Xu Hướng:

Hội Quán Phúc Kiến Hội An – Hội Quán đáng tham quan nhất Hội An

Bài viết thuộc danh mục:Hội An

Hội Quán Phúc Kiến – Một công trình kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa tại Hội An. Bao xung quanh đó là các làng nghề và những cảch sinh hoạt trên sông nước. Đây cũng là di tích của ba cộng đồng người cùng sinh sống là người Việt, Trung Hoa và Nhật Bản.

cổng chính hội quán
Cổng chính của Hội quán Phúc Kiến trên đường Trần Phú.

Lịch Sử về Hội Quán Phúc Kiến Hội An ( Phước Kiến )

Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nổi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An.

Đừng Bỏ lỡ bài này, cực chi tiết bạn ơi

Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương. Xuất phát từ những tỉnh lớn như: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán.

Từ cồng chính đi vào Phía trước Hội Quán là hòn nam bộ với hình tượng cá chép hóa rồng hay còn gọi là cá chép vượt vũ môn.

ca chép hóa rồng

2 con Lân bằng tượng đá – Chúng như là người canh giữ cho Hội Quán.

Bước qua cổng tam quan này chúng ta sẽ tham quan các công trình kiến trúc chính của Hội quán như: Tiên đình, chính điện, hậu tẩm….

Trước khi qua công tam quan bạn sẽ bắt gặp 2 tượng Sư Tư Đá 

sư tử đá ở hội quán phước kiến

Cổng Tam Quan của Hội Quán

Cổng tam quan của hội Quán Phúc Kiến, một công trình không thể thiếu trong lối kiến trúc đình , chùa truyền thống. Được trùng tu vào năm 1975, toàn bộ công trình được khảm bằng sành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút..

Cổng Hội Quán được lợp ngói âm dương, thực ra là kiểu lợp ngói của người xưa bao gồm ngói dương và ngói âm. Ngói dương giống như hình cái ống tách đôi, một đầu có chuôi thu nhỏ để luồn vào bên trong viên ngói khác khi lợp nên thường gọi là ngói ống, mặt hướng ra ngoài được phủ men xanh hoặc vàng.

cổng tam quan hội quan phước kiến
Cổng tam quan hội quán

Hội Quán Phúc Kiến

cổng tam quan

Hội Quán Phúc Kiến
Hình đẹp sưu tầm

Các viên gạch ngói được bài trí hình con rồng đang uốn lượn, đây là biểu tượng của uy quyền. Trên nóc có tích lưỡng long chầu bình hồ lô, bình này tích sinh khí của trời và đất để làm tăng sức mạnh cho con người. Nhìn lên ở giữa cổng tam quan là 4 chữ hán màu đỏ ” Hội Quán Phúc Kiến”.

Còn 3 chữ trên đó là Kim Sơn Tự bởi vì trước kia Hội quán này còn có tên gọi là Kim Sơn Tự. Hai vòng tròn hai bên là thờ ông Nhật và bà Nguyệt – Tượng trưng cho trời và đất, là sự hài hòa âm dương trong vũ trụ.

Có 3 lối đi vào theo kiểu ” nam tả, nữ hữu”, 3 lối đi còn có ý nghĩa là “ Thiên, Địa, Nhân” cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra, nó chỉ được mở vào những ngày lễ lớn, ma chay, cưới hỏi…Bởi vì theo quan niệm người xưa, nếu cổng chính giữa mở ra thì những sinh khí xấu sẽ đi vào bên trong.

Vào bên trong tham quan Hội Quán

Qua cổng tam quan là Khoảng sân rộng trưng cây cảnh trước khi bước vào bên trong Hội Quán Phước Kiến

khoảng sân trước hội quán

hội quán phúc kiến
Cửa chính vào bên trong Hội Quán

vào bên trong hội quán

cửa hội quán

Đưới đây là một số địa điểm tham quan bên trong của Hội Quán Phúc Kiến tại Hội An

Những vòng hương này được bán ngay tại Hội Quán, nhưng không được phép mang ra ngoài mà phải thắp ngay tại đây.

Mỗi vòng hương như vậy cháy trong khoảng 30 ngày. Nếu như có vòng hương nào tắt trước khi cháy hết thì những người trong Hội Quán sẽ thắp lại. Trên các khoanh nhang người cúng thường hay viết một tờ giấy có ghi họ tên đầy đủ của cả gia đình, địa chỉ… để mong muốn được bà phù hộ độ trì cho công ăn việc làm được thuật buồm xuôi gió.

Tương truyền rằng, Hội Quán Phúc Kiến hay còn gọi là chùa Phúc Kiến rất linh thiêng nên khách hành hương thường hay đến đây và thắp những vòng hương lớn này để cầu chúc sức khoẻ, tài lộc, cho gia đình, bạn bè và cho bản thân.

hội quán phước kiến

hội quán phúc kiến

phòng khách

Ở đây có một bộ bàn đá. Nó được dùng làm nơi hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương dân Phúc Kiến xưa kia.

sảnh hội quán phước kiến

mái cột

bàn ghế ngay sảnh hội quán

các vòng nhang được đốt

sảnh hội quán

Và khi vòng hương cháy hết thì người trong Hội Quán sẽ lấy những mảnh giấy này đốt thành tro. Như vậy lời ước mới linh thiêng.

Video quay phía chánh điện Hội Quán

Nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Hội quán Phúc Kiến Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.

Bức tranh bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng với người hầu của bà và một chiếc thuyền gặp nạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó kỷ hơn khi chúng ta vào bên trong chính điện.

tượng thuyền

Còn phía bên bên này là bức tranh miêu tả 6 vị lục Tướng Vương Gia, 6 vị này được thờ ở trong gian hậu tẩm mà chút nữa chúng ta sẽ vào tham quan.

Bên trong nhà khách chính là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697.

tượng bà thánh mẫu

thiên hậu thánh mẫu

Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị Phố cổ Hội An.

Trước kia nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 Hội Quán này được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói .

So với các Hội Quán khác ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam …… Hội Quán Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc xưa với kiểu ” Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”, cùng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động.

Hội quán được công nhận là di tích loại 1 vào ngày 19/3/1985. Tôi sẽ giới thiệu cho quí khách được rõ hơn khi chúng ta vào bên trong để tham quan.

Tham quan chính điện của Hội Quán Phước Kiến

Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và bà Thiên Hậu Thánh Mẫu – Nữ thần biển ” Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Người đã giúp họ tránh hoạn nạn, giông bão trên bước đường phiêu bạt. Bà là vị thần được đặc biệt coi trọng không những ở nơi đây mà ở tất cả các miếu của người Hoa ở Hội An và những nơi mà người Hoa sinh sống.

Vì ngày xưa trên bước đường lưu lạc tứ xứ, người Hoa thường đi bằng tàu thuyền mà theo tương truyền thì bà thiên Hậu là người họ Lâm ở tỉnh Phúc Kiến, lúc nhỏ bà là một đứa bé bị câm. Năm lên tám tuổi bà được một ông tiên cho theo học đạo và đến năm 16 tuổi Bà được ông tiên ban cho phép thần thông hô mưa, gọi gió.

thiên hậu thánh mẫu

Và ông ban cho Bà với điều kiện chỉ làm những việc thiện. Bà được gọi là nữ thần của biển cả, hay nữ thần phù hộ cữu giúp những người đi biển. Người Hoa những khi có việc cầu xin bà phù hộ thường mang lễ vật đến làm lễ dâng hương. Sau đó họ thường cúng cho bà những Khoanh Nhang Đại và họ cũng cúng cho hội quán dầu hỏa để thắp đèn trên bàn thờ của Bà.

Hàng năm vào ngày 26 tháng 2 người Trung Hoa nói chung, và người phúc kiến nói riêng tổ chức lễ vía của bà. Tại đây diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Bên phải thờ thần Thiên Lý Nhãn tức là vị thần có tài nhìn xa vạn dặm, và bên phải thờ thần Thuận Phong Nhĩ là vị thần có tài nghe xa nghìn dặm họ là 2 vị thần phụ tá cho bà Thiên Mậu Thánh Mẫu phát hiện những người gặp nạn trên biển để bà cứu giúp.

tượng rồng ở hội quán
Phía sau hội quán

Tham quan Hậu Tẩm phía sau

Đây là nơi thờ của 6 vị Lục Tánh Vương Gia, 6 vị này gồm Khâm Vương, Trương Vương, Thuấn Vương, Chu Vương, Hoàng Vương và Thập Tam Vương. 6 vị tướng người Phúc Kiến này dẫn đầu trong phong trào phản Thanh phục Minh, nhưng thất bại nên đã đưa con cháu mình theo đường biển đến Hội An.

Hằng năm ở đây có tổ chức ngày giỗ tổ cho 6 vị này vào ngày 16/2 âm lịch, nhưng trước đó một ngày, nhiều người đã đến dâng hương. Hội quán cũng cúng chay , cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, người khỏe mạnh.

thờ bà thiên hậu

bài vị

bài vị thờ tổ tiên

Bàn thờ bên phải là nơi thờ tượng lớn của Bà Chúa Sinh Thai, Bà là người nặn ra hình hài đứa trẻ. Hai Bà phái dưới là một Bà khai sinh và một Bà khai tử.

Còn phía bàn thờ bên trái là nơi thờ Thần Tài ( Thần Tài Trắng ) hay còn gọi là Phúc Thần, là vị thần ban của cải, phước lộc. Vị thần bên phải là Thần Tài Đen hay còn gọi là Pháp Thần, là vị thần trừng phạt ngững người sử dụng tiền bạc không phù hợp với đạo lý.

Hội Quán Phúc Kiến là địa điểm được người dân tôn thờ và rất linh thiêng là nơi để mọi người đến đây để thắp hương cầu tài, cầu lộc và rút xăm đầu năm.

Hy vọng một số thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về di tích lâu đời này tại Hội An. Chúc các bạn chó chuyến đi khám phá nơi đây với nhiều trải nghiệm thú vị nhất.

Viết bài: Trung Nguyễn

 

quan-tam-bai-viet

Xe bus Chu Lai đi Hội An,xe bus từ TP Quảng Ngãi đi sân bay Chu Lai

List Villa Hội An view đẹp giá tốt nhất 2022

20+ Resort Hội An đáng lưu trú nhất

Homestay Hội An giá tốt chỉ 300k/ngày

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

15 bình luận

  1. Howardfut

    Hey guys! My name is Tom and I just created my account.
    I visited the forum a couple of times, and now I decided to register and contribute to the discussions!
    See y’all

  2. KevinWag

    Hello! How to contact support?

  3. BilyBrusa

    Good posts, Thanks!

  4. Thanks, so much! Nice

  5. ChirsTiaAleena

    It’s really a nice day,how are you, my frriends?

  6. Thiện Nguyễn

    Like, địa điểm nên ghé khi đến với Hội An

  7. Thương

    Chuẩn luôn, hội quán đáng tham quan nhất ở Hội An

  8. Micc Phương

    Kiến trúc đẹp, chụp hình mê luôn. Recommend các bạn nên ghé qua đây nếu có dịp đến với Phố cổ xinh đẹp

  9. Đẹp phết

  10. Bernardzes

    Thank you very much for the information provided
    I’m very impressed

  11. Cám ơn bạn đã chia sẻ

  12. Hoàng

    Kiến trúc tổng thể đẹp, đáng để tham quan ở hội an

  13. Gerardces

    Amazing ! Thanks bạn đã chia sẻ

  14. DonPhigh

    Thanks U, bài viết tôi đang cần

Đóng Quảng Cáo