Xu Hướng:

Phượt Gò Công – Tiền Giang thăm kiến trúc cổ cuối tuần

Bài viết thuộc danh mục:Tiền Giang

Gò Công là đô thị loại 3 thuộc tỉnh Tiền Giang. Xưa là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa.

Thị xã Gò Công nằm ở trung tâm phía Đông tỉnh Tiền Giang và tiếp giáp với:

  • Giáp huyện Gò Công Đông
  • Huyện Gò Công Tây ở Phía Tây
  • Phía Bắc giáp tỉnh Long An.

Đến Gò Công thăm kiến trúc cổ cuối tuần

Từ TP Hồ Chí Minh, mình đi theo hướng quốc lộ 50 thẳng một đường là đến thị xã Gò Công – Tiền Giang, một thị xã không quá nhộn nhịp và đông dân cư, đường đi cực kỳ thoáng và mát mẻ.

Qua Cầu Mỹ Lợi cây cầu mới đươc xây xong thay thế cho phà Mỹ Lợi. Đứng trên cầu hóng mát nhìn xuống đôi bờ sông ngắm cảnh tàu, xuồng tấp nập thật là thanh bình .

cầu mỹ lợi
Cầu Mỹ Lợi

Đứng trên cầu Mỹ Lợi – Gò Công nhìn xuống đôi bờ sông

Đi Gò Công

Vừa đặt chân vào Gò Công chúng tôi bắt gặp ngay các công trình cổ từ thời Pháp vẫn còn nguyên ven đến bây giờ .

Đình Trung – Gò Công

Đình Trung  thị xã Gò Công, Tiền Giang có diện tích khá lớn. Từ thời xưa đình được gọi là Đình Thành phố, cho tới năm 1882, thị xã Gò Công được gọi là làng Thành phố, tỉnh Gò Công, đình có tên “Đình Thành Phố Thôn”.  Đến năm 1930, đình được nâng cấp, xây dựng lại với qui mô bề thế như hiện nay. Tới năm 2004, đình mới đổi tên là Đình Trung.

Đình Trung Gò Công

Đình Trung được xây dựng từ các cây, gỗ quí, bền chắc, phía trước chia làm 5 căn, 6 cột có liễn đối theo cặp và ba bộ cửa hình chữ “Thọ” tròn sơn đỏ. Kiến trúc ngôi đình là một phức hợp, có ba tòa nhà (võ ca, võ quy, chính điện và đều có 3 gian, 2 chái) xếp nếp theo hướng Bắc Nam. Các mái chồng lớp nhau theo thế “sắp đọi”, đầu hồi vươn cao khắc chạm hình “long hổ hội” và hình rùa đội “Hà đồ lạc thư”.

Nhà Đốc Phủ Hải – Gò Công

Một ngôi nhà cổ do bà Trần Thị Sanh con của Bá hộ Trần Văn Đồ dựng năm 1890, có lối kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây độc đáo. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Về xứ Gò Dông ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc bạn có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ

Nhà Đốc Phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải đã qua nhiều lần tu bổ và sửa chữa, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông-nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ)

Nhà Đốc Phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải nằm tại số 49 đường Hai Bà Trưng –  thị xã Gò Công – Tiền Giang. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994 .

Nhóm mình đi trúng dịp đoàn làm phim HTV đang làm phim nên không được vào trong , hy vong đợt sau sẽ vào tham quan .

Một Ngôi Đình Cổ

Ngôi đình có kiến trúc khá lạ mắt nên mình chụp lại cho các bạn tham khảo, ngôi đình được xây dựng với 2 tầng mái dạng trùm thiềm điệp ốc.

Đình Cổ ở Gò Công

Dinh Tỉnh Trưởng 

Phượt  Gò Công chúng ta không thể bỏ qua đia điểm này, Dinh Tỉnh Trưởng xây dựng theo kiến trúc Pháp ngày trước có tên là Dinh chánh tham biện Gò Công (sau này là dinh tỉnh trưởng), được xây dựng vào năm 1885.

Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn , công trình được xây bằng toàn bộ vật liệu được mang từ Pháp sang. Dinh thự đồ sộ với quy mô một trệt một lầu, diện tích khoảng 1.000m2, thế nhưng dinh này bị bỏ quên hơn 20 năm.

Dinh Tỉnh Trường Gò Công

Đền Thờ Anh Hùng Dân Tộc Trương Định

Lăng mộ và đền thờ Trương Định tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Đền Thờ Trương Định

Đền Thờ Trương Định

TIỂU SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH: THÂN THẾ: Trương Định sinh năm 1820 tại huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, con ông Trương Cầm, Lãnh binh tỉnh Gia Định.

Thời Thiệu Trị theo cha vào Nam, cưới vợ ở Tân An.

Thời Tự Đức, chiêu mộ dân nghèo, khai hoang lập đồn điền ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay) Được bổ làm Quản cơ, tướng mạo khôi ngô, giỏi võ nghệ, thông binh thư, thi đậu cử nhân võ.

SỰ NGHIỆP: Từng giữ chức Chánh quản cơ chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức Phó lãnh binh tỉnh Gia Định.

Giải phóng Gò Công ngày 01-3-1862.

Chống hàng ước Nhâm Tuất (5-6-1862) của Triều đình Huế. Chống lệnh vua, ông ở lại cùng dân chiến đấu.

Nhận chức Bình Tây Đại Nguyên Soái do dân phong. Uy danh Trương Định đã vang lừng 6 Tỉnh và khắp cả nước.

Ngày 20-8-1864 tức 18-7-Năm Giáp Tý, ông bị địch vây đánh tại “Đám lá tối trời”, thuộc xã Gia Thuận ngày nay. Ông bị thương nặng và dùng gươm tự sát, thọ 44 tuổi.

Với truyền thống “sống oanh liệt, chết vẻ vang”, ông xứng đáng là ANH HÙNG DÂN TỘC.

Đền Thờ Trương Định

(Trích Trương Định, Thủ Khoa Huân-Tiền Giang)

Có dịp đến Gò Công bạn nhớ ghé qua nơi đây để viếng anh hùng Trương Định nhé, càng thêm cảm khái hào khí bất khuất ngút trời của một anh hùng vì dân vì nước trân quý muôn đời

Nhà Thờ Thánh Tâm

Địa chỉ : 49 Nguyễn Trãi, P. 2, Tx. Gò Công

Công trình cổ nổi bật trên nền trời Gò Công là nhà thờ Thánh Tâm Gò Công rất đẹp và trang nhã. Thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, cho cảm giác vừa ngạo nghễ vươn cao, vừa thanh lịch bí ẩn

Lăng Hoàng Gia 

Du Lịch Tiền Giang đến Gò Công mà không ghé thăm nơi đây thì quá đáng tiếc luôn.

Cho này không bảng hiêu chỉ dẫn nên khó tìm .

chi dan den lang hoang gia

Lăng Hoàng Gia được xây trên gò Sơn Quy (có hình con rùa nên dân gian gọi là Gò Rùa, sau được vua Tự Đức đổi thành Sơn Quy) thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Lăng Hoàng Gia

Khu lăng được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2, nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km.

Dòng họ Phạm đã sống lâu đời và nổi tiếng ở đất Gò Công. Ông Phạm Đăng Khoa là người khai hoang lập nghiệp ở xứ này. Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ tư. Vì là ông ngoại vua Tự Đức, cha của Hoàng thái Hậu Từ Dụ, tước Đức Quốc công, nên sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825).

Lăng Hoàng Gia

Lăng Hoàng Gia

Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng Gia.

Cuối cùng là ra Biển Tân Thành ăn hải sản .

Nhóm minh đi ngay lúc thủy triều xuống , nên xuống nghịch bùn và cào ngêu luôn, rất thích vụ nghịch này 😀

Biển Tân Thành

Hải Sản ở Gò Công

Đầu bãi biển Tân Thành có bán hải sản khá nhìu, có chế biến luôn, giá cũng rẻ

  • Mực to, tươi = 70k/kgnghêu 25k/kg
  • Sò huyết 70k
  • Tôm 200k

Gọi 2.2kg mực xào saté, 2 kg nghêu hấp xả, 1 kg sò huyết rang me.

Tổng cộng 350k gồm tiền chế biến ( Giá tùy mùa nữa nha )

Chọn xong thì cứ việc chạy ra bãi biển ngồi, lát có người đem vào, nhận hàng trả tiền
hải-sản-ở-gò-công-22

hải-sản-ở-gò-công -11

hải-sản-ở-gò-công-12

Một số thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn có 1 chuyến đi thú vị . Được chiêm ngưỡng cảnh đẹp , thưởng thức hải sản tươi ngon.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

Xem thêm các bài viết khác về Tiền Giang:

Chùa Vĩnh Tràng – một ngôi chùa cổ đẹp và độc đáo

Cảng Du Thuyền Mỹ Tho – điểm check in sống ảo sang chảnh

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo