#5 Lễ Hội ở Hội An cho bạn tham gia, nét sinh hoạt cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc

Bài viết thuộc danh mục: Hội An

Từ xưa đến nay, lễ hội là một nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước chung và dải đất duyên hải miền Trung nói riêng. Thành phố Hội An được biết đến là một nơi nổi tiếng với những phong cảnh cổ kính đậm chất hoài cổ đượm màu thời gian.

Và dựa trên lịch sử từng là một cảng thị sầm uất, là nơi giao thương văn hóa của nhiều quốc gia từ thuở xa xưa, Hội An cũng có những lễ hội thú vị và đặc sắc giao thoa của nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau tạo nên một nét chấm phá đặc sắc trong bản vẽ của bức tranh cổ phố Hội.

lễ hội bà thu bồn

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về một số lễ hội đặc sắc và thú vị ở Hội An mà bạn không nên bỏ lỡ!

1- LỄ HỘI BÀ THU BỒN – lễ hội độc đáo với nghi thức rước nước về đền

Hàng năm vào giữa tiết xuân, người dân ven sông xứ Quảng lại nô nức lễ hội bà Thu Bồn một lễ hội ở Hội An vô cùng đặc sắc.  Một thần nữ được  tôn vinh là “Bà mẹ xứ sở”. Từ hơn 300 năm trước đến ngày nay lễ hội Bà Thu Bồn vẫn được tồn tại và tổ chức hằng năm từ mùng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.

Lễ hội là biểu hiện của tấm lòng biết ơn mà cư dân nơi đây muốn dâng lên bà. Truyền thuyết kể lại rằng bà Thu Bồn là một nữ tướng nhà Lê khi đánh trận bị đuổi đến đây, bà dừng lại bên ao tắm rửa sạch sẽ rồi tự vẫn. Xác của bà trôi tới làng Thu Bồn rồi được người dân xót thương đem về chăm lo thờ phụng.

lễ hội bà thu bồn

Từ đó trở đi, bà che chở cho dân làng khỏi nhiều tai ương trắc trở, dân làng biết ơn bà xây dựng một đền thờ để hằng năm hành lễ tưởng nhớ.

Mặc dù còn có nhiều cách kể khác về bà Thu Bồn, thế nhưng dù với hiện thân nào, bà Thu Bồn trong tiềm thức của người dân đều vô cùng hiền lành nhân hậu như một người mẹ hiền của người dân, độ trì bảo vệ cho dân làng và được người dân hết lòng tôn kính.

Cứ vào  buổi sáng ngày 11 tháng 2 âm lịch hằng năm, Lễ hội bà Thu Bồn được cử hành với nghi thức đầu tiên là lễ rước nước, hàng trăm người chờ đợi chiếc thuyền đi từ thượng nguồn sông Thu Bồn rồi cùng đoàn rước bộ tiến vào trong lăng tạo nên một màu sắc lễ hội ấn tượng với du khách.

đua thuyền trên sông thu bồn

Phần hội trong lễ hội bà Thu Bồn cũng là một trong những nét đặc sắc tạo nên ấn tượng trong lòng du khách khi đến đây, các hoạt động văn hóa dân gian như hát bài chòi, đua thuyền, đấu võ đài, hội họa hay mua bán như tái hiện lại một bức tranh về cuộc sống của người dân cách đây đã mấy thế kỉ.

2- LỄ HỘI CẦU BÔNG – cầu nguyện mưa thuận gió hòa

Vào tiết trời đầu tháng giêng, người dân ở làng rau Trà Quế lại cùng nhau tổ chức lễ hội cầu Bông nhằm cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Làng rau Trà Quế từ lâu nổi tiếng với nghề làm rau, năm nào thu hoạch rau càng nhiều, mùa màng bội thu, nghề rau càng phát đạt thì lễ hội cầu Bông càng được thực hiện với quy mô lớn hơn. Khi đoàn rước vừa đến đình, các bô lão trong làng tiến hành cúng âm linh và cúng đất theo nghi thức truyền thống.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday
lễ hội cầu bông trà quế

Sau một năm làm việc vất vả, người dân nơi đây luôn ngưỡng vọng về âm đức cô bác tâm linh và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và các bậc tiền hiền có công khai sơn lập địa. Ngoài phần lễ ra thì còn có phần hoạt động hội hè vui chơi để bà con giải trí đầu năm mở màn mùa vụ bước vào một mùa vụ mới.

Phần hội luôn tạo nên sức hấp dẫn và luôn cuốn đối với cả người dân địa phương và du khách với sự sáng tạo và cải tiến hằng năm. Các cuộc thi như làm tôm hữu, thi thố các kĩ năng xới đất chăm bón cây với sự tham gia của các người giỏi nhất tạo nên bản sắc riêng cho lễ hội này.

Lễ hội cầu Bông là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân làng Trà Quế góp phần bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo thêm sản phẩm đặc biệt cho du khách đến đây có góc nhìn mới là hơn về làng rau Trà Quế – Hội An.

3. LỄ HỘI CẦU NGƯ

Đến với Cù Lao Chàm du khách không những được thưởng ngoạn những phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, mà còn bị thu hút bởi những giá trị văn hóa tinh thần – văn hóa phi vật thể của các cư dân vùng biển đảo. Và lễ hội Cầu Ngư là một lễ hội đặc biệt lột tả được hết ý nghĩa về niềm tin và khát vọng của người ngư dân nơi đây.

Việc tôn sùng kính bái cá Ông là một tập tục lâu đời của hầu hết các ngư dân Việt, nơi nào có ngư dân sinh sống làm ăn thì nơi đó sẽ có lăng thờ cá Ông hay còn gọi là lăng Ông.

Người dân quan niệm rằng, cá Ông là vị thần biển thường xuất hiện cứu vớt những người gặp nạn trên biển cả mênh mông, ngài cũng là vị cứu tinh kịp thời của dân chúng khi gặp thủy tai. Nếu vùng biển nào có xác cá ông trôi dạt vào bờ thì đó là điềm may mắn báo hiệu một năm bội thu cho ngư dân vùng biển nơi ấy.

lễ hội cầu ngư Hội An

Xuất phát từ quan niệm đó, hàng năm trước khi chuẩn bị ra khơi, ngư dân Cù Lao Chàm thường tổ chức lễ cúng tại lăng Ông gọi là lễ Cầu Ngư. Lễ hội thường được tổ chức khá quy mô trong ngày 3 và 4 tháng tư âm lịch với sự tham gia của hầu hết ngư dân sinh sống trên đảo cùng du khách trong và ngoài nước. Các nghi thức cúng tế trong lễ Cầu Ngư được diễn ra theo nghi thức tế lễ truyền thống được thực hiện bởi các bô lão trong làng.

Ngày đầu tiên của lễ hội người dân tổ chức bày trí trang trí trong làng, và ở các làng trên các đảo bắt đầu lễ nghênh đón. Kiệu “nghênh” được đặt trên chiếc thuyền lớn được trang trí cờ hoa cờ hội lộng lẫy. Các kiệu nghênh trên cạn cũng như kiệu ngênh trên biển đều được bố trí chiêng trống và nhạc lễ .

Sau khi nghênh thần nhập điện, các bô lão tiến hành cúng âm linh cầu an và tế lễ. Sau khi kết thúc lễ tế thì phần đáng được mong chờ nhất được diễn ra đó là hát Bả Trạo. Các hoạt động thể thao vui chơi giải trí như đua thuyền, bơi lội, lắc thúng chai, kéo co dưới nước như thể hiện mối quan hệ mật thiết và hài hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây…

Lễ hội gửi gắm những khát vọng về nghề đánh cá ra khơi được gió lặng sóng yên, khát vọng về mùa màng,  cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc.

4. LỄ VÍA BÀ THIÊN HẬU – lễ hội đặc sắc ở Hội An

Cứ vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm tại hội quán Phúc Kiếnhội quán Ngũ Bang, cư dân gốc Hóa sống ở Hội An lại cùng nhau tổ chức lễ vía bà Thiên Hậu để tưởng nhớ và suy tôn bà. Theo truyền thuyết kể rằng, bà chính là người  đã công cứu vớt bè thuyền mắc cạn nơi vùng cảng thị thuở xưa.

Không những vậy, nhiều người dân ở đây tin rằng bà Thiên Hậu rất linh thiêng và đã nhiều người gặp khó khăn thành tâm đến khấn vái bà đều được như ý nguyện. Cũng giống như các lễ hội khác, lễ vía Bà Thiên Hậu cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội, với phần lễ được tổ chức chủ trì theo các nghi thức truyền thống của các bô lão người Hoa, và phần hội sẽ có các hoạt động thú vị như múa lân sư, xin xăm,…

thiên hậu thánh mẫu

Đến với lễ hội vía bà Thiên Hậu, du khách như được hòa mình vào với nét văn hóa độc đáo của một bộ phận người Hoa sinh sống nơi đây, cảm nhận được sự thông linh với thần linh và tìm hiểu thêm về tín ngưỡng văn hóa của người Hoa.

Lễ hội vía bà Thiên Hậu là biểu hiện cao nhất cho tinh thần dung hợp nét văn hóa Việt – Hoa từ ngày xưa và cứ thế duy trì và phát triển theo dòng lịch sử đến tận bây giờ.

5. LỄ GIỖ TỔ LÀNG MỘC KIM BỒNG

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia, làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng là một địa điểm du lịch hấp dẫn mới lạ đối với du khách trong và ngoài nước bởi nét đặc sắc mới lạ và ý nghĩa của chính nó.

Làng Mộc Kim Bồng được hình thành vào khoảng thế kỉ 16 và đạt được phồn thịnh đỉnh cao ở thế kỉ 18 và vẫn còn nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Nơi đây được biết đến như là cái nôi sản sinh ra nhiều người thợ mộc tài hoa bậc nhất với kĩ thuật điêu luyện góp công xây dựng những công trình kiến trúc tại Hội An, kinh thành Huế và các vùng lân cận.

lễ vía làng mộc kim bồng

Hằng năm cứ vào mùng 6 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng lại được tổ chức linh đình với sự tham gia của người dân địa phương và cả du khách. Phần lễ được diễn ra tại đình tiền hiền dưới sự chủ trì của các bô lão trong làng. Sau khi lễ xong  các cơ sở, hộ sản xuất nghề mộc, tàu thuyền, xây dựng,.. tiến hành cúng tổ và “phát mộc” tại cơ sở và hộ gia đình của mình.

Phần hội được diễn ra ở trung tâm làng nghề với đa dạng các hoạt động như trình diễn nghề chạm trổ, dệt chiếu, đan rổ, dệt chiếu, chợ quê… Lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng là dịp để người dân xã Cẩm Kim thành phố Hội An làm lễ tưởng nhớ công đức của các vị  tổ nghề mộc, nhắc nhớ với con cháu về nguồn cội và gốc rễ của mình. Lễ hội thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của du khách đến với Hội An.

Lễ hội ở Hội An là một trong những nét đẹp truyền thống đã được người dân nơi đây bảo tồn, gìn giữ và phát huy cho đến tận hôm nay. Đi du lịch Hội An, chính mình tham gia vào các lễ hội truyền thống của địa phương bạn sẽ được khám phá thêm nhiều điều mơi lạ đặc trưng đậm nét văn hóa mà chỉ ở đây mới có thể đem lại.

Viết Bài: Hồng Vũ

Xem thêm bài viết:

Top list khách sạn ở Hội An tốt nhất

List Villa ở Hội An đẹp nhất

20 Resort ở Hội An sang chảnh nhất

Homestay Hội An

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *