Xu Hướng:

Đình Tân Đông – Gò Công (Đình Gò Táo)

Bài viết thuộc danh mục:Tiền Giang

Đình Tân Đông còn gọi là Đình Gò Táo, thuộc ấp Gò Táo xã Tân Đông huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, đây là ngôi đình cổ có tuổi đời hơn 100 năm tuổi, đã có thời điểm ngôi đình xuống cấp trầm trọng nhưng hiện nay đã được trùng tu.

Đình Tân Đông Gò Công
Đình lúc chưa tu sửa

Ngôi đình có kiến trúc và văn hoá cổ đã tồn tại qua bao thế hệ của người dân Gò Công… nét hoài cổ vẫn còn đó, cây bồ đề cổ thụ với bộ rễ vẫn nguyên vẹn ôm mái đình thật độc đáo, toát lên vẻ đẹp cổ kỳ mỹ…

Giới thiệu về Đình Gò Táo (Đình Tân Đông)

Đình Gò Táo là tên gọi khác của đình Tân Đông, đây được xem là ngôi đình độc nhất vô nhị vì toàn bộ kiến trúc đình được ôm trọn bởi hàng trăm búi rễ của 3 ba cây bồ đề. Đình nằm giữa cánh đồng cỏ mọc um tùm gồm gian chánh điện, gian phụ và sân đình. Phía trước đình có khắc niên đại năm 1907, không ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay năm trùng tu.

Đình Tân Đông - Đình Gò Táo

Theo nhiều bậc cao niên nhận định rằng ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, nhưng kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình lại mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn.

Có ai đó đã đến đào 1 cây bồ đề dân làng biết nên cản lại giờ còn 2 cây ở mặt tiền chính điện. Với người dân nơi đây, bồ đề được xem như hai cây thần vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt và mưa bão. Họ cho rằng ngôi đình rất linh thiêng nên sớm tối nhang khói, quét dọn và thờ phụng. Đình Tân Đông như một niềm tự hào về một di tích lịch sử đặc biệt.

Lịch sử

Ngay cả giai thoại về chuyện xây đình cũng đủ làm tò mò: được khởi công xây dựng từ hồi năm 1904, dưới sự bảo hộ của đức bà Từ Dũ, đã cho người từ Huế vô để thi công, bảo đảm chất lượng và tánh mỹ thuật của nhà rường Huế. Cũng giữa năm nầy xảy ra sự kiện lụt năm Giáp Thìn khiến cả vùng Gò Công tiêu điều, thêm nữa là tình hình triều đình nhiều thay đổi, Pháp tăgn cường các hoạt động xu thuế nên việc xây dựng đình bị đình trệ. Tới năm 1907, đình mới được xây dựng xong tại địa điểm hiện tại (cách địa điểm cũ hơn cây số)

Đình Gò Táo nhìn từ xa
Đình Gò Táo nhìn từ xa

Điểm độc đáo nữa của của đình mà không nơi nào có được là mặc dầu bị thời gian tàn phá, hầu hết các kiến trúc chính như cột trụ, kèo đỡ, võ ca, nhà hội,…đều đã hư hỏng và đổ nát, mái ngói bị lủng nhiều chổ nhưng nhờ bộ rễ của hai cây bồ đề dày đặc, chạy dọc theo các rường và cắm sâu xuống đất như một cái giá đỡ vững chắc cho phần vách tường và cột còn lại khỏi sụp đổ. Những hoa văn trang trí trong đình dù đã bị rêu phong bao phủ, nhưng vẫn còn đó nét tinh tế, nổi bật trên các cột, kèo, bao lam…

Vết tích còn lại, đánh dấu năm 1907 – Hệ thống kèo đã rệu rã – Bao lam & mái – Những cây cột rêu phong

Đình Tân Đông

Nghe nói đình trước đây có sắc phong Thành hoàng bổn cảnh, khôi phục uy danh cho Tả quân Lê Văn Duyệt, người có công trong công cuộc phục vị của vua Gia Long cũng như quá trình khai phá xây dựng miền Nam. Sắc phong bị mất tích hồi những năm 80, một trong những lý do việc trùng tu đình bị trì hoãn khi không biết gốc tích, không biết rõ vị thần hay công thần nào. Một lý do hết sức XHCN.

Bàn thờ tiền hiền, hậu hiền chỉ còn lại những mảng gạch nát

Chánh điện thờ THẦN, cùng Hữu ban, Tả ban – Bàn thờ tiền hiền, hậu hiền chỉ còn lại những mảng gạch nát

Đứng dưới tán cây mát rượi, giữa mênh mông đồng ruộng, nhìn mái đình xuống cấp, rơi rụng từng ngày mà hậu bối xót xa. Khả năng hồi phục dường như rất thấp, chỉ mong chánh quyền dòm ngó để bảo lưu lại dấu vết còn lại nầy để con cháu đời sau.

Đình đã được cải tạo tu sửa

Việc tu sửa chỉ là làm lại chánh điện thôi, chu vi chắc cỡ cái miếu, không thể huy hoàng như cái đình rộng lớn khi xưa. Nhưng đây là sự cố gắng của chánh quyền tỉnh Tiền Giang.

Đình mới sửa sẽ giữ lại mặt tiền cũ, tức là mấy cây đa leo tường vẫn trường tồn cùng năm tháng, mái đình có rể cây đu bám đã là thương hiệu của đình Gò Táo.Thấy chánh giữa vẫn giữ lại ba cái bàn thờ bằng xi măng của đình ngày trước

Bia Đình

Bia Đình

Cảnh mái dột cột xiêu gió lùa của nó, một nét đẹp của xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, mường tượng ra tiếng quân reo ngựa hí,tiếng trống cầm canh, tiếng chưn giục giã mau mau tới đình coi hát bội của hồi xưa

Đình lúc chưa sửa chữa
Lúc chưa sửa chữa

Về việc sửa chữa thì chắc chắn nó không còn như xưa, có lẽ khi sửa xong nó sẽ có màu sơn công nghiệp mới, nó không còn cảnh rêu phong trơ gan cùng tuế nguyệt, nhưng nó sẽ kín hơn trước mưa thốc gió lùa

Biết sao đặng, sống ở đời có lúc này lúc khác, có cũ thì có mới, có ai đâu cứ mường tượng cái cũ hoài trong cảnh dột nát

Cách đi tới Đình Gò Táo

Từ ngã tư Long Thuận, hướng đi về Tân tây mà thẳng tiến, chạy chừng 5 cây số sẽ tới Nghĩa trang các ông cố nội. Vừa qua khỏi nghĩa trang là có một con đường nhỏ, mon theo con đường nầy tầm 200 thước là thấy đình oai vệ bên tay mặt.

Link google maps: https://maps.app.goo.gl/RGX6zY5oXi5vYbuo6

Tổng hợp: Trung Nguyễn

Xem thêm các vài viết khác về Tiền Giang:

Đình Trung – Gò Công, ngôi đình cổ giữa lòng thị xã

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) – Mả Bà Hầu

Lăng Hoàng Gia – Đức Quốc Công Từ nơi thờ ông Phạm Đăng Hưng

Dinh Tỉnh Trưởng – ngôi dinh Chánh Tham biện Gò Công

 nhất ở miền Tây

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo