Vài nét về địa danh Vàm ở Nam Kỳ lục tỉnh

Bài viết thuộc danh mục: Tiền Giang

Người Nam Kỳ gọi vàm là chổ ngã ba nơi một con sông nhỏ, con rạch chảy ra giáp với con sông lớn.

Ở Gò Công có Vàm Láng là một cảng biển trên sông Soai Rạp, là nơi có rạch Vàm Láng xưa gọi là rạch Cần Lộc đổ ra sông Soai Rạp. Vàm Láng có một giai thoại liên quan đến vua Gia Long.

vàm láng
Ảnh: Tinh Tế

Trong một lần bị quân Tây Sơn đuổi sau lưng, trước mặt thì mây đen giông gió ào ào, trong cơn tuyệt vọng chúa Nguyễn Ánh đã quỳ xuống vái lên Trời cầu xin thì gió nổi lên dữ dội, thuyền của quân Tây Sơn rượt gần đến thì bị gió thổi gãy cột buồm, văng bánh lái, thuyền xoay vòng rồi lật úp, thuyền quân Nguyễn cũng chao đảo sắp lật, tự nhiên lúc đó có 2 con cá ông kẹp hai bên mạn thuyền chúa Nguyễn Ánh, đưa lưng đỡ và dìu thuyền vào đến ngay đất Vàm Láng bình an vô sự. Sau 1802 vua Gia Long đã sắc phong cho cá ông là Thượng Đẳng Thần cũng từ tích này.

“Anh đi ghe lúa Gò Công
Vô vàm Bao Ngược, bị giông đứt buồm
Thuyền anh cao nhưng sóng cả nhận chìm
Em trông sông bao nhiêu khúc nỗi niềm ruột đau”

Câu ca dao nhắc tới Vàm Bao Ngược .

Vàm Bao Ngược là tên khúc sông Vàm Cỏ đoạn từ vàm sông Tra kinh Chợ Gạo tới Soai Rạp. Khúc này sóng lớn vì nhận nước, ảnh hưởng thủy triều dòng chảy của 3 luồng nước mạnh, một luồng từ sông Tra kinh Chợ Gạo đổ ra, một luồng từ thượng nguồn Vàm Cỏ đổ xuống và một luồng ngược từ Soai Rạp đổ vô. Cho nên xưa ai đi ghe ngang khúc này đều sợ xanh mặt. Bản thân sông Vàm Cỏ cũng có từ Vàm, Vàm đây cũng ám chỉ sông này chảy ra Soai Rạp. Trong thư tịch nhà Nguyễn thì sông Vàm Cỏ có tên sông Ngưu Chữ, tức là sông hình thành do đường trâu đi. Có tích Gia Long cởi trâu vượt sông ở khúc này

Con sông đào Bảo Định ( Sông Vũng Gù ) nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây cũng có hai cái vàm.

Vàm Bảo Định phía Tân An là nơi có nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ Lê Phát Sỹ năm xưa, người ta nói ông Huyện Sỹ xây nhà ngay hàm rồng ở vàm này nên giàu xụ nứt vách đổ tường. Ngày nay khu nhà lầu đó là ủy ban tỉnh Long An.

Vàm Bảo Định mé Mỹ Tho là nơi có tượng ông Nguyễn Hữu Huân .Là vì ngày 19 tháng 5 năm 1875, người Pháp cho tàu chở Nguyễn Hữu Huân xuôi theo dòng Bảo Định về Mỹ Tịnh An và hành quyết lúc 12 giờ trưa.

Ở đất Định Tường xưa có hai cái vàm cũng có tiếng.

Vàm Trà Lọt là ngã ba sông Tiền và rạch Thông Lưu ở Hòa Khánh là nơi trong một đêm tối trời năm 1781 chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn rượt đã chạy vào, chính ông Lê Văn Duyệt đã dùng sức kéo thuyền chúa vào bờ, gia đình ông Lê Văn Toại đã cưu mang đoàn tùy tùng của Nguyễn Ánh, cung cấp lúa gao, sau đó cho con trai Lê Văn Duyệt theo hầu, và nhờ vậy mà lịch sử VN có Tả Quân Lê Văn Duyệt lừng danh.

Vàm Xoài Mút là nơi Nguyện Huệ phục binh đánh hạm đội của Xiêm năm 1785

“Thứ nhất Vàm Nao, thứ nhì Bao Ngược”

Câu ca dao dẫn chúng ta về An Giang, ở đó có Vàm Nao cũng nổi tiếng sóng to gió lớn. Con sông này ngắn nhưng nối giữa sông Tiền và sông Hậu, có sự chênh nhau về cao thấp nên thủy triều rất mạnh, ghe tàu qua sông này ai cũng sợ. Sông lại có nhiều loài cá rất to như cá hô (Hình), tương truyền nơi này có thủy quái ,có cá sấu hung dữ 5 chân gọi là ” Ông Năm Chèo”

“Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi,
Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”

1 phút quảng cáo

STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay

Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

Staynow
TRUY CẬP NGAY STAYNOW.VN để tìm phòng giá rẻ nhé: https://staynow.vn

Nước sông chảy cuộn xoáy dữ tợn, đến nỗi rắn bơi qua bị xoáy nước cuốn vào vặn đứt đuôi

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em, xin sắm một con đò.
Để em qua lại mua cò gởi thơ”

Vàm Xáng vì đây là chỗ kinh xáng Xà No đổ ra sông Cần Thơ .Gần đó có chợ nổi nên mua bán tấp nập, ghe thuyền nhộn nhịp, trai thanh gái đẹp hò hát suốt ngày .

Còn hằng hà sa số Vàm nữa kể tới khuya cũng không hết .

Nguồn: Lượm nhặt trên mạng

Xem thêm các vài viết khác:

Đình Trung – Gò Công, ngôi đình cổ giữa lòng thị xã

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) – Mả Bà Hầu

Lăng Hoàng Gia – Đức Quốc Công Từ

Dinh Tỉnh Trưởng – ngôi dinh Chánh Tham biện Gò Công

Chùa Vĩnh Tràng – một ngôi chùa cổ và đẹp nhất ở miền Tây

Cảng Du Thuyền Mỹ Tho – điểm check in sống ảo sang chảnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *