Chùa Cầu Hội An – độc đáo với lối kiến trúc Nhật Bản xưa

Bài viết thuộc danh mục: Hội An

Công trình kiến trúc Chùa Cầu Hội An một địa điểm không thể bỏ qua khi đến Phố Cổ. Một địa điểm được vinh danh là di sản thế giới, để tạo nên tiếng vang đấy có sự đóng góp không hề nhỏ của một danh thắng tồn tại bốn thế kỉ qua. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn viết rõ hơn về Chùa Cầu, một kiến trúc liên hợp: CHÙA và CẦU. Với nhiều nét độc đáo, lối kiến trúc cổ xửa chắc chắn sẽ làm bạn phải thú vị về nơi đây.

Chùa Cầu hội An
Toàn cảnh chùa cầu

Cập nhật thông tin mới nhất về Chùa Cầu Hội An 2023

Mình mới quay lại Hội An giữa tháng 7 vừa rồi, và tất nhiên không thể không ghé lại thăm Chùa Cầu Hội An để tham quan. Mọi thứ đã khác, cơ quan bảo tồn đang tiến hành trùng tu công trình đặc sắc này, bên ngoài được bao bọc bởi những tấm tôn và lan can sắt được dựng thành 2 tầng. Khách tham quan sẽ đi lên tầng 2 theo một luồng rồi lại xuống tầng 1 để đi ra. Nhìn từ bên ngoài bạn sẽ không thấy được công trình Chùa Cầu bên trong mà phải mua vé tham quan với giá 80.000đ cho 3 địa điểm.

Chùa Cầu Hội An 2023

Có một vài điểm mình cảm thấy khá buồn về cách quản lý và khai thác du lịch tại Hội An của các đơn vị có thẩm quyền:

  1. Phía dưới Chùa Cầu là một dòng kênh nhỏ đã cạn nước chỉ có 2 ống nước xả nước chảy ra bọt trắng xóa. Mình không rõ đó là nước kênh hay nước thải ? Nhưng ôi thôi một mùi nồng nặc hôi thối bốc lên không thể chịu nổi. Còn mấy cô chú làm việc trùng tu sửa chữa phía dưới chân Chùa Cầu thì không mang khẩu trang mà vẫn chịu được thiệt là hay
  2. Đoạn kênh nhỏ từ dưới chân Chùa Cầu ra ngoài sông Hoài thì cạn nước, rác thải đầy nước kênh nhưng vẫn chưa được dọn dẹp cho sạch rác ??? Không biết đơn vị quản lý có thấy chướng mắt không ta ??
  3. Thề !!! Mình là khách nội địa nhìn cảnh này còn thấy chán không muốn quay lại nữa là khách quốc thế. Một cảm giác hụt hẫng khi quay lại nơi này. Một nơi mình cực kỳ yêu thích và đã đi đến đây rất rất nhiều lần. Hy vọng trong thời gian tới mọi thứ sẽ được cải thiện hơn để khách du lịch còn có lý do để quay lại Hội An một lần nữa.
Chùa Cầu Hội An 2023 Chùa Cầu Hội An 2023

ĐỪNG BỎ LỠ BÀI NÀY BẠN ƠI

Chùa Cầu Hội An – đẹp từ câu chuyện lịch sử

Chùa Cầu Hội An hiện toạ lạc trên đoạn tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khaiđường Trần Phú ở Hội An. Nằm trong khu phố cổ Hội An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), bắc qua một con lạch nhỏ thông ra sông Hoài.

Là công trình duy nhất có gốc tích Phù Tang trong lịch sử, chùa Cầu Hội An được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản. Do vậy, chùa Cầu cũng có tên gọi khác là cầu Nhật Bản.

chùa cầu thời xưa
Chùa Cầu thời xưa, ảnh tham khảo trên mạng

Tương truyền rằng, lai lịch của chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết con quái vật Mamazu. Vốn là một con thủy quái trong truyền thuyết của người Nhật Bản (người Việt Nam gọi là con Cù).

Điểm đặc biệt ở đây là con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân của nó thì ở Việt Nam, còn đuôi thì lại chạy tuốt sang Nhật Bản. Thế nên mà mỗi lần nó cựa mình thì thường xảy ra thảm họa như lũ lụt, động đất…

Từ đó, ngôi chùa được xây nên (với ý nghĩa về mặt tâm linh) giống một thanh kiếm đâm thẳng xuống lưng của con quái vật Mamazu, chính thanh kiếm này đã khiến cho con quái vật không thể cựa mình, giúp cuộc sống người dân ở cả ba quốc gia bình yên hơn.

linh vật ở chùa cầu
Trên cầu có thờ thần khỉ và thần chó
thàn khỉ canh giữ chùa cầu thàn chó canh giữ chùa cầu

Người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó.

1 phút quảng cáo

STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay

Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

Staynow
TRUY CẬP NGAY STAYNOW.VN để tìm phòng giá rẻ nhé: https://staynow.vn

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ:

  • Một đầu là tượng khỉ,
  • Một đầu là tượng chó.

Hay linh vật này có nhiệm vụ canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu, người dân Hội An xem trong và thờ cúng hai linh cực kỳ trang trọng. Cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân xuất xứ của đôi linh vật này. Nhiều người cho rằng, đây là linh vật thờ tự theo quan niệm tín ngưỡng của người Nhật từ xa xưa.

Nhưng theo một giả thuyết khác thì hai linh vật khỉ và chó là để thể hiện thời gian xây dựng cầu, trong khoảng từ năm Thân đến năm Tuất, tuy nhiên điều đó chưa được xác thực.

chùa nhật bản
Lai Viễn Kiều

Đến năm 1653, người ta đã dựng thêm phần chùa được thiết kế nối liền vào lan can phía bắc và có phần nhô ra ở giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là chùa Cầu.

Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã đến thăm nơi đây, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến” như một cách ghi dấu bước chân Chúa đã từng ghé qua đây.

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” được chạm khắc nổi bật trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.

Cầu được xây dựng vào năm 1817 dưới thời nhà Nguyễn được ghi chép lưu giữ lại trên xà nóc của công trình và văn bia trên đá tại đầu cầu của ngôi Chùa

lai viễn kiều

Bạn cần Thuê xe 4 chỗ từ Sân Bay Đà Nẵng đi Hội An trên KlooK chỉ 285K

Link thuê xe giá rẻ trên Klook : tại đây

Ngôi chùa nhỏ mang nét đẹp kiến trúc cổ xưa

Chùa Cầu cổ kính, trầm mặc, theo thời gian vẫn yên bình đứng đó, chứng kiến bao thăng trầm đổi thay của lịch sử. Kiến trúc độc đáo, hiếm có của chùa Cầu thể hiện sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhưng vẫn đậm chất Việt, rất riêng.

Ở giữa cầu được thiết kế với lối qua lại kiểu cầu vòng, cùng với hai bên có hành lang hẹp để giúp làm nơi nghỉ mát được thiết kế với bảy gian bằng gỗ. Những cột gỗ vuông nối kết với nhau khăng khít, vững chãi.

đi bộ trên chùa cầu nhật bản hội an đi bộ trên chùa cầu nhật bản hội an

Chùa Nhật Bản được làm bằng gỗ, dài khoảng 18m, rộng khoảng 3m, được lợp bởi mái ngói âm dương. Ngay đặc điểm này đã thể hiện rõ nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.

mái ngói phía trên

Mái che được thiết kế khá độc đáo, cong cong, mềm mại, trông rất uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng cả một góc phố cổ. Thêm vào đó còn có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

cổng chùa cầu
Phía cổng trước chùa cầu

Toàn bộ công trình được sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết cực tỉ mỉ, tinh xảo trong kiến trúc Việt, đồng thời điểm xuyến đôi chút phong cách Nhật Bản.

chùa cầu hội an
Cổng phía bên kia cầu
chùa cầu hội an bên trong thờ hắc đế trấn võ

Điểm riêng biệt nữa của ngôi chùa này là bên trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ. Theo tín ngưỡng người Trung Hoa, đây chính là vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Chùa Cầu vừa cổ kính, trầm mặc vừa đa sắc màu từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo. Kiến trúc chứa đựng nhiều nét thật độc đáo và tinh hoa văn hóa của Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ sự giao thoa với một số nền văn hóa khác, trong sự hài hòa mà vẫn rất riêng.

bia đá trên cầu
mặt sau chùa
Phía sau cầu nhật bản

Du lịch chùa Cầu Hội An vào thời gian nào?

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm. Thỉnh thoảng, tùy vào thời tiết từng năm, Hội An có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài như ở miền Bắc Việt Nam.

Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và cũng chưa vào cao điểm của mùa nắng nóng nên khá dễ chịu.

Du Lịch Hội An
View trước chùa cầu nhìn qua Sông Hoài

Chùa Cầu ban ngày gây ấn tượng với du khách bởi nét rêu phong, cổ kính. Còn ban đêm, dưới ánh sáng của những chiếc đèn lồng, chùa Cầu soi bóng trầm mặc càng tạo không gian huyền hoặc cho phố cổ Hội An.

Mặt chính của chùa được thiết kế hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng và nên thơ, mở ra không gian ngắm cảnh thoáng đãng cho du khách.

view đứng từ chùa cầu nhìn xuống

Có thể thấy, mỗi thời điểm trong ngày chùa Cầu toát lên một vẻ đẹp riêng, nhưng chung quy lại, vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa của chùa Cầu luôn trường tồn mãi theo thời gian, trong mọi khoảnh khắc, hơn 400 năm nay vẫn vậy.

Giữa chốn phồn hoa như Hội An, bạn sẽ chỉ tìm thấy sự bình yên tĩnh lặng khi tới tham quan chùa Cầu. Cái mà nơi đây mang lại cho du khách không chỉ là cảnh quan thiên nhiên đẹp mà hơn thế, đó là sự tịnh tâm khiến cho tâm hồn thêm thoải mái và thư thái hơn.

Đừng quên mang theo máy ảnh hay chiếc điện thoại nhỏ xinh của mình để cho ra đời những shot hình thật tuyệt bạn nhé! Nếu để ý bạn sẽ thấy hình ảnh ngôi chùa cổ này đã được in trên tờ tiền 20.000 đồng.

Vậy nên sẽ rất thú vị khi bạn được chụp hình cùng với chùa Cầu đấy.

Tham quan chùa Cầu không thể bỏ qua phố cổ Hội An

Ở hai đầu chùa Cầu là hai khu phố tập trung khá nhiều quán cà phê và phòng triển lãm. Đến thăm chùa Cầu bạn không thể không khám phá hai khu phố này.

Hẳn ai cũng biết, nét đặc trưng của Hội An đó là đèn lồng. Những chiếc đèn lồng với đủ kiểu dáng được treo giăng khắp các lối đi, trang trí trước và trong nhiều cửa hàng, cửa tiệm. Tính đến nay, nghề làm đèn ở Hội An đã gần 400 năm tuổi, các nghệ nhân tạo ra đèn lồng rất tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Đèn lồng Hội An trông mềm mại, đầy thanh thoát với kết cấu chính là khung tre, trên ngoài bọc vải lụa với họa tiết trang trí nhiều màu sắc trông rất đẹp mắt.

toàn cảnh chùa cầu

Mỗi du khách đến với Hội An chắc chắn phải có ít nhất một bức ảnh chụp kỉ niệm với đèn lồng. Ban ngày chụp ảnh cùng đèn lồng đã đẹp, khi màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng được thắp sáng càng khiến không gian phố cổ thêm lung linh và rực rỡ hơn.

Đặc biệt, nếu bạn tới Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng sẽ được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố và chứng kiến “màn” thả hoa đăng trên sông tuyệt đẹp.

Thật thiếu sót nếu bạn bỏ lỡ dịp nghe hát bài chòi dân gian vẫn được giữ gìn và liên tục phát huy từ xưa đến giờ.

Tham quan phố cổ Hội An bạn có thể đi bộ hoặc là thuê xe đạp để dạo vòng quanh. Trong phố cổ bạn sẽ thấy những dãy nhà cổ đã hơn mấy trăm năm tuổi, mái ngói của các ngôi nhà cổ Hội An đều đã bị rêu phong phủ đầy.

Bạn cũng đừng quên tham quan Bảo tàng Hội An, nhà cổ Phùng Hưng, nhà thờ tộc Trần, Hội quán Phúc Kiến… ở xung quanh đó để khám phá kĩ hơn về nét đẹp văn hóa cũng như lịch sử của phố Hội nhé.

Những bức ảnh về Chùa Cầu Hội An thời xưa

Cầu xây trước, do người Nhật kiến tạo, nhưng khởi công và hoàn thành từ thời điểm nào cho đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Tên gọi CẦU NHẬT BẢN được ghi trong thư tịch cổ Việt Nam đầu tiên từ năm 1617.

Trên bản đồ “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ” do Đỗ Bá vẽ có ghi tên Hội An kiều với hình vẽ chiếc cầu có mái.

Nhà nghiên cứu Pháp Albert Sallet cho biết thêm: “Các truyền thuyết còn kể lại rằng một người Nhật Bản tên Thanh đã xây dựng cây cầu này trên những cột bằng đá với bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói “.

chùa cầu nhật bản xưa
Ảnh sưu tầm
chùa cầu nhật bản xưa
Ảnh sưu tầm
chùa cầu nhật bản xưa
Ảnh sưu tầm
chùa cầu nhật bản xưa
Ảnh sưu tầm
chùa cầu nhật bản xưa
chùa cầu nhật bản xưa
Ảnh sưu tầm

Một tác giả nước ngoài đã viết trên báo: The Asian Wall Street Journal như sau: “Cầu Nhật Bản với cột vuông, mái cong là công trình của giới kiến trúc Nhật Bản quyết định xây dựng năm 1593 để thông thương buôn bán với người Hoa.”

Như vậy, cầu Nhật Bản được xây dựng ở cảng thị Hội An chậm nhất từ năm 1617. Từ thời Làng Minh Hương được thành lập từ năm 1644 đến năm 1653!!.

Khám khá Ẩm thực quanh chùa, nhất là khu chợ đêm

Ngoài những địa điểm tham quan đẹp và có giá trị văn hóa cao, Hội An còn được biết đến là thiên đường ẩm thực độc đáo với đa dạng các món ăn từ dân dã hút khách du lịch.

Tiêu biểu nhất có thể nhắc đến đó là món Cao Lầu – món ăn có từ hàng trăm năm nay của khu phố cổ nhỏ nhắn này, có lẽ là cái tên nên được nhắc tới đầu tiên. Đây là đặc sản rất nổi tiếng của Hội An.

Giá của một tô cao lầu cũng không cao, thường từ 20.000 – 25.000đ/tô, nên một khi đã đặt chân đến phố cổ, bạn nhất định phải nếm thử nhé.

Cao Lầu Hội An

Ngoài ra, Hội An còn nổi tiếng với rất nhiều các món ăn khác khiến bạn “ăn quên lối về” như bánh mì, cơm gà, hến xào, hải sản cửa Đại, thịt nướng lá lốt,…

List: 5 quán Cao Lầu Ngon Nhất Hội An

Trong quá trình tham quan, bạn cũng có thể dừng lại nghỉ ngơi ở quán ven đường uống nước hoặc ăn chè. Đặc biệt, có đủ thứ quà vặt để bạn lựa chọn từ những gánh hàng rong của các cô, các bà. Chỉ có đôi quang gánh với vài ba chiếc ghế nhựa, ấy vậy mà đã làm bao thực khách mê mẩn đến lạ.

Nào bánh bèo, bánh vạc, tào phớ, nào kem ống, chè… đủ loại cho các bạn lựa chọn. Mỗi món có giá chỉ từ 5.000đ – 20.000đ nhưng cực ngon. Đơn giản và mộc mạc, gánh hàng rong chính là một trong những nét đẹp rất riêng được gìn giữ qua bao thế kỷ giữa lòng thành phố.

Thời gian vẫn cứ trôi, bao cuộc đời đã đến và đi qua nơi phố cổ Hội An đầy thăng trầm. Chùa Cầu vẫn trầm mặc đứng đó, như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại, chứng kiến tất cả mọi sự đổi thay.

Mặc cho những lớp bụi thời gian không ngừng phủ lên, chùa Cầu vẫn mãi đẹp trong lòng người dân và du khách thập phương. Đến Hội An, bạn đừng quên một lần ghé qua nơi đây để có thể cảm nhận rõ nét nhất về biểu tượng đẹp của Hội An, một điểm đến đáng mơ ước của mọi du khách.

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết về Hội An:

Chỗ thuê xe máy ở Hội An giá rẻ

Xe bus chu lai – hội An

Làng Mộc Kim Bồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *