Chùa Từ Hiếu – ngôi chùa biểu trưng cho lòng hiếu thảo tại Huế ( Chùa Thái Giám )
Bài viết thuộc danh mục: Huế
Chùa Từ Hiếu là một trong những địa điểm tham quan thắng cảnh tuyệt đẹp ở Huế . Ngôi Chùa nằm ẩn mình sau một rừng thông rộng lớn, nó nổi tiếng bởi câu chuyện nói về tấm lòng hiếu đạo của người con với mẹ già.
Ngôi chùa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử thời phong kiến xưa, hiện là nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới các triều đại Nhà Nguyễn.
Chùa ban đầu chỉ ngôi chùa là một Thảo Am với tên gọi là am An Dưỡng do Tổ sư Nhất Định lập nên. Nơi mà ngài tu hành thanh tịnh và để nuôi dưỡng mẹ già. Và hiện tại cũng là nơi an dưỡng của thiền sư Thích Nhất Hạnh những ngày cuối đời.
Cùng Phượt 3 Miền tìm hiểu qua về ngôi chùa độc đáo ở Huế này nhé !
Câu chuyện về chữ Hiếu về tổ sư Nhất Định
Theo mình tìm hiểu được thông tin lượm lặt trên mạng về ngài Nhất Định thì được biết
- Tương truyền vì mẹ già ốm nặng phải bồi dưỡng thịt cá nên ngày ngày ngài Nhất Định phải chống gậy vượt đoạn đường hơn 5km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ.
- Người đời thấy vậy nên đàm tiếu là hòa thượng nhưng lại ăn mặn. Ngài vẫn bỏ ngoài tai để tận tâm chăm sóc cho mẹ.
- Chuyện đồn đến tận tai vua Tự Đức, nhà vua bèn cho người tìm hiểu mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ ốm đau còn mình ngày ngày vẫn chay tịnh, một tâm tu hành. Vua nghe vậy mới cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của vị thiền sư ở chốn thâm sơn cùng cốc.
Sau này, vào năm 1848, một năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch, cảm động trước sự đức độ của vị sư già mà việc xây dựng mở rộng Thảo Am thành chùa Từ Hiếu luôn được triều đình, các quan thái giám và các phật tử quan tâm giúp đỡ.
Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến chuyện xưa mà đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”.
Trên tấm văn bia tại chùa nay còn ghi rõ:
“Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại;
Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.
Xem thêm một số địa điểm tham quan hấp dẫn tại Huế:
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Ý nghĩa ẩn sau cái tên của ngôi chùa, tục lệ bông hồng cài áo
Chùa Từ Hiếu tại Huế đã khắc sâu trong lòng người dân xư Huế không phải bằng bề dày lịch sử hay công trình tráng lệ. Mà chính sự sâu lắng và bài học về hiếu nghĩa đã động lại trong lòng mỗi con người Việt Nam như một nét đẹp
- Chữ Từ là để dạy thiên hạ cái đạo làm cha
- Chữ Hiếu để dạy thiên hạ cái đạo làm con.
Với câu chuyện cảm động, chùa Từ Hiếu đã trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ngôi chùa hiện nay cũng trở thành biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với những bậc sinh thành.
Vì lẽ đó cứ mỗi dịp Vu Lan về, các Phật tử lại đến chùa dâng lễ và cài lên áo những đóa hoa màu hồng hoặc màu trắng để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình.Ít ai biết rằng Chùa Từ Hiếu cũng chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Ngài chính là người đã đặt nền móng khai sinh ra tục lễ “bông hồng cài áo” mà đến nay đã trở thành một nét văn hóa riêng của người Việt.
Hướng dẫn cách đi đến Chùa Từ Hiếu ở Huế
Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế, rất gần trung tâm, bạn đi theo đường Điện Biên Phủ, quẹo phải sang Ngô Lê Cát là đến. Xem trên google maps mình có để phía bên dưới để dễ hình dung hơn nhé
Với bạn cần thuê một chiếc xe máy giá tốt xem ngay bài viết này nhé:
Nét đẹp Chùa Từ Hiếu, bao quanh bởi rừng thông xanh mướt
Chùa Từ Hiếu đã gắn liền với câu chuyện đạo hiếu cảm động, không những thế nó còn nổi bật bởi cảnh đẹp hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, đó là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Bỏ lại sau lưng những lo âu phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người dân cố đô Huế thường tìm đến chùa Từ Hiếu để tìm sự thanh thản trong cõi lòng và sự tĩnh tại của vạn vật. Có lẽ vì chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời mà theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cố đô.
Theo những con đường nhỏ rợp bóng cây, chùa Từ Hiếu dần hiện ra với không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình, vừa mang nét giản dị vừa mang dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế.
Nét độc đáo của Cổng Tam Quan
Qua Cổng Tam vẫn còn lưu lại kiến trúc xưa, nó được thiết kế tỉ mỉ, thể hiện rõ trong từng đường nét chạm khắc, trong cách đắp và trang trí gốm sứ trên các bức phù điêu với những hoa văn rồng phượng.
Cổng tam quan thể hiện 3 cách nhìn sự vật theo triết lý của đạo Phật, chứ không phải thể hiện đẳng cấp của người bước qua cổng. Có một chúc hơi hướng theo phong cách lăng tẩm của các vị vua Triều Nguyễn
Tam Quan gồm có 2 tầng, với mái ngói đầu dao, và của vòm. Hai bên là hai hàng câu đối theo kiểu chân thư, được đắp nổi. Ô của tầng trên chính giữa là Chữ Thọ cách điệu và 2 bên là phù điêu
Phía sau cổng, chính giữa là tượng hộ pháp, 2 bên là tượng kỳ lân được khảm sành sứ rực rỡ.
Phía sau hồ bán nguyệt
Lối mòn và ao sen dẫn bạn vào Chính điệu với tạo nên cảnh đẹp xuất sắc.
Chính điện cùa Chùa
Gồm Chính Điện và Hậu điện, hai bên là nhà khách. Chính điện thiết kế theo lối kiến trúc chữ “Khẩu” với ba gian hai chái truyền thống tạo thành tổng thể khép kín. Với 2 tầng mái kiểu chồng lên nhau
Gian chính điện là nơi thờ Phật còn phía sau là nơi thờ Tổ.
Bên cạnh những bức tượng Tam thế phật, Phật Thích Ca thì việc thờ tranh thay tượng cũng là nét đặc biệt khiến không gian chốn thờ tự vốn uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.
Băng qua khoảng sân ở giữa với nhiều loại cây cảnh là dãy nhà Hậu hay còn có tên gọi khác là Quảng Hiếu Đường. Đây chính là nơi thờ Đức Thánh Quan, hương linh phật tử tại gia và các vị thái giám – những người có công xây dựng chùa,.. Ngoài ra, ở đây còn có án thờ Tả quân Đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông cùng nhiều vị thần khác.
Bên cạnh không gian hài hòa, mỗi ngôi nhà đều mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi nhà rường Huế hòa mình với thiên nhiên khiến ai một lần đến đây đều cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn.
Chùa Từ Hiếu còn có tên là Chùa THÁI GIÁM
Đến với ngôi chùa Từ Hiếu, bạn sẽ không khỏi tò mò về một nghĩa trang nằm trong chính khuôn viên của chùa. Ít ai biết đó chính là nghĩa trang độc nhất vô nhị, là nơi an nghỉ của hơn 24 vị thái giám triều Nguyễn.
Tương truyền, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, Thảo Am đường được tu sửa và mở rộng thành chùa Từ Hiếu dưới sự giúp đỡ của một vị thái giám có tên là Châu Phước Năng. Thiền sư chính là người nhận ra được số phận của các vị thái giám như mình khi về già không có người thân, không nơi nương tựa.
Để khi chết đi có nơi thờ tự, hương khói, thiền sư kêu gọi các thái giám trong triều đình quyên góp mở rộng Thảo Am đường để sau này có nơi yên nghỉ. Việc làm này sau đó đã được vua Tự Đức chấp thuận. Vì có sự đóng góp xây dựng chùa nên sau khi chết, các thái giám được chôn cất ở một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vốn mang thân phận thiệt thòi, họ xem cửa Phật chính là nơi thờ tự lâu dài. Ngôi chùa này vì thế cũng có tên gọi khác là chùa thái giám.
Hiện nay, khu nghĩa trang này có hơn 24 ngôi mộ được chia làm ba hàng, sắp xếp từ nhỏ đến lớn theo chức vụ của quan thái giám xưa. Ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của họ đối với triều đình.
Ngày trước nơi chôn cất của các vị thái giám ít người biết đến nên quanh năm thường hoang vu lạnh lẽo. Hằng năm cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chùa lại tổ chức hiệp kỵ, cúng viếng cho các vị thái giám để tỏ lòng thương cảm cho số phận của các vị thái giám.
Ngoài ra khi đến tham quan vãn cảnh tại chùa nếu đủ duyên các bạn có thể gặp Thiền sư Nhất Hạnh, Ngài đã chọn chùa Từ Hiếu để an dưỡng cuối đời, nơi đây chính là nơi ngài đã Xuất gia tầm sư học đạo, Ngài là một bậc danh tăng của Việt Nam & thế giới…!
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm bài viết:
Chùa Thiên Mụ bên dòng Sông Hương