Xu Hướng:

Chùa Ông Hội An ( Miếu Quan Công ) – nơi thờ Quan Vân Trường

Bài viết thuộc danh mục:Hội An

Miếu Quan Công (Quan Thánh Miếu) hay còn gọi là Chùa Ông Hội An, nơi thờ Quan Vân Trường, nổi tiếng với lòng nghĩa khí, tiết trung liệt, thời Tam Quốc. Ngôi đền rực rỡ sắc đỏ, vàng và xanh cùng những họa tiết trang trí vẫn giữ được sự lộng lẫy đến tận ngày nay.

Công trình tiêu biểu của những người thợ thủ công Hoa kiều với những pho tượng và các tác phẩm trang trí tinh xảo trong một ngôi miếu sặc sỡ.

chùa ông hội an

Miếu đã được công nhận là Di sản Văn hóa và Lịch sử Quốc gia.

Giờ mở cửa tham quan: Từ 6h sáng đến 17h chiều.

Miếu Quan Công ( Chùa Ông Hội An ) nằm tại trung tâm phố cổ, số 24 đường Trần Phú.

Nên xem, đừng bỏ lỡ chi tiết này , cực chi tiết nha

Lịch sử hình hình thành Miếu Quan Công ( Chùa Ông Hội An )

Được xây dựng vào năm 1653, Miếu Quan Công (hay còn được gọi là Chùa Ông) – Quan Thánh Đế Quân. Một tấm gương sáng đại diện cho Trung – Tín – Tiết – Nghĩa.

Cũng tương tự như nhiều công trình kiến trúc cổ khác tại Hội An, tuy qua nhiều lần trùng tu. Quan Công Miếu ( Chùa Ông) vẫn được bảo tồn hầu như nguyên mẫu.

cổng chùa

Chùa Ông  là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa ở phố cổ Hội An. Cho đến nay chùa đã qua 6 lần trùng tu, đó là những năm 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966.

Trước đây chùa Ông là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán làm ăn và xin xăm cầu may trong việc buôn bán.

bảng giới thiệu

Kiến trúc của ngôi Chùa

Miếu được xây bằng gạch nung, mái lợp ngói gốm men lục truyền thống với nhiều họa tiết rồng, lân trang trí. Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng.

Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao.

kiến trúc của miếu quan công

Cổng chính của miếu được chạm trổ hình đôi rồng uốn lượn giữa mây xanh. Tương truyền Quan Công chính là hiện thân của Thanh Long – Bạch Hổ.

Tiền sảnh còn đặt nhiều khí cụ cổ đặc sắc, như chiếc chuông đồng và trống gỗ khổng lồ được vua Bảo Đại trao tặng lúc sinh thời. Chính điện nằm về phía hậu sảnh của khu miếu. Tại đây còn có tượng con ngựa nổi tiếng của ngài với kích thước như thật. Và đừng bỏ qua khu giếng trời nằm ở gian giữa với hồ nước non bộ không kém phần đặc sắc.

hương án thờ

chuông đồng trong miếu

đối liểng

Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm.

Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.

chùa ông hội an

Chính điện là nơi đặt hương án và tượng thờ Quan Công. Cũng như lúc sinh thời, bên cạnh ngài là hai tướng Quan Bình và Châu Thương trung thành.

Trong đền còn nhiều hoành phi, liễn đối, thư họa khác tán dương công trạng và sự kiên trung của ngài.

miếu thờ quan công

Nét hấp dẫn của chùa Ông ( Quan Công Miếu )

Chùa Ông được xây dựng theo kiểu chữ “Quốc”, do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu.

Hiện nay trong chùa còn giữ được một số hiện vật quý như:

  • biểu sắc phong,
  • 32 bức hoành,
  • 10 bộ câu đối,
  • tượng Quan Công,
  • Châu Bình,
  • Châu Thượng,
  • tượng 2 con ngựa
  • Xích Thố, Bạch Mã.

chùa ông, Quan Công Miếu

chùa ông, Quan Công Miếu

Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.

Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho.

Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.

Tổ chức lễ hội hằng năm

1. Vào những ngày đầu xuân:

Xin những tờ Xuân liên cầu an, cầu may…

Viết những lời cầu nguyện cho mình và người thân vào một tờ giấy nhỏ, sau đó treo vào giữa những khoanh hương to, tròn (khoanh hương sẽ cháy trong vòng 3 ngày).

2. Ngày 16 tháng Giêng AL: Vía Ông.

3. Ngày 24 tháng 6 AL: Vía Quan Hiển Thành.

Ngày nay, dịp lễ hội Chùa Ông tổ chức hai lần trong năm. Diễn ra vào ngày 13/1 và 24/6 Âm lịch.

Viết bài: Trung Nguyễn

 

quan-tam-bai-viet

Chỗ mua đèn lồng Hội An đẹp

20 Resort Hội An đẹp nhất

Homestay Hội An

Villa Hội An

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo