Thăm Hội Quán Dương Thương phía sau có sân bóng rổ chụp hình siêu so deep
Bài viết thuộc danh mục: Hội An
Cùng mình tham quan và tìm hiểu về Hội quán Dương Thương ở Hội An, nó là một trong những hội quán lâu đời nhất Hội An, được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp tiền của của các thương nhân của 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng – Còn có tên gọi khác là Hội Quán Ngũ Bang
Hội Quán vẫn còn lưu lại tấm bia “Dương Thương Hội quán công nghị điều lệ” ghi rõ 10 điều công nghị của Hoa kiều trong quá trình làm ăn ở đất Hội An. Là nơi để thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và làm nơi hội họp đồng hương, giúp nhau làm ăn buôn bán.
Lúc mình đi tham quan: Không có thu phí tham quan nhé
Lịch sử xây dựng của Hội Quán Thương Dương ( Hội Quán Ngũ Bang )
Với tuổi đời gần 300 năm, Hội Quán Ngũ Bang đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng về cơ bản nó vẫn giữ lối kiến trúc ban đầu. Bên trong hội quán có 3 tấm bia đá, ghi chép lại xuất xứ, việc trùng tu, đổi tên gọi và nơi đây đang lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị.
Về tên gọi và lịch sử, dựa theo các bia ký còn lưu giữ , tấm bia còn lưu giữ lại có tên là ” Dương Thương Hội Quán Công Nghị Điều Lệ ” lập năm 1744 ghi lại lịch sử xây dựng . Thêm một số tư liệu của bên ban quản lý Hội An thì còn có ghi lại là có bản vẽ xây dựng từ năm 1741
Hội quán đã từng trải qua 2 lần trùng tu vào năm 1855 và 1928 ( Trùng Kiến Bi Ký ).
Năm 1855 – đổi tên thành Trung Hoa Hội Quán và khắc chữ trên trán cửa lối vào chánh điện giữa tiền điện và đó là tên còn giữ lại cho đến ngày nay
Ngoài ra Hội Quán Thương Dương còn được gọi là Hội Quán Ngũ Bang ( Chùa Ngũ Bang ). Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Triều Châu + Phúc Kiến + Gia Ứng + Quảng Đông + Hải Nam. Hiện nay đây còn là trường Hoa Văn Lễ Nghĩa
Tọa lạc ở 64 Trần Phú – bạn có thể xem đường đến hội quán Thương Dương ( Hội Quán Ngũ Bang ) : tại link này trên google maps
Kiến Trúc của Hội Quán Thương Dương
Thực sự mà nói khi tới trải nghiệm và tham quan nó cũng na ná với các hội quán khác về kiến trúc. Chỉ khác nhau về lịch sử của nó, mà tiêu biểu vẫn với kiến trúc là Chánh Điện phía giữa và 2 bên nhà gian nhà khách. Mang đậm phong cách kiến trúc của Trung Hoa
Hội Quán được thiết kế theo bố cục tổng thể ” Tứ Hợp Viện ” có trục theo hướng Tây Nam. Với tổng diện tích là 1160m2 và có khu vực phía sau làm sân bóng rổ Lễ Nghĩa
Đặc trưng: Xanh lam, màu sắc hiếm thấy trong phong cách chùa triền Việt Nam. Tuy nhiên, bạn sẽ được thấy ở Phố Cổ Hội An, với một số công trình sơn màu xanh lam tiêu biểu khác với màu vàng truyền thống tại khu phố cổ. Mà mình tìm hiểu được thì ở Chợ Lớn Sài Gòn nơi được xem là trung tâm người việt gốc Hoa lớn nhất Việt Nam lại không tìm thấy được công trình nào có màu xanh lam như vậy
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Bố cục mặt bằng tổng hội quán thể gồm:
- Cổng chính,
- Sân trước,
- Tiền điện,
- Sân giữa,
- Phương đình,
- Chính điện,
- Nhà Đông Lang và Tây Lang.
Đây là một trong hai hội quán ở Hội An có nhà phương đình và là hội quán duy nhất có bộ vì kiểu chồng rường – giả thủ.
Lối kiến trúc hội quán có sự của nhiều vùng như:
- Triều Sán: với Đường bờ mái võng nhẹ,
- Phúc Kiến: qua phần Phương Đình trước chánh điện và tiền tiện có bờ mái cong vút
- Phương Tây: qua phần cửa lá sách, các bờ chỉ cổ điển….
1/ Cổng Chính
Nằm trên trục đường chính hướng về phúa Chùa Cầu, bạn đi ngang là sẽ thấy ngay Cổng Hội Quán. Bước qua cổng bạn sẽ được nhìn thấy những bức ảnh những người đã có công góp phần phát triển Hội Quán.
2/ Chánh Điện
Bên trong chánh điện là nơi thờ tự, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tương tự như những Hội Quán khác.
Trong văn hóa tâm linh tinh thần của người Hoa, Bà Thiên Hậu được xem như vị thần biển linh thiêng, luôn che chở cho thương nhân khi đi lại trên biển, để họ đến nơi buôn bán an toàn.
Bên cạnh đó, hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, là những vị thần quan trọng trong văn hóa người Hoa.
Bộ khung nhà các gian Tiền Điện và Chánh Điện đều bằng gỗ, phân chia nhà theo mặt đứng chính, tất cả cột đều được kê trên chân tảng đá to.
Những bộ kèo mái của Tiền Điện đều được kết cấu theo kiểu ” Chồng Rường Giả Thủ ” được trạm trổ cực kỳ khéo léo và tinh tế
Chùm ảnh cũ về Hội An xưa bên trong Hội Quán
Hai nhà bên hông chánh điện là khoảng sảnh nhỏ , trên tường treo những bức tranh về Hội An xưa cho khách tham quan chiêm ngưỡng.
Những con phố xưa hay cảnh người dân Hội An sinh hoạt giữa đời thường. Một góc Cổng Tam Quan Chùa Bà Mụ , cảnh neo đậu thuyền bè trên sông thu bồn buôn bán giao thương chỉ còn là ký ức.
Xem thêm các địa điểm tham quan khác ở Hội An
Chính những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa người Hoa nơi các hội quán, cộng hưởng với văn hóa địa phương trong sự cởi mở, tạo nên một thương cảng thịnh vượng với chức năng là trung tâm mậu dịch quan trọng một thời, cò nền văn hóa giàu có và khá phong phú về đời sống tinh thần.
Phía sau hội quán có sân bóng rổ và bức tranh chữ hán chụp hình bao đẹp
Sau khi tham quan hội quán, bạn đi ra phía sau nó có một sân bóng rổ của trung tâm lễ nghĩa. Có một vách tường chữ hoa là một background chụp hình khá là HOT luôn.
Đa phần chỗ này các bạn trẻ rất thích thú, đến đây để chụp ảnh với bức tường này.
Nếu có dịp đi du lịch đến Hội An, bạn nên nhớ ghé thăm các hội quán của người Hoa đặc biệt là Hội quán Ngũ Bang nhé. Một hội quán đã có những đóng góp to lớn mang ý nghĩa văn hóa tinh thần và văn hóa kiến trúc của Hội An.
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm bài viết:
Chùa Ông Hội An – nơi thờ Quan Vân Trường