Làng Gốm Thanh Hà ở Hội An – Cảm nhận nét tài hoa từ đôi bàn tay
Bài viết thuộc danh mục: Hội An
Hội An từ lâu đã được biết đến là một trong những di sản văn hoá nổi tiếng ở vùng duyên hải miền Trung được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong đó nổi bật có Làng Gốm Thanh Hà đang rất thu hút khách du lịch
Với thiết kế nhà cổ đặc sắc cùng nền văn hoá lâu đời và đa dạng và phong phú từ thời xa xưa, Hội An còn được biết đến là một điểm đến hấp dẫn mới lạ với những làng nghề mang đậm giá trị truyền thống như: làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng.
Đặc biệt hơn hết, một trong những làng nghề truyền thống với hơn 500 năm tuổi đời tại Hội An mà bạn nhất định phải ghé qua khi đến đây chính là làng gốm Thanh Hà. Đây là một minh chứng sống động về một làng nghề thủ công truyền thống đã và đang phát triển nơi đây.
1. Những người thổi hồn vào đất sét ở Làng Gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm bên cạnh dòng sông Thu Bồn thơ mộng cách phố cổ Hội An 30 km về phía Tây, làng gốm Thanh Hà như một chứng nhân lịch sử chứng kiến biến bao thăng trầm của lịch sử.
Trong thời buổi xa xưa khi đồ gốm đất nung còn là một vật dụng phổ biến được đại đa số người dân sử dụng, từ đó người dân nối nghiệp cha ông mình gìn giữ bảo vệ và tiếp tục làm nghề gốm, đất nung cho đến tận bây giờ.
Đến tham quan làng gốm Thanh Hà, du khách có cơ hội được dạo chơi trong một không gian xanh tươi mát cổ xưa của làng quê Việt Nam yên bình với giếng nước, lũy tre làng, những con đường đất cùng nghững ngôi nhà nho nhỏ với hàng rào cây chỉ thấp ngang người.
Ngoài ra bạn còn có thể tận mắt xem cách các người thợ thủ công tài tình tạo nên những sản phẩm đặc sắc với cách làm truyền thống xa xưa với những quy trình rất khắc khe. Những nắm đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thành những tác phẩm tuyệt vời có hồn hơn bao giờ hết.
2. Quy Trình Làm Gốm Truyền Thống Đòi Hỏi Sự Chỉnh Chu Tỉ Mỉ và Chuẩn Xác Cao Độ
Để làm ra sản phẩm từ khâu làm đất đến khi hoàn thiện ra lò đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu của người nghệ nhân làm gốm. Đất sét là nguyên liệu chính để làm nên các sản phẩm gốm ở Thanh Hà và phải được lấy từ huyện Điện Bàn cách Thanh Hà 15 km chở về bằng đường sông.
Sau khi đất sét được lấy về, người thợ tiến hành băm nhỏ đất và xới ba lần, sau đó ray lại ba lần nữa để có được hỗn hợp đất mỏng mịn.
Rồi sau đó tiến hành đạp đất để đất sét kết cấu lại cho nhuyễn mịn rồi đem về tiến hành nặn tạo hình cho sản phẩm. Đất càng được lựa chọn và làm sạch kĩ càng thì sản phẩm cuối cùng sẽ càng chất lượng và đẹp hơn.
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Sự độc đáo của gốm Thanh Hà chính là người nghệ nhân làm gốm tạo hình bằng tay và hoàn toàn không dùng khuôn. Những người thợ làm gốm thường kết hợp với nhau thành cặp, một người đứng với hai tay nhào đất còn chân đạp bàn xoay, người còn lại ngồi chuốt gốm trên bàn xoay.
Cách làm này đòi hỏi hai người thợ phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bởi tùy những giai đoạn khác nhau mà tốc độc của vòng xoay cần nhanh hay chậm khác nhau. Sản phẩm làm ra được đem đi phơi từ 2 đến 3 nắng cho khô rồi chuốt lại lần cuối cho hoàn chỉnh thì được đem đi nung.
Gốm Thanh Hà không được tráng men mà được nung bằng lò củi truyền thống để tạo ra các sản phẩm với nhiều màu sắc khác nhau. Cứ tầm năm đến mười ngày thì sẽ nung gốm một lần, thời gian nung từ một đến hai ngày phụ thuộc vào loại lò nung úp hay ngửa.
Điểm đặc biệt của người nghệ nhân nơi đây mà tôi ấn tượng đó là người dân Thanh Hà nung gốm mà không cần nhiệt kế hay dụng cụ đo nhiệt nào mà họ đều có thể canh nhiệt độ ở một mức chuẩn xác nhất chỉ thông qua cảm quan và kinh nghiệm.
Chỉ cần nghe tiếng lửa réo, cảm nhận hơi nóng từ lò phả ra, điều chỉnh lượng nhiệt vừa phải đảm bảo đủ nhiệt để nung cho tất cả sản phẩm mà vẫn không làm những sản phẩm xếp gần ở ngoài lò bị méo do nhiệt quá nhiều. Ba ngày sau khi lửa hạ thì cũng là lúc sảm phẩm gốm được hoàn thành. Quả không ngoa khi nói rằng cái đẹp của gốm Thanh Hà chính là nét đẹp xuất phát từ sự mộc mạc giản dị nguyên bản của nó.
3. Các sản phẩm thông dụng của Làng Gốm Thanh Hà
Các sản phẩm chính của gốm Thanh Hà truyền thống thường là các sản phẩm gia dụng như chén, dĩa, nồi, chum, bình chậu,..Từng được rất phổ biến song với sự phát triển của xã hội, các mặt hàng gốm đỏ của làng Thanh Hà vơi đi dần sự xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dùng, người dân đã chuyển sang sản xuất gốm trang trí mỹ nghệ và gốm trang trí nhưng vẫn đảm bảo giữ nét truyền thống và tính chất của làng nghề.
Ngoài ra gốm Thanh Hà cũng được sản xuất thành những mặt hàng lưu niệm thú vị có mặt trong các gánh hàng rong vỉa hè phố cổ Hội An như tò he hay còn gọi là con thổi trở thành món quà dễ thương của mỗi du khách gói ghém mang về là quà biếu tặng cho người thân và bạn bè. Một điểm đặc biệt khiến tôi ấn tượng hơn hết đó là du khách có cơ hội hóa thân thành một người làm gốm thật sự, được chính tay mình làm nên sản phẩm độc đáo dưới dự hướng dẫn tận tình của người dân Thanh Hà.
Được nghe họ chia sẻ về những công đoạn làm gốm đầy sự tỉ mỉ, những khó khăn thăng trầm trong sự nghiệp giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của tổ tiên để lại, ta lại càng thêm yêu và trân trọng những tấm lòng yêu nghề, yêu quê hương của những người dân chất phác, thật thà nơi mảnh đất Thanh Hà – Hội An.
Nhớ đọc qua thêm:
4. Có Một Thế Giới Thu Nhỏ ở Công Viên Đất Nung Thanh Hà – Bạn đã biết chưa ?
Với bàn tay tài tình của nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào từng sản phẩm bởi sự tài tình tỉ mỉ của họ. Gốm Thanh Hà ngày càng thu hút du khách đến tham quan và tìm đến chiêm ngưỡng.
Năm 2019, làng gốm Thanh Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia, đây là một cơ hội khiến nhiều người biết đến làng gốm Thanh Hà nhiều hơn và cũng là thách thức lớn trong việc bảo tồn toàn vẹn di sản truyền thống của quốc gia.
Với mục đích đưa đồ gốm Việt Nam nói chung và gốm Thanh Hà nói riêng vươn ra thế giới, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của dân tộc, người dân Thanh Hà đã cùng nhau xây dựng công viên đất nung Thanh Hà với khuôn viên khoảng 6000m2.
Ý tưởng xây dựng công viên đất nung Thanh Hà được kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên là người con của làng Thanh Hà triển khai với mong muốn nối nghiệp nét tinh hoa trong nghề của tiền nhân để lại, truyền tải ước muốn về việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống cũng như khát khao mang đồ gốm ở quê nhà vươn xa.
Đây là công viên đất nung lớn độc đáo làm bằng đất nung, được xem là bảo tàng nghề gốm với hàng nghìn sản phẩm như hiện vật, tranh ảnh đậm chất văn hóa truyền thống rất nghệ thuật.
Công viên gồm hai khu vực chính, mô phỏng chiếc lò gốm Thanh Hà. Tòa nhà úp ba tầng lưu giữ những tác phẩm truyền thống từ xa xưa. Tòa nhà ngửa chuyên dùng để trưng bày và tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm gốm mới, hội chợ thương mại,…
Không gian công viên của làng gốm Thanh Hà gồm có 9 khu riêng biệt gồm:
- lò gốm,
- khu bảo tồn làng,
- chợ đất nung,
- thế giới thu nhỏ,
- khu vườn sắp đặt,
- khu gốm Sa Huỳnh Chăm,
- khu các làng nghề truyền thống
- và khu triển lãm.
Điểm nhấn trong đó chính là một thế giới thu nhỏ gồm rất nhiều kỳ quan, công trình kiến trúc đặc sắc nhân loại tái hiện một cách đặc sắc như nhà hát Sydney, kim tự tháp Ai Cập, nhà thờ đức bà Paris, hay những công trình nổi bật đặc sắc ở nước ta như: Khuê Văn Các, tháp rùa,…
Bên cạnh đó là không gian khu vườn gốm trưng bày các sản phẩm đất nung Việt Nam từ thế kỉ trước và của những làng gốm nổi tiếng một thời thời như gốm Sa Huỳnh, Thanh Hà, Bàu Trúc…
Bằng sự kết hợp giữa các tiểu cảnh và sự tỉ mỉ tâm huyết trong từng chi tiết dưới những bàn tay tài hoa nghệ nhân đã tạo nên công trình đất nung với dấu ấn không phai và để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách đến đây.
Vé vào làng 15.000/ người
Vé vào Công viên đất nung 35.000/ người đã bao gồm 1 suất làm thử gốm và được tặng một con tò he bằng gốm.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử cùng những thời khắc vàng son của mình, làng gốm Thanh Hà vẫn luôn bảo tồn và lưu giữ những nét truyền thống đặc biệt của nó cho đến tận bây giờ.
Có những giai đoạn nơi đây tưởng chừng như bị ngủ quên và chìm dần vào vết bụi thời gian. Thế nhưng trái lại, làng gốm Thanh Hà đã và đang sống lại và ngày càng được nổi tiếng và biết đến như một điểm đến hấp dẫn đầy tính truyền thống được du khách khắp nơi yêu mến.
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm bài viết:
Có nên chọn homestay để lưu trú khi đến Hội An
Gần đây có quán ăn nào không bạn? Hoặc trong làng có nhà hàng không?
Hiện tại thì mình ko rõ, vì đi cũng đã lâu. Bạn nên tìm trên google maps với các quán ăn gần đó thì nó hiển thị nhiều quán ăn cho bạn chọn hơn
Từ hội an qua đây xa không bạn
Không xa đâu bạn, tầm 10p thôi
Không có gì đặc sắc, nên đi những địa điểm khác hay hơn