Xu Hướng:

#7 làng nghề truyền thống ở Hội An, cho bạn check in khám phá

Bài viết thuộc danh mục:Hội An

Nói đến Hội An người ta thường nhắc đến Phố Cổ là địa điểm mà khách du lịch ghé thăm nhiều nhất. Không những thế mà còn là nơi nổi tiếng với các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Và trong bài viết này mình giới thiệu cho các bạn thêm 7 làng nghề truyền thống ở Hội An mà bạn không nên bỏ qua.

Các làng nghề truyền thống đã có mặt từ lâu đời có lịch sử lên đến 400 năm, gắn bó với người dân nơi đây. Nơi tạo ra các sản phẩm đặc sắc có giá trị đến tận ngày nay đáng để bạn phải trầm trồ thích thú.

Cùng điểm qua các địa chỉ làng nghề truyền thống mà bàn nên ghé qua tham quan nhất tại Hội An:

1. Làng Nghề Làm Đèn Lồng Thủ Công tại Hội An

Hội An có khoảng 32 cơ sở làm và bán đèn lồng. Cho đến nay nghề làm đèn lồng ở Hội An đã đến 400 năm tuổi.

Nghề làm lồng đèn ở Hội An là một trong những nghề thủ công nổi tiếng ở Hội An. Để làm nên một chiếc đèn lồng đẹp sắc sảo và thời gian sử dụng lâu, người thợ thủ công ở đây phải kỹ lưỡng trong tất cả các khâu từ chọn tre cho đến vót nan, nhuộm vải và làm những chiếc tua rua trang trí cho chiếc đèn lồng thêm sinh động.

Cơ sở bán đèn lồng hội an

Nếu đến Hội An, bạn đừng nên bỏ qua địa chỉ của đèn lồng đầy màu sắc nơi đây. Các địa chỉ sản xuất đèn lồng ở Hội An đều có xưởng nằm ngay trong trung tâm phố cổ. Nên rất thuận tiện cho việc tham quan và lựa chọn các sản phẩm đèn lồng ưng ý để làm quà tặng.

Giá tiền: 100k/người có thể tham gia làm lồng đèn cùng với những người thợ và mang những chiếc lồng đèn do chính tay mình làm về như món quà kỷ niệm.

Một số cở sở cho bạn tham quan cũng như mua để làm quà:

  • Xưởng sản xuất đèn lồng Hà Linh:

Địa chỉ: 72 Trần Nhân Tông, Hội An

SĐT: 0905 735 019 – 0914 16 2005

  • Xưởng sản xuất đèn lồng Huỳnh Văn Ba:

Địa chỉ: 54 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An

SĐT: 0935.360197.

Xem chi tiết bài viết về: Làng Nghề sản xuất lồng đền tại Hội An

lồng đèn hội an đầy sắc màu

2. Làng Lụa Hội An

Làng Lụa thủ công truyền thống là một địa chỉ tham quan ở Hội An nhất định bạn phải đến một lần cho biết.

Ghé qua đây các bạn sẽ được chiêm ngưỡng từng quá trình, công đoạn khác nhau, từ vườn dâu cổ thụ, nơi nuôi tằm nhả tơ. Được ngắm những con tằm, được xem công đoạn nấu kén để lấy tơ, đến nơi nghệ nhân dệt vải.

Lụa được dệt từ những sợi tơ óng ánh bên khung cửi và những sản phẩm hoàn chỉnh thành chiếc áo, chiếc khăn rực rỡ màu sắc.

làng lụa hội an

Đặc biệt đến đây bạn còn học được cách phân biệt lụa tơ tằm thật và giả và được nhâm nhi cốc nước dâu tằm mát lịm.

Giá vé: 50k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí.

Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành

Thời gian tham quan: 9h – 16h30

làng lụa hội an

3. Làng Gốm Thanh Hà – làng nghề truyền thống Hội An

Làng gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề truyền thống ở Hội An được hình thành từ thế kỷ 19. Gốm Thanh Hà được người người dân lấy lên từ đất sét dọc sông Thu Bồn để làm .

Đến đây bạn được tham quan từng hộ dân làm gốm từ khâu lọc đất sét cho đến nhào đất, nặn sản phẩm và nung sản phẩm. được  tận tay trải nghiệm trực tiếp làm một sản phẩm của mình.

làng gốm thanh hà - làng nghề truyền thống Hội An

Sau khi tham quan xong bạn còn được tặng 1 món đồ lưu niệm mang về. Nếu còn thời gian hãy tham quan Bảo Tàng Gốm của tư nhân ngay trong Làng Gốm nhé, trong này có rất nhiều điều thú vị.

Địa chỉ: Thuộc khối Nam Diêu, phường Thanh Hà – cách Phố cổ Hội An 3km.

Thời gian tham quan: 9h – 17h00 – Giá vé: 35k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí

công viên làng gốm thanh hà

4. Làng Rau Trà Quế – làng nghề truyền thống được khách du lịch rất quan tâm

Làng rau Trà Quế được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế nên có không gian mát mẽ, trong lành. Rau Trà Quế không chỉ có vị thơm nồng đặc trưng mà đặc biệt là rau sạch được bón phân vô cơ từ chính những rong rêu vớt từ lòng sông chảy quanh làng.

Bạn sẽ được tận mắt ngắm hệ thống tưới rau rất hiện đại, được trải nghiệm làm nông dân, làm bánh tráng.

Địa chỉ: Cách biển An Bàng chỉ 1km và phố cổ Hội An 3km.

Thời gian: Bạn nên đến vào buổi chiều sẽ mát mẻ hơn và được trải nghiệm làm bánh tráng nữa.

làng rau trà quế

5. Rừng Dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh – thu hút khách du lịch

Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh được ví như là “Nam bộ trong lòng phố cổ”. Đến đây bạn sẽ được lên một chiếc thúng nhỏ, anh chèo thuyền sẽ lèo lái đưa bạn tham quan rừng dừa, ngồi trên thuyền thúng bồng bềnh trôi dưới bóng dừa mát rượi.

Được trải nghiệm quăng lưới bắt cá , lắng nghe tiếng xào xạc của những cành dừa rung trong gió. Hay tự tay làm các món đồ xinh xinh thủ công bằng lá dừa non. Nếu muốn thử cảm giác mạnh bạn sẽ được quay như chóng chóng trên thuyền thúng, cảm giác vô cùng phấn khích

Mẹo nhỏ: Nên đến vào buổi sáng tầm 10h sau đó nghỉ trưa và ăn uống tại Khu du lịch sinh thái Xứ Dừa – Tổ 2, Thôn Cồn Nhàn, Xã Cẩm Thanh

Khu này có chòi lá riêng biệt và có võng để nghỉ trưa, xung quang bao bởi rừng dừa và song nước rất mát mẻ, đồ ăn giá rẻ và ngon.

Rừng Dừa Bảy Mẫu: Cách biển An Bàng 7km và phố cổ Hội An 6km

rừng dừa bảy mẫu

6. Làng Mộc Kim Bồng – Làng Mộc truyền thống Hội An

Làng mộc Kim Bồng nằm ở phía Nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Kim Bồng là một trong những làng nghề truyền thống ở Hội An có tuổi đời lên tới 600 năm. Vào thế kỷ 16 thời nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng nhất nhì với những tác phẩm mộc tinh xảo, độc đáo với từng con thuyền, nhà cửa.

làng mộc kim bồng

làng mộc kim bồng
Làng Mộc Kim Bồng còn nổi tiếng với nghề đóng thuyền

làng mộc kim bồng

Những ngôi nhà ở phố cổ Hội An đều nội thất gỗ, hay kèo cột đều được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của các thợ mộc Kim Bồng. Và ngay cả những kiến trúc lớn như Hoàng Thành cố đô Huế và nhiều nơi khác ở Quảng Nam đều có dấu ấn của Làng Mộc Kim Bồng.

Địa chỉ: Đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, Xã Cẩm Kim, Hội An. Cách biển An Bàng 23km, cách Hội An 16km

Mẹo hay: Vì làng Mộc hơi xa và nhiều trải nghiệm với khung cảnh làng quê yên bình nên có thể dành 1 ngày để thăm làng Mộc nếu bạn có thời gian

7. Làng Đúc Đồng Phước Kiều – Làng đúc có tiếng ở Quảng Nam

Phước Kiều là làng đúc với tuổi đời lên tới 400 năm. Đến thăm Làng đúc Phước Kiều, bạn sẽ thấy các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chiêng, phèng là,… và cả các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày như nồi niêu, xoong chảo, chén bát,…

Lưu ý: Cũng hơi xa nên có thể dành hơn nửa ngày tham quan làng đúc đồng Phước Kiều.

Địa chỉ: Điện Phương Điện Bàn, cách biển An Bàng 15km, cách phố cổ Hội An 8km.

làng đúc phước kiều - làng nghề truyền thống Hội An
Làng Đúc Phước Kiều

làng đúc phước kiều

Với 7 địa điểm làng nghề truyền thống ở Hội An trên hy vọng sẽ cho bạn thêm địa điểm check in lý tưởng. Thêm được nhiều trải nghiệm thú vị khi đến đây.

Ngoài những làng nghề kể trên, đến Hội An bạn có thể trải nghiệm đi thuyền trên sông, thả đèn hoa đăng, ngồi xích lô dạo phố cổ, hay thong dong đi bộ ngắm phố lên đèn lung linh và huyền ảo, mọi trải nghiệm ở Hội An đều vô cùng thú vị!

Viết bài : Trung Nguyễn

 

quan-tam-bai-viet

Homestay Hội An gần trung tâm

Xe bus Chu Lai – Hội An

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo