Xu Hướng:

Nhà cổ Phùng Hưng Hội An – top nhà cổ đẹp nhất Hội An

Bài viết thuộc danh mục:Hội An

Hôm nay mình sẽ dẫn các bạn đi thăm Nhà cổ Phùng Hưng, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở Hội An. Đặc biệt năm 1985 nhà cổ Phùng Hưng được xếp trong top nhà cổ về lối kiến trúc truyền thống.

Nó đã được xây dựng và lịch sử trên 200 năm, và là ngôi nhà được xây dựng bởi một Việt giàu có, buôn bán rất phát đạt và có mối quan hệ, giao lưu rộng rãi. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng có nghĩa là hưng thịnh với mong muốn gia đình luôn làm ăn phát đạt.

Vị trí: Nằm kế bên chùa cầu ( Cầu Nhật Bản ) – qua cầu 1 căn là đến

Cùng theo mình đi một vòng tham quan ngôi nhà cổ tuyệt đẹp này nhé:

nhà cổ phùng hưng hội an
Một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An

Lịch sử về Nhà Cổ Phùng Hưng Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng là một trong số những điểm tham quan trong khu phố cổ Hội An. Đây còn lập một cơ sở thêu, ren thủ công của gia đình và bán sản phẩm cho khách. Và kinh doanh các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối và các mặt hàng tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh,…

Chia sẻ lịch trình, địa điểm tham quan ở Hội An chi tiết nhất

Ngôi nhà đã trải qua 8 thế hệ và vẫn còn sinh sống tại đây và bảo quản, gìn giữ ngôi nhà cổ rất tốt.

Phùng Hưng được thiết kế với lối kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa.

Nhà Cổ Phùng Hưng
Hình chụp nhà cổ Phùng Hưng 11/2022
Nhà Cổ Phùng Hưng
Hình chụp nhà cổ Phùng Hưng 11/2022

nhà cổ phùng hưng

cổng nhà phùng hưng

Khu vực nhà cổ Phùng Hưng gần sông Thu Bồn nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội.

Năm 1964, xảy ra trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao 2.5m, lên đến sàn gác gỗ. 160 dân đã đến đây cư trú trong 3 ngày, 3 đêm.

Cuối năm 1999, hai cơn “đại hồng thủy” đã nhận chìm cả khu phố cổ làm thiệt hại cơ sở vật chất rất lớn. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên, vì đây là nhà buôn.

Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 29 tháng 6 năm 1993. Ngôi nhà cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn và do đó là nguồn tư liệu quý về kiến trúc, nghệ thuật và lối sống của tầng lớp thương nhân Hội An xưa.

Đến thăm ngôi nhà cổ này, bạn sẽ có cảm giác được sống lại với một thời quá khứ nhộn nhịp, năng động của đô thị Hội An.

nhà cổ phùng hưng hội an
Vào bên trong nhà Phùng Hưng

Lối thiết kế của Nhà Phùng Hưng

Nhà Phùng Hưng là kiểu nhà buôn phổ biến thế kỷ 19 tại các đô thị ở Việt Nam. Nhà hình ống, mặt tiền rộng, chiều sâu không dài như một số nhà cổ khác.

Toàn bộ ngôi nhà có 80 cột bằng gỗ lim cực tốt và vật liệu xây dựng chủ yếu toàn bằng gỗ quý, được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Để giảm độ lún, giữ cho ngôi nhà khỏi bị ẩm, mối ở dưới chân cột có một phiến đá tròn chạm hình hoa sen. Cột hiên hình trụ vuông, mái lợp ngói âm dương.

nhà cổ phùng hưng hội an

Mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “ tứ hải ” là kiến trúc của Nhật ( giống mái của chùa Cầu ).

Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m nên gia chủ xây. Nhà cao 2 tầng với 2 nếp nối nhau theo hướng tây bắc. Nhà có 4 mái. Tầng trệt trước đây là nơi trưng bày và bán hàng. Ngày nay là phóng tiếp khách với những tủ gỗ cổ trưng bày nhiều vật quý cảu gia đình.

Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà cổ Phùng Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng.

Nhà Cổ Phùng Hưng

Nhà Cổ Phùng Hưng

nhà cổ phùng hưng hội an

nhà cổ phùng hưng hội an

Nhà Cổ Phùng Hưng
Hình chụp nhà cổ Phùng Hưng 11/2022

Tham quan lầu trên Nhà Cổ Phùng Hưng

Tầng 2 cũng làm bằng gỗ. cao thoáng, bao quanh là các hành lang rộng. Sàn gác có ô trống hình vuông, trước kia chủ nhà sử dụng để chuyển hàng hóa lên gác.

Trong nhà có nhà nhiều bức chạm trổ hoa văn trang trí do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

nhà cổ phùng hưng hội an

Cửa sổ có kính nhỏ trên mái nhà ảnh hưởng kiểu Nhật Bản. Các cửa sổ bên theo phong cách Trung Quốc. Trên gác gia đình đặt bàn thờ của tổ tiên và bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Trên bàn trước cửa bệ thờ luôn để bảy quân súc sắc bằng đá cẩm thạch trong chén. Trước khi đi xa chủ nhà sử dụng để quyết định thời gian khởi hành.

bàn thờ thiên hậu thánh mẫu

Người ta cũng lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiện được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng.

Cá chép đối với người Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.

bên trong nhà cổ phùng hưng

nhà cổ phùng hưng hội an

Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài.

Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.

nhà cổ phùng hưng hội an

nhà cổ phùng hưng hội an

nhà cổ phùng hưng hội an

Địa chỉ: số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Hội An, gần với Chùa Cầu Hội An.

Hãy thử 1 lần ghé qua nơi đây, cùng chiêm ngưỡng một di tích, một kiến trúc cổ đã gắn bó bao đời với người dân nơi đây. Đáng để bạn trải nghiệm lắm đấy.

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm các bài viết khác về Du Lịch Hội An

List Villa Hội an view đẹp

REsort Hội An

20 homestay hội An ngay trung tâm

Địa chỉ cho thuê xe máy Hội An

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình Luận

  1. nguyen van quân

    Bài viết hay rất thuyết phục cảm ơn bạn nhé

Đóng Quảng Cáo