng bạn không nên bỏ lỡ những cảnh sắc hữu tình nên thơ tại đây.

Điểm qua về lịch sử, thì Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho dân tộc ta một di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó có hệ thống lăng tẩm nhà Nguyễnkinh Thành Huế . Mỗi ngôi lăng không chỉ là di sản kiến trúc phong cảnh mà còn là nguồn sử liệu về cuộc đời một vị vua đã yên giấc ngàn thu ở đó.

Bi Đình Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức

Và tiêu biểu nhất trong số đó chính là Lăng Vua Tự Đức, được xem là nơi có phong cảnh hữu tình và đẹp nhất trong tất cả các lăng.

Cùng mình tìm hiểu qua về nơi đây, xem có gì hấp dẫn các bạn nhé !!!

Một vài thông tin về Vua Tự Đức, khá là thú vị đấy.

Một vị vua trị vị lâu nhất triều đại phong kiến Việt Nam với 36 năm ngồi trên ngai vàng. Tuy nhiên ông lại là vị vua có thể coi là gặp nhiều bất hạnh nhất:

  • Từ nhỏ bị mắc bệnh thủy đậu, dẫn đến vô sinh. Tuy có đến hơn 100 vị cung phi nhưng Vua Tự Đức lại không có con nối dõi – bị coi như Bất Hiếu
  • Lên ngôi lúc 20 tuổi cũng gặp nhiều chớ trêu – cuộc tranh dành ngôi vua giữa người anh và vua Tự Đức. Người anh không được chọn làm vua dẫn đến tranh dành nổi binh biến tuy nhiên binh lực không đủ ( người anh bị giam và chết trong ngục) – người đời lại kháo nhau rằng vua tự đức hãm hại người anh. ( Mắc tội bất nhân )
  • Năm 1885 lên ngôi được 10 năm, Pháp bắt đầu nổ súng tại Nam Kỳ. Mất đi một phần lãnh thổ, ông bi xem là người bất trung với nước, bất hiếu với dân khi không bảo vệ được lãnh thổ của mình.

đường vào lăng

Cuộc đời Vua Tự Đức đều bị mang tiếng là: Bất Hiếu, Bất Nghĩa, Bất Nhân, Bất Trung ông đều có cả. Quả là đen cho một vị vua, quá nhiều nỗi bất hạnh và đau thương.

Nhưng ông lại là một vị văn thơ Tài Ba, được mệnh danh là Ông Vua Thi Sĩ, đã để lại:

  • Là người uyên thâm nhất về nền học vấn đông phương, sử học, triết học và văn học nghệ thuật
  • Vị Vua đã để lại: 600 bài văn, 4000 bài thơ văn chữ hán, và 100 bài thơ văn chữ nôm. Đó là một di sản văn học to lớn.

Lý giải tại sao lại có tên là Khiêm Lăng, các công trình đều có trữ Khiêm

Theo thông tin mình lục lọi tìm hiểu thì Lăng Vua Tự Đức được dự trù xây dựng trong 6 năm với 3000 lính và thợ. Họ sẽ được thay phiên nhau về nghỉ trong vòng 3 tháng 1 lần, nhưng quan biện lý bộ công là Nguyễn Văn Chất và thống chế bộ binh Lê Văn Xa đã đẩy tiến độ từ 6 năm xuống 3 năm nên binh lính mỏi mệt oán thán.

Sự oán thán đó đã dẫn đến cuộc nổi loạn của binh lính và đêm 16 rạng ngày 17 tháng 9 năm 1866. Biến cố ấy và nỗi buồn dân tình oán thán khiến Vua Tự Đức trần tình dẫn đến việc ông đặt tên cho các công trình bên trong lăng đều có chữ KHIÊM

Ông lý giải rằng: Đất nước chìm đắm trong oán thán, 1 phần nhân dân đang bị nô lệ, lại có thêm họa từ trong là cuộc nổi loạn của binh lính, điện Hòa Khiêm mới xây xong thì bị sét đánh. Ông tự cảm thấy rằng mình là người có tội trước dân và trước trời đất . Do Đó Ông đã chọn chữ Khiêm để trách bản thân mình.

Lăng Vua Tự Đức ở đâu ? Địa thế xây lăng có cả núi và sông

Lăng Tự Đức toạ lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thuỵ Xuân, thành phố Huế. Chỉ cách trung tâm thành phố huế khoảng 10p đi xe thuê

Khiêm Lăng  hay lăng Vua Tự Đức bao gồm khoảng 50 công trình lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm theo những thế đất cao thấp khác nhau. Hầu hết các công trình ở đây đều có chữ Khiêm trong tên gọi của nó. Mỗi công trình kiến trúc của Lăng Tự Đức lại mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình.

Khiêm Lăng

Vua Tự Đức không sắp đặt cả công trình theo hình thức đối xứng mà dựa vào thiên nhiên để xây dựng các công trình thấp thoáng trong vòm cây xanh mát tạo nên sự mềm mại duyên dáng mà vẫn vô cùng uyển chuyển mà không phải ở đâu cũng có thể tìm thấy được.

Lăng Tự Đức đem lại cho cảnh quan Huế một vẻ đẹp rất riêng. Thiết kế lăng dựa trên hai trục khác nhau cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, lấy núi Dương Xuân làm hậu chẩm, dùng hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Đường nối liền giữa hai trục này được men theo chân hồ sen một cách mềm mại và uyển chuyển không hề góc cạnh, cho ta thấy được tâm hồn bay bổng của thi nhân.

Lịch sử xây dựng Lăng Tực Đức

Lăng được xây trong ba năm, từ tháng 12/1864 đến tháng 9/1867. Ban đầu có tên là Vạn Niên Cơ nghĩa là mãi mãi trường tồn, sau đó được đổi thành Khiêm Cung. Khi vua Tự Đức băng hà đổi tên lăng thành Khiêm Lăng.

Nhà vua khi cho xây dựng lăng đã dự kiến lăng sẽ hoàn tất trong vòng sáu năm, thế nhưng có hai viên quan muốn đẩy nhanh tiến độ để thể hiện với nhà vua nên đã tự ý ép quân lính cùng người dân phải xây dựng rút ngắn thời gian lại chỉ còn có 3 năm. Chính điều đó làm nhân dân phẫn nộ và gây nên nỗi oán than trong lòng dân chúng :

“Vạn Niên là Vạn Niên nào

Thành xây xương lính đào hào máu dân…”

Đây là ngôi lăng được xây dựng trong bối cảnh lịch sử khó khăn của đất nước và cũng là thời kì khó khăn của chính nhà vua. Thế nhưng cũng là ngôi lăng được đánh giá có vẻ đẹp hài hòa, là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình gợi cho du khách cảm giác về một vùng cảnh sắc êm đềm thơ mộng.

Khu Lăng Vua Tự Đức gồm các công trình sau

Không gian ở đây được chia làm hai khu, khu Lăng Mộ và khu Tẩm Điện. Lăng Tự Đức còn được đánh giá cao chính vì đã hoà quyện và kết hợp được những nét đẹp của phương Đông. Bằng sự kết hợp giữa lăng mộ với loại hình công viên đã đem lại cho du khách những sự cảm nhận về sinh khí của chốn an giấc của đức vua một thời.

Cùng mình tìm hiểu qua một vài công trình bên trong Lăng Vua Tự Đức nha.

I/ Hồ Lưu Khiêm – có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ

Hồ Lưu Khiêm là hồ đào nhân tạo bằng tay, bổ sung cho yếu tố phong thủy nơi lăng tẩm và cũng là nơi nhà vua hay du ngoạn trên hồ ngắm cảnh. Trên hồ có đảo nhỏ tên là Tịnh Khiêm, khi làm lăng xong ngài vẫn còn sống, nên cho quan thả một số động vật nhỏ để săn bắn phục vụ cho sở thích săn bắn củ mình lúc bấy giờ.

hồ lưu khiêm

Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai công trình kiến trúc hiếm hoi có hình thức nhà tạ được xây dựng trên mặt nước còn được bảo tồn ở  Cố đô Huế ngày nay. Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua chọn để đọc sách, uống trà, ngâm thơ,.. Dũ Khiêm Tạ là bến thuyền của nhà vua.

Xung Khiêm Tạ
Xung Khiêm Tạ

Hình bạn đang xem là Xung Khiêm Tạ nơi Vua Tự Đức thường ghé để nghỉ ngơi và ngâm thơ.

Xung Khiêm Tạ

Trong số 13 vị vua nhà Nguyễn, vua Tự Đức là vị vua nổi tiếng uyên thâm nhất về nền học vấn Đông Phương, ngài giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất thích làm thơ. Nhà vua đã để lại 600 bài văn, 4000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Đó là một di sản văn học to lớn.

Nhưng ở ngôi lăng này không một bài thơ nào của vua được chạm khắc trên kiến trúc như ở lăng Minh Mạng hay lăng Thiệu Trị. Có lẽ rằng, thơ văn của Vua Tự Đức hiện hữu trong chính phong cảnh trữ tình ở nơi đây, đó chính là một bài thơ kiến trúc tuyệt vời nhất mà chính nhà vua thiết kế riêng cho bản thân mình.

hồ lưu khiêm trước lăng
Hồ Lưu Khiêm

Bạn để ý bên phải hình là Đảo Tịnh KHiêm, một đảo nhỏ nhân tạo, cho vua săn bắn như một trò tiêu khiển của nhà vua mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vưa thường đến thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Đặc biệt, ở khu vực đảo Tịnh Khiêm còn có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành.

II/ Hòa Khiêm Điện và Lương Khiêm Điện – nơi thờ vua và hoàng hậu

Để vào Hòa Khiêm Điện bạn sẽ phải đi qua cổng tam quan có tên Khiêm Cung Môn

Khiêm Cung Môn
Khiêm Cung Môn

Khiêm Cung Môn

Công trình kiến trúc gỗ quan trọng nhất là Điện Hoà Khiêm, nay là nơi thờ vua Tự Đức và Hoàng hậu.

Sinh thời, đây là nơi vua Tự Đức thường xuyên lui tới để làm việc lúc tại vị, còn được coi là hành cung thứ hai của nhà vua bởi vua Tự Đức sống ở đây còn nhiều hơn ở Đại Nội.

Hòa Khiêm Điện
Hòa Khiêm Điện

Bên trong điện còn lưu trữ nhất nhiều cổ vật từ thời xưa và đang được trưng bày:

bên trong hòa Khiêm Điện

Lặng tự đức

Vua Tự Đức nổi tiếng là một người con có hiếu, ở Điện Hoà Khiêm này, nhà vua đã rất kính trọng và luôn tưởng nhớ khi cho chép thơ của vua Thiệu Trị lên những bức tranh gương ở đây.

Với mẹ là thái hậu Từ Dũ, nhà vua dành Điện Lương Khiêm là nơi mẹ nghĩ dưỡng lúc còn sống để thờ phượng lúc bà qua đời.

Hành Lang

III/ Minh Khiêm Đường và Ôn Khiêm Đường – một trong 4 nhà hát lớn nhất dưới thời triều Nguyễn

Đến thăm ngôi nhà vĩnh cữu Khiêm Lăng, người đời sau sẽ hiểu thêm về sở thích và tâm hồn yêu nghệ thuật của vua Tự Đức qua việc vua cho xây nhà hát Minh Khiêm, nối liền Điện Hoà KhiêmĐiện Lương Khiêm. Đây là nhà hát cổ thứ hai trong quần thể kiến trúc cung đình Huế hiện còn tồn tại. Là nhà hát cổ nhất trong 4 nhà hát được xây dựng ở triều đại nhà Nguyễn.

Khiêm Minh Đường

Khiêm Minh Đường

Hầu hết các cột trống đỡ đều chạm khắc tinh xảo với hoa văn nổi bật. Khi nhà hát đóng kín, bên ngoài người ta sẽ thắp nến tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo

nhà hát đầu tiên ở việt nam

Với lối trang trí chạm trổ tuyệt đẹp, Minh Khiêm Đường vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn các nét kiến trúc độc đáo ấy của mình. Nhà vua cho rằng, cuộc sống ở nhân thế là tạm bợ, chỉ có chết đi thì mới là trở về với cõi vĩnh hằng,vì vậy khi sống có những thú vui hay tiện nghi ra sao thì khi mất đi cũng cần như vậy.

Đó là lí do vua Tự Đức cho xây dựng nhà hát này và nó đã từng được đi vào hoạt động. Là một căn nhà có ba gian hai chái làm bằng gỗ theo kiến trúc truyền thống, với những hoa văn như rồng, hoa lá đều được chạm trổ hết sức tinh xảo. Sân khấu là phần sàn nhà nằm giữa bốn gian.

Trần nhà của Minh Khiêm Đường có trang trí các hình ảnh tinh tú bằng thủy tinh, những đám mây ngũ sắc, nền trời xanh khiến cho du khách thêm hiểu về một vị vua với tâm hồn lãng mạn trữ tình có tư chất đam mê nghệ thuật.

Nếu bạn muốn mặc long bào ngồi trên ngai vàng chụp ảnh lưu niệm tại đây là : 110k/người

IV/ Bi Đình có Khiêm Cung Ký và Sân Chầu

Địa điểm tiếp theo sẽ là Sân Bầu và nhà bia nơi có tấm ” Thánh Đức Thần Công ”

Sân Chầu Nơi có 2 hàng quan văn quan võ được làm bằng đá, theo quan niệm của người xưa, cuộc sống này chỉ là tạm bợ, cái chết về thế giới bên kia mới là vĩnh hằng. Lúc vua còn sống thì có quân lính, các quan theo hầu thì lúc chết cũng vậy, và hầu hết tất cả các lăng tẩm ở Huế đều có tượng đá các quan văn võ như vậy.

sân chầu

Sân Chầu Lăng Vua Tự Đức

Sân Chầu Lăng Tự Đức

Đi lên một xíu là Bi Đình, nơi có tấm bia được Vua Tự Đức viết lại công và tội của mình. Tấm bia nặng chừng 30 tấn và có đến 4395 chữ, và tấm bia được tạc trong vòng 4 năm.

Bi Đình Lăng Tự Đức

Bi Đình Lăng Tự Đức

Trên Tấm bia Khiêm Cung Ký nhà vua cũng đã tự nhận trách nhiệm của mình với dân với nước. Không sáng suốt trong việc dùng người ấy là tội của ta và hàng trăm việc không làm được đều là tội của ta.

Khiêm Cung Ký
Khiêm Cung Ký – ghi rõ công trạng của Vua Tự Đức

Khiêm Cung Ký

Thánh Đức Thần Công là tấm bia được người kế vị dựng cho vua cha của mình khi họ đã qua đời. Riêng tấm bia ở Lăng Tự Đức này là do chính tay ông dựng cho bản thân mình khi đang còn tại vị trên ngai vàng.

Phía sau là 2 trụ biểu, như 2 ngọn đuốc. Trụ Biểu là hai cột trụ vươn cao được xây ở hầu hết các lăng tẩm, như biểu hiện cho hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy của nhà vua ngày xưa, và soi sáng cho nhà Vua về thế giới bên kia

V/ Khu Vực Lăng Mộ Vua Tự Đức

Địa điểm tham quan cuối cùng là phần lăng mộ của Vua Tự Đức. Cho đến ngày nay các nhà sử học vẫn chưa xác thực được đây có phải là nơi chôn cất thi hài của nhà vua hay không hay là ở một địa điểm khác.

Trước khi vào khu lăng mộ bạn sẽ đi ngang qua một cái hồ bán nguyệt rất đẹp, đó là Hồ Tiểu Khiêm.

Hồ Tiểu Khiêm

Mộ vua Tự Đức không quá cầu kỳ, trên nền cũng không được bằng phằng mà hơi gồ ghề. Nghe HDV nói rằng bên dưới là một mê cung, lúc an táng nhà vua thì sẽ được đưa vào theo lối đó. Nghe là vây thôi chứ chưa xác thực

mộ vua tự đức

mộ vua tự đức

Thời gian đến tham quan Lăng Tự Đức phù hợp nhất:

Đối với mỗi mùa trong năm lăng Tự Đức đều có những nét đẹp rất riêng theo từng mùa, nếu đến vào mùa Xuân bạn sẽ cảm nhận được không khí tươi mát trong lành của cây cối thiên nhiên. Vào mùa Hè hoa sen trong Hồ Lưu Khiêm nở rộ càng tô điểm thêm hương sắc cho cảnh vật nơi đây. Mùa Thu – Đông tiết trời Huế nhuốm một nét trầm buồn làm cho lăng Tự Đức trở nên thanh tịnh, yên ắng, và đem lại cho du khách một cảm giác nhẹ nhàng không gợn chút xô bồ.

vé tham quan

Cổng Lăng Vua Tự Đức

– Lăng Tự Đức mở cửa cho du khách thăm quan từ 8 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều.

– Giá vé: 100.000/ người lớn và 20.000/ trẻ em dưới 12 tuổi

Lăng Tự Đức là một thung lũng mơ mộng với cảnh sắc tươi đẹp được ví như là một bức tranh “sơn thủy hữu tình” ở mảnh đất cố đô. Không gian ở đây không phải là không gian của chết chóc hay u ám của một khu lăng mộ, mà đó là vẻ đẹp trầm lắng, yên bình, giống như là một khuôn viên hơn, là nơi mà con người được nuôi dưỡng những giá trị sâu thẳm về tinh thần.

Lăng Tự Đức xứng đáng là một điểm đến ấn tượng bật nhất đối với những du khách muốn hòa mình vào bầu không khí thanh bình yên ả của thiên nhiên, thưởng ngoạn những nét kiến trúc đặc sắc của bậc vương triều một thời.

Viết bài: Trung Nguyễn

quan-tam-bai-viet

Ghé thăm Cầu Ngói Thanh Toàn

Chùa Huyền Không Sơn Thượng 2, tiên cảnh là đây chứ đâu

Du Lịch Huế chi tiết 3 ngày 2 đêm

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo