Cầu Trường Tiền nối liền hai bờ sông Hương, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử
Bài viết thuộc danh mục: Huế
Cầu Tràng Tiền ở Huế là cây cầu được bắc qua sông Hương đã có hơn 120 năm tồn tại, Cầu Trường Tiền vẫn đẹp với giá trị riêng của nó. Từ thuở ban đầu cây cầu đã trở thành một biểu tượng đẹp khó thay thế của vùng đất cố đô.
Chính vì thế, Cây cầu là một trong các địa điểm tham quan hấp dẫn ở Huế, thu hút nhiều khách du lịch đến với mảnh đất cố đô đến thăm cây cầu. Còn đối với người huế, họ yêu quý từng khoảng khắc trên cây cầy này, như yêu chính nhịp sống nhẹ nhàng, bình yên của vùng đất Sông Hương Núi Ngự.
Bài viết này mình muốn note vài dòng lịch sử, để các bạn có thể hiểu thêm về nó. Nào lướt xuống bên dưới thôi
Lịch sử xây dựng cầu Trường Tiền
Nếu Hà Nội có cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử , còn Đà Nẵng có cầu Rồng là một biểu tượng của thành phố. Thì nhắc đến Huế người ta sẽ nghĩ ngay đến cầu Trường Tiền.
Vua Thành Thái chính là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng cây cầu nổi tiếng này
Tiêu Bản Triều Nguyễn trong Đại Nam Thực Lục ghi chép lại: Năm 1896 , cơ mật viện đã dâng tấu cho xây dựng một chiếc cầu sắt qua bến đò Trường Tiền , để nối kinh thành phía bờ bắc sông Hương với khu phố mới xây dựng ở bờ Nam sông ”
1897, Vua Thành Thái đã bàn với toàn quyền Russo của Pháp, xây dựng cây cầu sắt với thiết kế của Phương Tây, và ước tính số tiền là 190 ngàn đồng , tiền đông dương – một số tiền rất lớn
Một năm sau đó, người Pháp qua tính toán lại, và lựa chọn thiết kế của cầu chiều ngang khoảng 5m2, và sẽ khởi công. Nhưng đến năm 1898, toàn quyền qua thay thế ông Russo, và đưa ra đề nghị mới, đây là cây cầu bề thế lâu dài vì vậy nên đầu tư một lần cho thực sự vững chắc – ngoài 190 ngàn của Triều Đình bỏ ra người pháp sẽ hỗ trợ thêm chi phí phát sinh.
Đây cũng là một cây cầu đầu tiên ở Đông Dương được xây vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, theo kỹ thuật và vật liệu mới của Phương Tây, do kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel người Pháp thiết kế và thi công
Sét về khía cạnh hình dáng, kỹ nghệ, màu sắc thì Cầu Trường tiền là một công trình kiến trúc xưa khá là đặc sắc và hoàn hảo. Người Pháp đã tạo nên một công trình rất đậm nét cho Kinh Thành Huế
1920 Vua Thành Thái là người khánh thành cây cầu, và mang tên đầu tiên là Cầu Thành Thái. Sau này Vua Thành Thái bị phế truất, cây cầu không còn thên là Thành Thái nữa và người Pháp đổi tên thành cầu Clelesmenceau
Sau đảo chánh của Nhật 1945, Chính Phú Trần Trọng Kim đổi tiền cầu lại là Cầu Nguyễn Hoàng. Sau này đổi tên lại là Cầu Tràng Tền
Một vài địa điểm tham quan ở Huế cho bạn tham khảo nè
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Tên gọi nào mới đúng ” Tràng Tiền ” hay ” Trường Tiền “
Một câu hỏi khác mà nhiều người thắc mắc, đó là tên gọi Trường Tiền hay là Tràng Tiền mới đúng. Nhiều người cho rằng Trường đổi thành Tràng là do kỵ húy vua chúa nhà Nguyễn giống như rất nhiều chữ khác (Hoàng – Huỳnh, Vũ – Võ, Hoa – Huê…). Tuy nhiên sự thật là triều nhà Nguyễn không có ai tên Trường.Vì vậy Trường – Tràng không phải là kỵ húy vua chúa Nguyễn.
Đến năm 1991, một công ty xây dựng phía bắc tu bổ cầu đã tự đặt biển thành cầu Tràng Tiền, mà có thể là do phương ngữ ở miền Bắc. Chúng ta cũng biết rằng các tên gọi Trường An, Trường Thi ở Hà Nội khi xưa đã được chuyển thành Tràng An, Tràng Thi.
Sau cơ quan ban ngành ở Huế đã đặt lại biển Hiệu trên cầu là ” Cầu Trường Tiền ”
Mặc dù có tên gọi gì đi chăng nữa, nhưng nhiều người ở Huế vẫn có thói quen gọi là Cầu Trường Tiền.
3 lần chứng kiến cây cầu này đổ xuống dòng Sông Hương
Với nhiều người sông hương là một bài thơ bất tận và đầy mộng mị, dòng sông hương chảy trong lòng thành phố đẻ soi bóng cho Cầu Trường Tiền như một mối duyên thề.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Cây Cầu đã không còn nguyên vẹn như xưa, những nhịp cầu nằm ôm mình trên dòng sông hương đầy ủ rũ.
Lần đầu: Đại Nam Thực Lục ghi chép lại, trận bão năm Thìn , làm cầu Trường Tiền sụp đổ
Lần 2: 1947, khi pháp tái Chiếm Huế, chiến tranh Việt – Pháp bắt đầu nổ ra, lực lượng Việt Minh đã cho gài mìn đánh sập cây cầu ở hai đầu tả ngạn để chặn bước tiến của quân Pháp, đến năm sau được sửa lại tạm bợ, đến 1953 cây cầu được sửa lại hoàn thiện
Lần 3: Sự kiện tết mậu thân 1968, chiến tranh nổi ra giữa ( Mỹ + Việt nam cộng hòa ) và quân giải phóng ( cộng sản ). Một lần nữa cầu Trường Tiền đã bị đánh sập. au đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời
Đến năm 1991 thì được tu sửa lại như cũ
Cầu Trường Tiền, nơi chụp hình kỷ niệm lý tưởng
Điều đặc biệt ở cây cầu này chính là chúng được thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Gothic. Là một địa điểm cực kỳ lý tưởng để bạn chụp ảnh kỷ niệm, hoặc là nơi cho bạn tản bộ, hóng mát vì có làn đường cho người đi bộ để ngắm cảnh sông Hương và một góc của thành phố.
Cầu Tràng Tiền dài 402,6 mét gồm 6 nhịp thép hình vành lược và mỗi dịp dài 67 mét. Hai bên của cây cầu còn có một làn đường nhỏ dành riêng cho người đi bộ nữa đó!
Thời điểm đẹp để chụp ảnh là vào buổi sáng sớm, nhất là khi buổi sáng của tháng 5 với những nhánh hoa phượng đỏ soi bóng xuống mặt sông, nổi bật giữa cây cầu màu xám, chắc chắn đây chính là một khung cảnh tuyệt đẹp mà nhất định bạn không nên bỏ lỡ.
Những nhịp cầu soi bóng mình xuống mặt nước tạo thành những nhịp uốn lượn trên nền xanh ngọc bích của dòng Hương Giang.
Vào buổi tối ở Tràng Tiền lại mang một màu sắc rực rõ bắt mắt, cây cầu lên đèn làm sáng rực một góc trời
Từ Cầu Tràng Tiền bạn có thể dễ dàng ghé tới các địa điểm du lịch khác ở Huế cũng nổi tiếng không kém như
- Chợ Đông Ba Huế – khu chợ lớn nhất của mảnh đất cố đô
- Đại Nội – Kinh Thành Huế – công trình kiến trúc mang ý nghĩa sâu sắc đối với văn hóa và lịch sử
- Buổi tối thì ghé Khu Phố Tây Huế
- Cầu Gỗ Lim dưới chân Cầu Trường Tiền, đi dạo hóng mát
- Hoặc lượn lờ vài quán ngon, để thưởng thức ẩm thực Huế
Ẩm Thực Huế – không thử là hơi phí nha, xem ngay các bài viết bên dưới
Cầu Trường Tiền, cây cầu của Thi Ca – Nhạc Lý
Trong ca khúc nổi tiếng về xứ Huế của nhạc sĩ Duy Khánh – Ai Ra Xứ Huế – có câu hát:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Thương nhau rồi xin kịp về mau…
Nếu có người hỏi rằng cầu Trường Tiền có mấy vài, mấy nhịp, thì ai cũng dễ dàng trả lời được là ở trong ca dao, âm nhạc đều đã nói rõ là có “6 vài, 12 nhịp”.
Có một câu ngâm thơ nổi tiếng về cầu Trường Tiền mà hầu như người Huế ai cũng biết như sau:
“Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp,
Em theo (qua) không kịp tội lắm anh ơi…
Bấy lâu ni mang tiếng chịu lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà xa”
Trong kho tàng ca dao xứ Huế, cũng có bài
Chợ Đông Ba đem ra góc thành
Cầu Trường Tiền sáu nhịp, bến đò Ghềnh bắc ngang
Nhà thơ xứ Huế Ưng Bình, trong bài thơ thất ngôn bát cú nhan đề Hương Giang cũng tả cầu Trường Tiền:
Sáu nhịp vòng cung cầu đã bắc
Trăm năm bến cũ dấu còn lưa…
Thơ Thái Thuận
Ghe thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn bóng non trời rộng mở,
Gió dồn tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều tấp nập thân là lụa,
Nét bút bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ quản bao dòng huyết hận,
Địch đài trổi khúc lạc mai xưa
Cũng có một bài câu thơ nói “mười hai vài”, như bài này:
Cầu Trường Tiền mười hai vài, sáu nhịp
Anh qua không kịp tội lắm em ơi
Đêm nằm tấm tức lụy nhỏ tuôn rơi
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà xa”
Hay thơ của Nguyễn Bính
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Đôi bờ đôi cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình…
…Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh…
Hãy một lần đến Huế, và chiêm ngưỡng cầu Trường Tiền một biểu tượng, là hình ảnh đặc trưng của mảnh đất cô đô. Cây cầu mang trong mình một vẻ đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng giống như tính cách và tâm hồn của người dân Huế trầm lắng, như nét hiền hòa, trong trẻo của dòng sông Hương.
Thấy hữu ích, nhớ chia sẻ giúp mình nha.
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm bài viết: