Check in Hải Vân Quan – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan săn mây ngang đầu

Bài viết thuộc danh mục: Huế

Hải Vân Quan một đồn lũy của Kinh Đô Huế thời xưa nằm trên Đèo Hải Vân, nằm giữa 2 ngọn núi hải vân sơn bà sơn thuộc dãy núi Bạch Mã, là nơi phòng ngự theo đường bộ về phía Nam có từ thời Vua Minh Mạng.

Hiện nay Hải Vân Quan là một địa điểm nằm trong quần thể di tích Cố Đô huế, đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Hải Vân Quan ở Huế

Mình đi ngang qua nơi này trong một chuyến du lịch Đà Nẵng và Huế tự túc. Có ghé vào tham quan và tìm hiểu được vài điều thú vị về nơi này note lại cho các bạn tham khảo.

Một vài lưu ý khi đến với Hải Vân Quan

Do là nằm trên đỉnh Hải Vân, nên bạn phải băng qua đèo Hải Vân, Con đường đèo ven biển đẹp nhất thế giới. Cũng chính về đường đèo nên khá là nguy hiểm nên các bạn cấn chú ý một số điểm sau đây:

  • Đi trên đèo tuyệt đối không được lấn len
  • Đi với tốc độ chậm – nhất là những khúc quanh, đi nhanh là chui vào gầm Container như chơi
  • Nhớ mang theo áo mưa vì trên đèo hay có mưa, và mang cả áo ấm nữa
  • Tránh đi sau 6h chiều, đường tối rất nguy hiểm
  • Kiếm con xe máy ngon ngon tí, thắng phải ăn nha. Kiếm chỗ thuê xe máy ở Đà Nẵng thì xem bài này: link tại đây
  • Nếu đi từ Đà Nẵng lên đèo có một điểm check in là Cây Thông Cô Đơn khá Hot bạn có thể dừng lại chụp ảnh
  • Một địa điểm cũng khá gần Hải Vân Quan cũng đang thu hút các bạn trẻ là : Cầu Vòm Đồn Cả
Đèo Hải Vân
Khúc này tử Huế chạy về Đà Nẵng
Đèo Hải Vân Lúc 5h chiều
Đèo Hải Vân Lúc 5h chiều, xương mờ che phủ
Đèo Hải Vân

Hải Vân Quan – dấu ấn lịch sử, cột mốc xây dựng

Năm 1470 – 1471, Trong cuộc nam chinh của Vua Lê Thánh Tông đã từng chân nơi Hải Vân Sơn, người đã phát hiện ra vị trí chiến lược đắc địa trên ngọn đèo này, và biên thơ

” Hỗn Nhất Thư Xa Cộng Bức Quyên

Hải Vân Hoành Giới Việt Nam Thiên “

Hải Vân Quan là một vị trí vô cùng hiểm yếu và quan trọng, nằm ở độ cao khoảng 500m so với mặt nước biển

Theo sử liệu thì vào tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 7, Vua Minh Mạng lệnh cho quan binh xây dựng Cửa Hải Vân ở Đỉnh Núi Hải Vân, đây là một đài quan sát mặt biển về phía Vịnh Đà Nẵng

Hải Vân Quan

Trên Cửa Phía Trước có Biên ” Hải Vân Quan ” phía sau có ghi ” Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan “

Được xây dựng theo kích thước ghi chép trong sổ sách

1 phút quảng cáo

STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay

Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

Staynow
TRUY CẬP NGAY STAYNOW.VN để tìm phòng giá rẻ nhé: https://staynow.vn
  • Cửa Trước bề cao và bề dài đều 15 thước, bề ngang 17 thước 1 tấc
  • Cửa Sau bề cao 15 thước, bề dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc
  • Cửa Tò Vò đều cao 10 thước 8 tấc, bề ngang 8 thước 1 tấc

Hai bên cửa quan sếp đá làm tường, trước sau liền nhau, do thừa thiên và quảng nam thuê dân phu làm và vài tháng là xong

Vì đây là cửa ải quan trọng, nên nhà vua rất trú trọng binh lính đồn trú. Vua Minh Mạng đã phái 4 đội hữu sai và 2 đội ứng sai chở súng ống lên Hải Vân Quan

  • Súng Quá Sơn bằng đồng 5 cỗ
  • Ống Phun Lửa : 200 ống
  • Pháo Thăng thiên : 100 cây
  • Và thuốc đạn theo súng

Cũng trong năm đó Vua Minh Mạng đã sai viên quan viên đóng giữ lâu, hàng tháng thay đổi quân binh đồn trú

Hải Vân Quan Huế

Cửa ải hào hùng bi tráng chứng kiến bao khúc quanh của lịch sử

Đến năm Minh Mạng thứ 17 khoảng 1836 , Sai 2 viên phòng thủ úy trấn giữ mỗi tháng thay đổi 1 lần, đồn binh 15 ngày thay đổi 1 lần

Đến Năm Thiệu Trị, do đường đèo hiểm trở, ít người qua lại, tội phàm thường xuyên lẩn trốn nơi đây, vua bèn sai Kinh Doãn Phủ Thừa ThiênQuan Tỉnh Quảng Nam bồi đắp và tu bổ Hải Vân Quan kiên cố hơn.

Thời Vua Tự Đức, do tình hình đối ngoại phúc tạp, thực dân Pháp bắt đầu lăm le bờ cõi. Nên ông đã cho đắp thêm 2 pháo đài ở cửa Hải Vân, đặt thêm 7 khẩu pháo, tăng cường thêm quan lính phòng thủ

Ngày 8/10 năm Tự Đức thứ 11 ( tức 1858 ) : Doanh Hổ Uy điều phái 1 quản vệ 5 suất đội và 250 đội binh và 1 suất đội 50 đội binh thuộc tiêu, đến Hải Vân Quan trấn giữ

Năm 1885 – sau khi khí hòa ước giáp thân, binh lính đóng giữ ở Cửa Hải Vân ngày càng giảm dần.

Đến thời vua Thành Thái, binh lính trấn giữ ở Cửa Hải Vân được rút về hết

Hải Vân Quan trên đèo Hải Vân Hải Vân Quan trên đèo Hải Vân Hải Vân Quan trên đèo Hải Vân

Những lần tu sửa, bồi đắp cửa Cửa Hải Vân

Các vua Triều Nguyễn rất trú trọng đến công tác bố phòng, nên thường xuyên bồi đắp tu bổ các công trình phòng thủ, tu sửa cửa quan.

Do Hải Vân Quan nằm trên đỉnh núi cao, quanh năm mây phủ, mưa nhiều, khí hậu ẩm làm cho tường lúy cửa quan bị hư hỏng.

bản tấu

Theo bản tấu của quan phủ Thừ Thiên – năm Minh Mệnh thứ 11 tức năm 1830

” Tường bên phải của Hải Vân Quan do mưa dầm nên thân lũy đã bị ẩm phá 1 đoạn dài 3 trượng 2 thước sắp đổ, các chữ ở biển ngạch cửa quan bị bay mất màu

Quan Bộ Công kiểm tra, cho thợ gia công tu bổ tường lũy ấy. Các vật liệu như than sò, mật thô cần dùng do trấn Quảng Nam giải quyết chuyển giao đến cửa quan cho đủ dùng, các chữ ở biển ngạch cửa tự tô vẽ lại ” 

Năm Minh Mệnh thứ 14, tiếp tục cho tu bổ 2 cánh cửa Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan

Năm Tự Đức thứ 11 – tức 1858 : Vua Tự Đức lệnh cho vẽ bản đồ đường Hải Vân Quan và đắp lũy đặt pháo ở 2 bờ cửa ải.

Năm 1896 – bắt đầu xây dựng đường bộ đi Hải Vân. Vua Thành Thái thân chinh đến đây và duyệt công trình đường bộ được ghi rõ trong bản tấu ngày 18/7 năm thành thái thứ 8 của phủ vụ chính

” Xin lấy ngày 22 tháng này, giá ngự đi tàu thủy cùng quý toàn quyền đại thần đến bến An Cư, rồi lên bộ đến Hải Vân Quan , xem duyệt đường bộ ”

Sau này đến thời xâm lược của Pháp và Mỹ – người pháp cho xây dựng trên Hải Vân Quan một lô cốt gạch và gọi nơi này là đồn nhất, còn người mỹ xây thêm vài công xự bê tông kế bên Hải Vân Quan.

bia trên đèo
Di tích chiến thắng Đồn Nhất
lo cốt trên đèo Hải Vân

Cửa Vân Quan hiện nay có gì thu hút khách du lịch

Sự biến thiên của thời gian, điều kiện khắc khiệt của khí hậu miền trung và trải qua sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh. Làm cho Hải Vân Quan, thiên hạ đệ nhất Hùng Quan không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu.

Hải Vân Quan hiện nay Hải Vân Quan hiện nay Hải Vân Quan hiện nay

Thật sự mà nói khi đến nơi đây, hiện ra trước mặt mình là một Hải Vân Quan hoang tàn, đổ nát. Như một phế tích rêu xanh, những bức tường mục nát có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Một điểm nữa đó là sự nhếch nhác, xung quanh di tích rác vương vãi khắp nơi của một bộ phận khách du lịch yếu ý thức. Không người quản lý, không bảo vệ

Một điểm nữa là mình thấy Hải Vân Quan nằm gần ngay dưới đường điện cao thế, đứng gần đó mà nghe đường điện cao thế chạy sẹc sẹc , thấy cũng khá là nguy hiểm.

Tuy nhiên, mình cũng khẳng định đây vẫn là một địa điểm đáng cho bạn ghé qua tham quan và tìm hiểu lịch sử, cực kỳ thú vị đấy

Phía trước Hải Vân Quan có rất nhiều quán cafe view đẹp cho bạn ngồi nhâm nhi ngắm cảnh núi non hùng vĩ cũng khá là chill đấy. Hình như còn có cả homestay cho bạn lưu trú lại nữa thì phải, thấy có để biển

Quán Cafe trên Hải Vân Quan Quán Cafe trên Hải Vân Quan Quán Cafe trên Hải Vân Quan Quán Cafe trên Hải Vân Quan Quán Cafe trên Hải Vân Quan

Bấy nhiêu thông tin thôi, hy vọng bạn sẽ có thêm một địa điểm hấp dẫn tới check in khi đến với Đà Nẵng hoặc Huế. Thấy Hữu Ích thì like với chia sẻ cho mình nha bà con

Viết Bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết:

List đặc sản ở Huế cho bạn thưởng thức

List quán cơm hến – bún hến ngon ở Huế

List Quán Bún Bò Ngon ở Huế

Ăn Bánh Bèo – Nậm – Lọc ở Huế thì nhớ ghé những quán này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *