Tụy Tiên Đường Minh Hương – nơi lưu giữ, hội họp của người Minh Hương – Trung Hoa

Bài viết thuộc danh mục: Hội An

Tụy Tiên Đường Minh Hương ( Tiền Hiền Minh Hương) – được coi là kiến trúc tôn giáo của người Minh Hương – Trung Hoa được nhập quốc tịch Việt Nam xây dựng để thờ cúng tổ tiên, lưu giữ nguồn cội.

Ngôi đình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 để tưởng nhớ các nguồn gốc của người Minh HươngHội An. Nó là một di tích tiêu biểu và đóng một vai trò có ý nghĩa trong sự tồn tại lịch sử và phát triển của thương cảng Hội An.

Với những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ở làng mộc Kim Bồng đã tạo ra tác phẩm kiến ​​trúc vô cùng độc đáo. Và hiện nay cũng chính đôi bàn tay từ các thợ mộc tài năng ở Kim Bồng đang thực hiện phục hồi lại di tích cổ này.

cổng tụy tiên đường Minh Hương
Cổng chính nằm trên đường Trần Phú – Hội An

Minh Hương Tụy Tiên Đương được phục hồi vào năm 1820, 1849, 1905, 1953, 1970. Đây là một điểm đến hấp dẫn cho du khách đến Hội An. Năm 2004 và 2008 thêm hai đợt đại trùng tu nữa.

Di tích được cấp giấy chứng nhận của khu di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 29 tháng 3 năm 1993. Thuộc di tích cấp quốc gia

Địa chỉ và cách đến Tụy Tiên Đường Minh Hương

– Di tích nằm ở khu vực II, phường Minh An Hội An xung quanh là quần thể nhà phốgần chợ Hội An.

– Từ bến xe Hội An đi theo đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Thị Minh Khai qua Chùa Cầu tiếp đường Trần Phú, đi thẳng khoảng 300m sẽ gặp di tích nằm bên tay trái, mang số nhà 14 đường Trần Phú, nay Nhà văn hóa Minh An đang mượn sử dụng.

Khu vực này nằm ngoài khu phố cổ nên bạn có thể đi xe máy hoặc xe du lịch để tới. Tuyến đường Không bị cấm xe nhé

Muốn thuê xe máy ở Hội An với giá tốt, giao tận nơi, tha hồ vi vu bạn xem qua bài viết bên dưới nhé:

Lịch sử hình thành, Sự kiện cột mốc lưu giữ

Công trình kiến trúc mang biểu tượng tín ngưỡng văn hóa tâm linh này là một bộ phận cư dân người Hoa ( nay là người Việt gốc Hoa) ở Hội An. Một Bộ phận dân cư đã sinh sống và có lịch sử khá lâu đời.

Người Minh Hương bắt đầu di cừ từ một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Trên con đường tìm kiếm thị trường làm ăn sinh sống, đến định cư ở đây vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII.

cổng vào Minh Hương đường
Giới thiệu sơ bạn có thể đọc qua khi bước vào cổng

Đặc biệt nữa đầu thế kỉ XVII, thời Minh mạt Thánh sơ tức thời kỳ nhà Mãn Thanh xâm lược Trung Quốc đánh đổ Nhà Minh – chấm dứt khoảng 1645.

Những cựu thần, di thần của nhà Minh đã di cư, tị nạn chính trị ồ ạt đến Hội An cư trú lâu dần thành định cư. Khoảng thời điểm này, họ được phép của chúa nhà Nguyễn cho phép lập làng, lấy hiệu là Minh Hương (khoảng 1644 – 1653).

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

– Cùng với sự lập làng (xã) một loạt các công trình di tích thờ cúng tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa được xây dựng, trong đó có Minh Hương Tụy Tiên Đường. Đây là nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai sáng, kế tục mở mang phát triển làng Minh Hương như:

  • Thục Lão,
  • Lục Tính,
  • Tam Gia
  • và bà Ngô Thị Lành, nhà sư Lương Huệ Hồng.
tụy tiên đường

1. Hoành phi ghi: TƯỜNG QUANG VIỄN CHIẾU

Theo văn bia lập từ thời vua Duy Tân năm thứ hai (1908) đang trí tại đình tiền hiền Minh Hương có thể khẳng định: Đình được lập năm 1820.

明 命 初 元 建 前 賢 祠 額 曰 萃 先 堂

MINH MẠNG SƠ NGUYÊN KIẾN TIỀN HIỀN TỪ,

NGẠCH VIẾT “TỤY TIÊN ĐƯỜNG”

Minh Mạng năm thứ nhất (1820) xây dựng đình Tiền Hiền,

Ghi chữ trên hoành phi là “Tụy Tiên Đường”

Lúc này, đình được tạo dựng trên khu đất của miếu Văn Thánh Minh Hương hiện tại (20 Phan Châu Trinh).

Đến năm 1848, đình được tháo dỡ dịch chuyển qua khu cận kề trong cùng khu đất, văn bia lập năm 1908 ghi lại như sau:

TỰ ĐỨC NHỊ NIÊN (1848) TRÙNG TU

Sau lần trùng tu này, đình tồn tại đến năm 1905 thì được thiên di về vị trí hiện nay.

2. Ý nghĩa của Minh Hương đường

Đây là một công trình kiến trúc tín ngưỡng thờ cúng tiền hiền của người Minh Hương. Một bộ phận cư dân vốn có vai trò khá quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị – Thương cảng Hội An.

Công trình có quy mô khá đồ sộ và kết cấu kiến trúc bố cục mặt bằng khá hoàn chỉnh, tiêu biểu. Đồng thời thể hiện rất rõ sự tu bổ, bồi đắp của nhiều thời kỳ qua nhiều thế hệ.

Đây cũng là công trình duy nhất thờ tiền hiền của người Minh Hương ở Hội An nên có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử.

khoảng sân hiên giữa Tụy Tiên Đường

Di Tích Minh Hương Tụy Tiên Đường đã đóng góp cho bộ mặt kiến trúc ở Khu Phố Cổ nói riêng và TP Hội An nói chung thêm phong phú, đa dạng.

– Di tích hiện nay còn một bộ phận chư tộc người Minh Hương sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa và nơi nơi đây là thờ cúng ông bà, tổ tiên, sinh hoạt cộng đồng dân cư gốc Minh Hương.

Tham quan bên trong Tụy Tiên Đường Minh Hương

Ý nghĩa từ cái tên: Tụy: Tụ họp – Tiên: Người xưa quá vãng

Năm 1906, xã Minh Hương cũng cho di dời miếu Minh Văn thờ Đế Quân (còn gọi là miếu Tử Đồng). Được lập từ năm 1853 tại đất Trà Nhiêu về dựng góc phía trước đình Tiền Hiền Minh Hương.

Năm 1940, Xã Minh Hương tiếp tục trùng tu lần thứ ba, di chuyển miếu Minh Văn sang nhà tây phía sau, gắn hai văn bia của miếu Minh Văn vào nhà đông phía trước, xây thêm hai nhà làm việc đồng thời tu sửa mái hiên chánh điện bằng vật liệu kiên cố.

tụy tiên đường

1. Các hiện vật trong di tích Minh Hương Tụy Tiên Đường:

Tham khảo ở một số địa chỉ uy tín mình có lượm lặt được 1 vài thông tin mời các bạn tham khảo:

– 5 bộ ấm men trắng vẽ lam (cao 9,5m, đường kính 4,5cm)

– 4 bộ lư đồng: lư hương cao 68cm.

– 2 bộ chân đèn đồng cao 30cm.

– 1 chuông đồng cao 62cm đường kính thân 28cm, đường kính miệng 36cm.

– 1 nồi giác đồng cao 17cm, đường kính miệng 18cm.

Độc bình sứ (đời Minh hoặc Thanh giả Minh cao 41cm đường kính lớn nhất 26,5cm).

– Bát hương: + 1 men trắng vẽ lam đề tài vẽ rồng cao 12,5cm đường kính miệng 26cm.

+ 1 men trắng vẽ lam đề tài vẽ rồng cao 11,5cm đường kính miệng 22cm.

+ 1 men trắng vẽ lam đề tài vẽ rồng cao 12,5cm đường kính miệng 27cm.

+ 1 men trắng vẽ lam đề tài lư đỉnh tam sư cao 15,5cm đường kính miệng 25cm.

+ 1 men trắng vẽ lam, đề tài sinh hoạt dân gian cao 10,5cm đường kính miệng 28cm.

– Bia đá 5 tấm với niên đại Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại.

– 10 bài vị sơn son thếp vàng, hoa văn khá xưa và đẹp.

Nghe qua có vẻ thấy các hiện vật vô cùng quý giá, hy vọng có cơ hội quay lại sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Xem các hiện vật đó như thế nào

2. Kiến trúc độc đáo, mang phong cách Trung Hoa đặc trưng

Tụy Tiên Đư­ờng Minh Hương có hai bên trái, phải là phòng làm việc của hội đồng biện sự.

phòng biên sự

Phía sau có v­ườn hoa, có tư­ờng ngoài bao bọc. Ngoài ra, hành lang khúc khuỷu thâm u đ­ược dựng lan can, nâng cao sáng sủa, thật là tân kỳ.

Nhà Đông và nhà Tây liên kết kèo cột cũng theo kiểu chồng rường giả thủ kết hợp với chồng đấu con sơn như gian tiền đường, tuy nhiên, về quy mô có thấp, nhỏ hơn và không có chạm trỗ phức tạp.

tụy tiên đường

– Di tích được xây dựng theo kiểu chữ quốc, nằm trên một khoảng đất rộng giáp với đường cái và kiến trúc lùi sâu vào trong, quay mặt về hướng Nam.

– Khuôn viên di tích ngăn cách với đường Trần Phú bởi một bờ tường bằng vôi lớn (cao 2m). Tiếp đến là một khoản sân rộng (cao 20m x 8m) được trán cimen.

chánh điện tụy tiên đường

Tiền đường là một nếp nhà lớn đồ sộ, hai bên xây tường kín, có trang trí 6 cửa vuông lớn phổ biến của các kiến trúc Hội An. Giữa là lối vào được lắp bằng một cửa (Thượng song hạ bản) (4 cánh).

Mỗi bản là một bức chạm trổ hình muôn thú và cảnh vật. Kết cấu tiền đường gồm hai hình cột hình tròn (đường kính 20 – 30cm) kết hợp với hai hàng cột sát tường.

Minh hương tụy tiên đường

Hệ vì kèo lòng nhất theo kiểu chồng rường giả thủ, xuống tiếp hai mái là liên kết chồng đấu côn sơn: nghệ thuật trang trí đơn giản, chỉ chạm trổ ở côn sơn, đầu dư và bẩy hiên. Kèo cột bồ nhẵn theo dạng gỗ tròn đơn giản. Giữa tiền đường và chánh điện là 1 khoảng sân hẹp.

Chính điện có kết cấu kèo cột theo kiểu kèo suốt, nhưng mái được nâng cao tạo cho không gian nội thất thoáng rộng. Cột xây có đắp nổi hình rồng leo cuốn quanh cốt từ dưới lên.

chánh điện

Nhìn chung, gian chính diện kiểu thức kiến trúc, trang trí mỹ thuật, vật liệu xây dựng thể hiện rất rõ đây là 1 phần công trình do đợt trùng tạo vào khoảng các năm 1953, 1970.

Gian chánh điện nổi bật lên rực rỡ, uy nghiêm bởi hệ thống các bàn hương án thờ khá lớn, được sơn son thếp vàng, chạm thủng, cách với bên ngoài bởi hệ thống cửa (trên có lắp kính, dưới bản gỗ), bao gồm 3 bộ (3 gian nhà), mỗi bộ 4 cánh.

3. Bài Vị Thờ Tự trong chánh điện

Tiếc là lúc tham quan, mình không vào xem rõ các bài vị đang được nhang khói tại đây. Dịp sau quay lại nhất định phải tìm hiểu kỹ hơn

update ảnh sau

  • Gian giữa thờ bài vị ” Minh Hương xã lịch đai hương hiền “.
  • Bài vị viết theo “Tụy Tiên Đường tiền hiền hương phả đồ bản” lập năm Minh Mạng thứ nhất (1820).
  • Cùng năm xây dựng Tụy Tiên Đường, tu soạn năm Thiệu Trị thứ sáu (1846).
  • Lý Thành Ý chép vào mùa đông năm Tự Đức thứ ba mươi ba (1880).

Bài vị ghi Thập Đại Lão – sáu họ: HỨA, NGỤY, NGÔ, NGŨ, TRANG, THIỆU là :

  • Lục Tánh Minh Hương,
  • Tam Gia: TRƯƠNG HOÀNH CƠ,
  • NGÔ ĐÌNH KHOAN,
  • TẨY QUỐC TƯỜNG,
  • Liệt vị HƯƠNG QUAN, HƯƠNG LÃO, HƯƠNG TRƯỞNG.

Lý Thành Ý chép thập đại lão gia gồm:

  • Khổng thái lão gia
  • Nhan lão gia
  • Dư lão gia
  • Từ lão gia
  • Chu lão gia
  • Hoàng lão gia
  • Trương lão gia
  • Trần lão gia
  • Thái lão gia
  • Lưu lão gia

Thập Đại lão là những di thần nhà Minh, đến Hội An năm 1644.

Sách còn ghi lại Lý Tam Bảo Vụ Ban là một tổ chức của làng Minh Hương lập ra để quản lý làng.

Bài vị ghi: Lý tam Bảo Vụ ban tiền vãng liệt vị. Canh Tý niên (1960), xuân phân tiết. Bổn thôn đồng cung tạo.

Bài vị còn lại thờ CHƯ TỘC PHÁI MINH -THANH

Bài vị ghi: Minh-Thanh chư tộc phái từ đường chi tiên linh liệt vị

Chính giữa là bài vị thờ BÀ HỌ NGÔ: “Khai sơn đại Đàn Việt chủ, Trịnh môn Ngô thị, pháp danh Diệu Thành thần vị”

Bài vị thờ HỘI MINH VĂN:  “Văn Xương miếu, Minh Văn hội, hội viên tiền vãng liệt vị”

Bài vị còn lại thờ LÝ TRƯỞNG XÃ CỔ TRAI:  “Cổ Trai xã, lý trưởng Lý Hữu Hưng thần vị”

Dân làng Cổ Trai, phía đông làng Minh Hương, cũng là người Trung Quốc đến Hội An làm nghề buôn bán. Lý trưởng Lý Hữu Hưng được phụng tự như hậu hiền

Bài vị thờ ký tự gian đông, giỗ từ tháng giêng đến tháng sáu

Bài vị thờ ký tự gian tây, giỗ từ tháng bảy đến tháng chạp

Thiệt sự tìm tư liệu khá là kỳ công, nên chỉ xin các bợn cho 1 like 1 share khích lệ tinh thần đi nào. Chúc các bạn có chuyển đi khám phá Hội An một cách trọn vẹn nhất.

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết:

Tam Quan Chùa Bà Mù – địa điểm check in sống ảo số dzach

Biển An Bàng – không ghé hơi phí

Check in Chùa Cầu Nhật Bản Hội An

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *