Xu Hướng:

Hội Quán Tam Sơn 三山會館 – Cầu Bình An – Tài Lộc – Con Cái

Bài viết thuộc danh mục:Sài Gòn

Hội Quán Tam Sơn ( 三山會館 ) là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa, được xây dựng vào năm 1839, một địa điểm cầu tài – cầu lộc – cầu tự nổi tiếng linh ứng ở khu vực Chợ Lớn.

Hội Quán Tam Sơn

Địa chỉ này ít được review trên các trang mạng xã hội, nên tình cờ đi ngang mình thấy tò mò ghé vào tham quan cho biết. Trong bài viết này mình xin cho sẻ một vài thông tin mình tìm hiểu được về Hội Quán Tam Sơn này nhé.

Hội Quán Tam Sơn ở đâu?

Hội Quán có diện tích khá nhỏ, nơi mà người Hoa ở khu vực Chợ Lớn hay ghé để cúng giải hạn, tam tai….. Địa chỉ tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5, TP HCM

Vừa bước vào cửa bạn sẽ gặp một vài người đứng mời chào dịch vụ ” giải trừ Tiểu Nhân – Cúng Cầu Lộc Tài ” – Giá combo có người hỗ trợ – đọc sớ cúng – hướng dẫn luôn tầm 300k – 400k ( bao gồm cả sớ khấn )

Cúng Cầu Tài
Một ” thầy cúng ở Hội Quán” đang đọc sớ cho một anh khách

Gửi xe trong chùa 5k

Xem ngay: Chỗ thuê xe máy ở Sài Gòn

Lịch sử về Hội Quán Tam Sơn

Hội quán được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến thời vua Minh Mạng .

Hội quán Tam Sơn là trụ sở của di dân người Hoa quê ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Tam Sơn là ba ngọn núi Bình Sơn, Cửu Tiên Sơn, Việt Vương Sơn ở Phúc Châu.

Gian bên trái thờ Chúa Sinh Nương Nương với khám thờ chạm trổ “phụng hoàng triều nguyệt”, “Phúc – Lộc – Thọ”, “Bát Tiên”… Trước tượng Chúa Sinh Nương Nương là 12 tượng của 12 Bà Mụ, mỗi tượng bồng trên tay một đứa trẻ.

Bên phải gian thờ Thiên Hậu là gian thờ Phúc Đức Chính Thần. Khám thờ và hương án thờ Phúc Đức Chính Thần có kích thước và chạm trổ giống với  khám thờ Chúa Sinh Nương Nương. Tượng Phúc Đức Chính Thần thể hiện một ông lão ngồi trên ngai, hai bên có hai người hầu

Bàn thờ Thần Tài, Thái Tuế, Bao Công đặt ở bên trái chính điện, đối xứng với bàn thờ Thạch Cảm Đương, Thần Xã Tắc, Văn Xương Đế Quân, Thần Thành Hoàng đặt ở bên phải

Tượng Thần Tài và bài vị Thạch Cảm Đương, Thần Xã Tắc được đặt trên nền gạch. Tượng Thái Tuế và tượng Bao Công trong tủ kính, đặt trên hương án.  Bên phải hương án này có giá chuông và giá trống. Chuông được đúc vào năm 1898.

Án thờ và tượng Văn Xương Đế Quân, Thần Thành Hoàng cũng được bài trí như án thờ Thái Tuế Tinh Quân và Bao Công. Trên mảng tường gần án thờ này có tấm bia đá do Nữ hội Tam Sơn lập năm 1904

Phía gần thềm tam cấp, gian giữa chính điện là án thờ Quan Âm Đại Sĩ. Ngoài tượng Quan Âm Đại Sĩ còn có tượng Tề Thiên Đại Thánh và Hoa Quang Đại Đế, lư hương, chân đèn

Theo nội dung bia đá lập vào năm 1954 ghi lại sự kiện trùng tu hội quán thì không rõ hội quán Tam Sơn được xây dựng lúc nào, chỉ biết tòa nhà phía trước xây dựng vào năm Bính Thìn niên hiệu Gia Khánh (1796), đến năm Đinh Hợi niên hiệu Quang Tự thứ 13 (1887) thì trùng tu.

Đền thờ thể hiện một phần nét văn hóa sinh hoạt của công đồng người hoa. Đi đến nơi nào họ dừng chân lại cũng đều xây đền thờ, chùa để phù hộ cho họ bình an, ngoài ra nơi đây là hội quán tương trợ lẫn nhau.

Cái tên Tam Sơn có ý nghĩa gì?

Nằm gần một hiệu sách nổi tiếng của Chợ Lớn – Bồi Trí Hãng, là một hội quán người Hoa với chiếc cổng vô cùng đặc trưng mà ít nhiều ai đi ngang qua cũng để ý, Hội quán Tam Sơn (三山會館) hay Thiên Hậu Cung (天后宮) được mệnh danh là một trong những nơi “cầu tự” linh thiêng nhất Sài Gòn

Hội Quán Tam Sơn là một hội quán của người Hoa gốc Phước Kiến tại Chợ Lớn, được dựng xây vào khoảng năm 1839, đây là nơi ban đầu phụng thờ Kim Huê Thánh Mẫu (金花聖母), sau đó chuyển thành nơi thờ cúng Ma Tổ (媽祖婆) với vai trò chánh thần

Vậy cái tên Tam Sơn (三山) của hội quán này từ đâu mà có?

Tam (三) là “ba”; Sơn (山) là “núi” – Tam Sơn có nghĩa là “ba ngọn núi”; thực ra cái tên Tam Sơn chính là một trong những tên gọi của vùng Phước Châu (福州) của tỉnh Phước Kiến. Cái tên này xuất phát từ 3 ngọn núi tại Phước Châu là: núi Ư (於山), núi Ô Thạch (烏石山) và núi Bình (屏山). Cũng tại Phước Châu này có một thị trấn cũng mang tên “Tam Sơn” (三山鎮).

Cũng như Miếu Bà Thiên Hậu, Hội quán Tam Sơn và Thiên Hậu Cung là hai cơ sở độc lập, Thiên Hậu Cung được quản lý bởi Hội quán.

Cái tên “Tam Sơn” chính là cái tên gắn liền với cộng đồng người Hoa Chợ Lớn gốc Phước Kiến đặt cho hội quán này để cho họ nhớ về những gì thuộc về cố hương của mình

Thờ cúng những vị nào ?

Ban đầu nơi đây thờ Kim Huê Thánh Mẫu ( nữ thần vị thần phụ trách vấn đề sanh nở theo quan niệm Trung Hoa ) về sau Thiên Hậu Thánh Mẫu hiện được thờ phụng ở vị chính trung tâm Chánh Điện.

  • Thiên Hậu Thánh Mẫu: tức Thiên Hậu Nguyên Quân, Ma Tổ, vị nữ thần được các triều đình Trung Hoa phong tặng nhiều danh hiệu cao quí vì rất hiển linh, phù hộ dân lành, cứu giúp người đi biển
  • Chúa Sinh Nương Nương: tức Kim Hoa Nương Nương, Bà Chúa Thai Sinh, Mẹ Sinh Mẹ Đậu, vị nữ thần phù hộ việc sinh con, nuôi dạy con cái

Bên cạnh đó hội quán còn thờ Quan Công, Quan Âm, Thái Tuế Long Vương, Thần tài thổ địa mang đậm nét văn hoá của Đạo giáo Trung Hoa .

Cúng thờ

Hằng năm đến gần tết nơi đây có tập tục ” Đánh tiểu nhân ”  mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình, tập tục diễn ra từ tháng Giêng kéo dài cho đến đầu tháng Hai âm lịch, trong đó lễ chính là vào ngày vía thần Bạch Hổ.

Bởi theo quan niệm dân gian của người Hoa, thần Bạch Hổ cũng là khắc tinh của “tiểu nhân”. Để linh ứng, tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” phải được diễn ra trước khu vực thờ Bạch Hổ

Kiến trúc của Hội Quán Tam Sơn

Nếu sét về tổng thể thì Hội quán Tam Sơn nhỏ hơn các hội quán khác ở quận 5. Cũng được thiết kế theo phong cách trung hoa gồm: sân trước, tiền điện, trung điện và chính điện.

Dọc hai bên là tả vu và hữu vu được ngăn từng gian nhỏ thờ phượng những vị thánh mà người hoa xem trọng

Sân thiên tỉnh ở giữa tiền điện và trung điện kết hợp với hành lang trước tả vu và hữu vu tạo thành lối đi thông thương giữa các điện thờ.

Cửa vào tiền điện hướng thẳng ra cổng tam quan của hội quán. Phía trên hàng chữ  Hán “Tam Sơn hội  quán” đắp  nổi trên cửa còn có tấm biển gỗ ghi từ trên xuống ba chữ Hán “Thiên Hậu cung”.

Mảng tường hai bên đắp nổi hình ngư – tiều – canh – độc, hai bên cửa có câu đối:

“TAM xích hiển thần linh, hải quốc hàng phàm tư phổ tế,

SƠN tưu triêm thánh trạch, Mi Châu trở đậu khánh trùng quang”

Kiến trúc của Hội Quán Tam Sơn

Nơi Thờ Cúng Trong Hội Quán

Chính điện được xây dựng theo kiểu nhà ba gian, mái lợp ngói ống, trang trí phù điêu lưỡng long triều nguyệt, phụng hoàng, kỳ lân, tượng ông Nhật bà Nguyệt do lò gốm Bửu Nguyên tạo tác vào năm 1926.

Càng vào trong các điện thờ càng được tôn cao dần lên. Mỗi điện thờ có một bộ khung chịu lực riêng và lớp mái riêng lợp ngói ống, diềm mái bằng ngói thanh lưu ly.

Nóc mái tiền điện trang trí phù điêu do lò gốm Bửu Nguyên làm vào năm 1914 với tượng gốm lưỡng long triều nguyệt, phụng hoàng, cá hóa long, kỳ lân, quan lính… Hai đầu mái gắn tượng ông Nhật và bà Nguyệt.

Hội quán là một địa điểm mà bạn có thể được chiêm ngưỡng khám phá một nét văn hóa tập tục của người Hoa thú vị, nếu có dịp đến với quận 5 Sài Gòn bạn đừng nên bỏ lỡ ghé qua tham quan Hội Quán Tam Sơn nhé…

Viết Bài: Trung Nguyễn

Xem thêm các địa điểm tham quan gần Hội Quán Tam Sơn:

Chùa Bà Hải Nam 瓊府會館

Hào Sĩ Phường – con hẻm đã trải qua hơn 100 năm

Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố

Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

Nhà Hát Thành Phố

Lăng Ông Bà Chiểu – nhiều thứ hay ho cho bạn tìm hiểu

Dinh Độc Lập kiến trúc đẹp khỏi bàn

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo