Chùa Huyền Không Sơn Thượng tiên cảnh trần gian ở Huế | Nên Đi
Bài viết thuộc danh mục: Huế
Chùa Huyền không Sơn Thượng cách cố đô Huế chừng hơn 10km về hướng Tây. Thật sự đến nơi bạn sẽ không khó để thốt lên rằng ” không phí quãng đường đường mình đi”. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bao trùm mọi hướng nhìn chính là một màu rất xanh.
Màu xanh của nước của những bóng liễu rủ xuống mặt hồ và cả vùng trời phía trên. Lần theo những chiếc cầu gỗ bắt ngang dòng nước là ngôi chùa giản dị nhưng mang một dáng vẻ rất riêng mà khó có thể bắt gặp ở một ngôi chùa khác với nét kiến trúc Á Đông.
Ngồi nhâm nhi ly trà trên những chiếc ghế đá cũ nghĩ vẩn vơ những chuyện đã qua thật khó để sống khác với lòng mình giữa cái chốn an yên thế này. Huyền Không Sơn Thượng vẫn vậy nó mang một vẻ trầm mặc rất “Huế” níu chân những người đặt chân đến đây.
Lần quay trở lại nơi đây sau 5 năm thật sự quá khác, các bạn cùng xem qua nơi đây có chi hấp dẫn nhé.
Hướng dẫn đến chùa Huyền Không Sơn Thượng
Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng ở núi Chằm, thôn Chầm , xã Hương Hồ, Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 15km.
Để đi được đến đây, thuận tiện nhất bạn nên xem qua bài Địa điểm cho thuê xe máy ở Huế, tìm một chiếc xe ưng ý để thuận tiện cho việc di chuyển. Đi từ đường Kim Long dọc bờ sông Hương qua chùa Thiên Mụ, và Văn Miếu Huế rồi cứ đi thẳng qua cầu Xước Dũ đoạn cắt ngang tuyến đường tránh Huế hơn 1 km sẽ thấy cổng làng văn hoá Thôn Đồng Chầm.
Đọc thêm bài viết về các địa điểm tham quan ở Huế
Đi thêm tiếp chừng 500 mét sẽ thấy chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm.
Qua cổng này chừng 200 mét, bên phải có một tấm biển chỉ dẫn đường lên chùa cắm ngay ven đường. Theo lộ trình này, băng qua những con đường đất gần 3km nữa là đến núi Triều Sơn Phương tức Huyền Không Sơn Thượng.
Do đặc điểm địa lý, đồi tiếp đồi nên đường vào chùa uốn lượn quanh co, đường nay đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho du khách đến tham quan
Đường vào chùa là đồi núi uốn lượn quanh co đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho bạn đến thăm quan chùa. Đi Thẳng tầm 60m bạn sẽ thấy một chiếc biển nhỏ được khắc trên gỗ chỉ lối đi đến chùa.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng – nơi thời gian lắng đọng
Nếu ai đó đã đôi lần mệt mỏi nơi phố thị sao không thử tìm một khoảng không bình yên… Hay đang chuẩn bị đi Du lịch Huế nhớ ghé thăm tiên cảnh Chùa Huyền Không Sơn Thượng ( Huyền Không 2). Để phân biệt với chùa Huyền Không .
Rừng thiền nằm thu gọn mình trong một thung lũng, giữa những triền đồi. Những dãy núi cao và một rừng thông bạt ngàn hàng vạn cây được gọi là Vạn tùng sơn đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông.
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Lần đầu mình đến đây là năm 2015 và mới quay trở lại đây 04/2021, mọi thứ đã thay đổi. Cũng đã có những công trình mới được xây dựng trong khuôn viên, hơi có cảm giác không còn vẻ hoang sơ như trước nữa mà thay vào đó là sự hiện đại hóa hơn ( dùng từ sao cho đúng nhỉ zzzz)
Dù là có chút thay đổi, tuy nhiên đối với mình khi đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng. Mình tận hưởng được không gian yên bình, tĩnh lặng, hít một hơi dài tận hưởng không khí trong lành và sống chậm.
Xem thêm bài viết:
Nhớ thăm các lăng tẩm của những vị vua nhé, đẹp lắm các bạn ơi
Tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng
Chùa rộng khoảng 10.000 mét vuông nằm lọt trong một thung lũng, được gọi là “thung lũng treo” , được chia làm hai không gian chính gồm: Ngoại Viện và Nội Viện. Do đặc điểm địa lý, đồi tiếp đồi nên đường vào chùa uốn lượn quanh co, đường nay đã được cải tạo, nâng cấp nên việc di chuyển tham quan đến chùa khá dễ dàng.
Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà Nước – nhà chùa xin cấp 50 ha để trồng cây gây rừng.
Trải qua 17 năm, từ một vùng đồi núi hoang hóa, khô cằn, không một bóng cây cao,bây giờ cây rừng đã phủ màu xanh bạt ngàn, tàn cao bóng lớn – tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và trong lành.
Không gian và thiết kế
Gồm có Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường (nhà trù), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng, Cốc liêu chư Ni các công trình phụ…
+ Chánh điện của Chùa
Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, ngói vảy cá , mang dáng dấp hồn Huế, không sơn phết sắc màu đền miếu dân gian…
Lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ và các giá trị nhân văn… làm ý tưởng chủ đạo , chú trọng tâm hướng sống thiền.
Chánh điện còn được gọi là chùa ngoài, thờ Phật Sakyā Muni (Thích-ca Mâu-ni), thờ Xá-lợi Phật cùng Xá-lợi chư vị Thánh Tăng đây được sử dụng làm chỗ tọa thiền .
Bản thân ngôi chính điện cũng không dựng theo lối thông thường với tường, vách, cột, bệ thờ… như các chùa vẫn gặp. Chính điện ở đây là ngôi nhà nhỏ, giản dị, mái thấp và đơn sơ vách gió lùa.
Cột Chánh điện có ba cặp đối, thư pháp Việt được khắc chạm lên thân dừa
“Cư sĩ, rộng nương trồng hữu hạnh,
Tăng nhân, y bát hướng vô công!”
“Trúc tùng hạo hạo sum la sắc,
Lan thảo phân phân bát-nhã hương”
“Nghe đạo, hương rừng theo gió đến,
Đọc thơ, trăng sáng vượt non về!”
+ Am mây tía (Tử vân am):
Xung quanh trồng 5 khóm trúc vàng đây là nơi ở, làm việc, uống trà, tiếp khách… của sư trụ trì. Am Mây Tía mang vóc dáng đồng bộ với ngôi chánh điện, kiến trúc mở – để thiên nhiên, cây lá, cỏ hoa tràn vào nhà.
Xung quanh am có hồ nước, các loài hoa thân thảo, thân mộc, phong lan, địa lan, cây cảnh thay nhau chưng bày bốn mùa, tám tiết… Và chữ, và thơ được treo quanh năm, bên trong am có hai cặp đối:
“Bút vẫy rừng không, mây gió buâng khuâng, trăng sáng chữ,
Thơ chơi lũng vắng, khói sương lãng đãng, đá ngời văn!”
Một số phòng khác tại chùa Huyền Không Sơn Thượng
Một cây cầu gỗ bắc qua một ao sen, nở đầy hoa súng tím ngát đưa khách vào Thanh Tâm Viên, sân trước tòa Phật điện.
+ Nghinh lương đình
Ngói móc và gỗ tạp lấy được từ rừng trồng, ba mặt để trống, không gian mở . Thường chưng bày thư pháp Việt, Hán; đôi khi điểm xuyết hội họa, tranh tượng, ảnh nghệ thuật, hoa, cây cảnh…
+ Nhà khách
Vật liệu cũng ngói và gỗ tạp; nội thất còn tạm bợ là nơi phật tử hoặc khách xa tạm thời nghỉ lại khi có công việc.
+ Tĩnh trai đường
Dùng làm nhà bếp, nhà thọ trai cho Chư Tăng và chúng điệu. Bây giờ đã được thay bằng một sàn gác đồng bộ với khung cảnh tiện nghi hơn.
+ Chúng hòa đường
+ Cốc liêu Chư Tăng
Thường được dành cho các vị tỷ-kheo hoặc sa-di lâu năm, lớn tuổi.
+ Cốc liêu Chư Ni
Thường dành riêng cho chư ni và tu nữ ở xa đến tu học, hành thiền.
Không gian khuôn viên Chùa
Không gian của Không sơn thiền uyển có những công trình chính và phụ:
Vườn cỏ đá
Băng qua rừng thông là bạn sẽ đến với những hồ nước
Có 5 hồ nước còn được gọi là ngũ hồ.
Đầu tiên Hồ chính có tên là Thủy Nguyệt Đàm
Hồ thứ hai tên là Sơn ảnh hồ (vì luôn luôn lưu bóng núi), có chiếc cầu lát đá giả gỗ sát nước, có tên là Giải trần kiều.
Hồ thứ ba cách một đồi thông, có tên là Vọng Oa Đàm.
+ Thư pháp đình:
Vài dòng cảm nhận về Huyền Không
Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người với danh xưng “người Huế trầm mặc”, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp.
Có rất nhiều điểm đến ấn tượng ở Huế, tuy nhiên có một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà không phải khách tham quan nào cũng biết, đó là chùa Huyền Không Sơn Thượng
Một khoang gian yên tĩnh thanh bình, giữa đất trời bao la, được trải lòng mình ra với thiên nhiên dân dã, để sống thật với chính mình, gạt bỏ những âu lo, phiền muộn.
Phong cảnh đẹp hữu tình , là một nơi tuyệt vời cho các bạn tĩnh tâm . Hy vọng mốt số thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm 1 địa điểm tham quan thú vị
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm bài viết:
Trekking vườn quốc gia Bạch Mã
List homestay Huế ngay trung tâm giá tốt
Quá đẹp, quá hay, kính xin cảm ơn tác giả cho bài giới thiệu này, đã cho mình những giây phút êm ả của quê hương hiện đang xa vời vợi.
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Huế đẹp và yên bình lắm
Chùa có chỗ giữ xe gắn máy không ?
Có nha bạn ơi
Bạn ơi sắp tới mình có đi Huế ,muốn ghé chùa này nhưng không biết là đi xe tay ga lên được không bạn ? Cảm ơn bạn
Đi xe tay ga dc nhé bạn