Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) – Mả Bà Hầu

Bài viết thuộc danh mục: Tiền Giang

Di tích lăng mộ Bà Trần thị Sanh, phu nhân của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Công Định ( Không hiểu thế nào sau này lại bỏ mất chữ Công !!!) , em con cô cậu ruột với Hoàng Thái hậu Từ Dũ, thân mẫu vua Tự Đức . Một di tích lịch sử được xếp hạng cấp Tỉnh nhưng ít được chăm sóc.

1. Lịch sử

Trước nhứt nên nói sơ về vai trò lịch sử của người đàn bà có tên Trần Thị Sanh này, bà Sanh là một người có liên quan tới lịch sử hình thành nên đất Gò Công Tiền Giang.

Bà Trần Thị Sanh sanh ngày 7/1/1820 và mất ngày 21/12/1882, con gái thứ sáu của Bá hộ Trần Văn Đổ và bà Phạm Thị Phụng (1782-1875). Bà Phụng là em gái út của ông Phạm Đăng Hưng, ông Hưng là thân sinh của bà Phạm Thị Hằng (Hoàng Thái hậu Từ Dụ). Suy ra bà Trần Thị Sanh là em con cô cậu ruột với Hoàng Thái hậu Từ Dũ – thân mẫu của vua Tự Đức.

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) - Mả Bà Hầu

Đó là nói về dòng họ thế gia của bà. Còn về mặt lịch sử thì bà Sanh là vợ thứ thất của Trương Công Định. Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Công Định (Quản Định) rút quân đồn điền của mình về cố thủ ở Gò Công năm 1861, lúc đó ông 41 tuổi còn khá trẻ, sử ghi rằng ông đã có một người vợ chánh thất tên Lê Thị Thưởng con một phú hộ đất Tân Hòa, về Gò Công ông đã cưới bà Trần Thị Sanh làm vợ thứ 2.

Mây giăng Truông Cóc đường quan vắng
Trăng xế Gò Rùa tiếng đẩu tan.

Khi làm vợ thứ thất Trương Công Định bà Sanh đang ở góa, chồng cũ bà là bá hộ Dương Tấn Bổn.B à Sanh nổi tiếng giàu nứt vách đổ tường ở Gò Công. Làm vợ thứ thất ông Định, bà Sanh có tên là bà Hầu, Hầu đây là hầu thiếp.

Gò Công bốn tổng đông giàu
Mà riêng có một bà Hầu giàu to

Bà Trần Thị Sanh là người đàn bà đứng phía sau lưng chồng trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, bà là sứ giả của triều đình Huế với ông Trương Công Định, bà lo hậu cần ,góp tiền của, quyên vật chất, nói chung là làm kinh tài cho chồng. Với địa vị là em bà Từ Dũ nên bà làm rất tốt vai trò này

Ngày 20-8-1864, Trương Công Định bị Pháp bắn chết tại Gia Thuận, Pháp kéo xác ông về phơi nắng thị uy tại nhà lồng chợ Gò Công 2 ngày hai đêm, sau đó bà Sanh đã lấy xác chồng đem về tổ chức đám ma trọng thể ,chôn cất ngay trên miếng đất của gia đình bà. Pháp dẫn 1 tiểu đội danh dự đến chào và phúng điếu 1.000 quan tiền.Nhưng sau đó Pháp phạt vạ bà 10.000 quan vì đã đề bia “Bình Tây đại tướng quân” trên mộ.

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) - Mả Bà Hầu

Bà mất ngày ngày 21/12/1882 thọ 62 tuổi. Ở với Trương Công Định không có con. Với chồng trước Dương Tấn Bổn bà sanh 9 người con nhưng chỉ sống được một cô con gái tên Dương Thị Hương, Bà Hương lấy ông huyện Trường Bình Huỳnh Đình Ngươn sanh ra bà Huỳnh Thị Điệu ( Bà tám Điệu), bà Điệu là vợ ông Đốc Phủ sứ hàm Nguyễn Văn Hải, nhà Đốc Phủ Hải ở Gò Công ngày nay là của bà tám Điệu.

Bà Dương Thị Hương và Huỳnh Thị Điệu sau này cũng nhiều lần bỏ tiền ra trùng tu lăng mộ Trương Công Định.

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) - Mả Bà Hầu

Khi ghé lăng Trương Công Định nhìn thấy bàn thờ bà Trần Thị Sanh nằm quay mặt vô chánh diện bàn thờ Trương Công Định. Kiếm mấy người già hỏi mả bà Trần Thị Sanh ai cũng lắc đầu, có lẽ quá lâu rồi, với lợi lịch sử sau năm 1975 trong chương trình giáo dục do chính quyền khống chế biên soạn và kiểm soát không nhắc gì tới, cả chánh quyền địa phương cũng bỏ bê nên sao biết được. Thời đó, nhiều người lớn hơn tôi một thế hệ chắc còn nhớ rõ, cái sách gì liên quan đến miền Nam Việt Nam là bắt đốt hết, nếu bị thấy thì coi như tàng trữ trái phép văn hoá phẩm chống phá và ăn “cơm hộp” là điều không tránh khỏi.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

2. Tìm về mộ bà Trần Thị Sanh

Khi ghé lăng Trương Công Định nhìn thấy bàn thờ bà Trần Thị Sanh nằm quay mặt vào chánh diện bàn thờ Trương Công Định, ông từ nói ở đền không có thờ bà Lê Thị Thưởng.Tò mò hỏi đường thăm ngôi mộ bà Sanh thì ông từ chỉ qua phường 5.

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) - Mả Bà Hầu

Từ chợ Gò Công quẹo vào đường Võ Duy Linh chạy lòng vòng tới ủy ban phường 5 hỏi ” mộ bà hầu” thì không ai biết . Kiếm mấy người già hỏi cũng lắc đầu, có lẽ quá lâu rồi, ới lại lịch sử xưa kiểu này mấy chục năm sau 1975 trong chương trình giáo dục của Gò Công cũng không nhắc tới nên làm sao mà biết. Đi vào các khu mộ cổ, nhìn thì không giống tấm hình chụp mộ bà Sanh đã đăng trên google.

Cuối cùng có một cô có tuổi chỉ đơn giản. Mộ rất khó tìm, cứ tới cái nhà máy xay lúa gần ủy ban, nhìn đối diện nhà máy có cái nhà của anh Ngọc chị Loan thì vào nhà đó hỏi, đơn giản mộ đang nằm trên đất của hai anh chị đó.

Chạy vào cái hẽm đối diện ủy ban phường 5, lòng vòng qua nhiều bờ đê , qua nhiều khoảnh ruộng, hoảnh rẫy trồng lagim của dân trong vùng,cuối cùng cũng tới. Qủa thiệt nếu không có người dẫn đường thì đố ai tìm vào khu mộ cho được.

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) - Mả Bà Hầu

Khu mộ bằng đá hoa cương xanh đã rêu phong , nằm trên một gò đất cao, khu đất của anh Ngọc, hung quanh trồng rau cải. Mộ hình trâu nằm có xoáy, ung quanh có vòng thành cao bao bọc, ó nhiều họa tiết kiểu Nam Kỳ xưa. rong nắng chiều nhìn rất đẹp. o có sự chăm sóc của anh Ngọc nên khu mộ khá sạch sẽ.

Được nghe kể hồi đó khu mộ này cây cỏ rậm rạp không ai đến, rồi có một ông ở Huế vào thăm ( Ghi chú: Là ông Nguyễn Đắc Xuân), sau đó có tin trên mạng nên nhiều người mới biết. Nhà nghiên cứ Gò Công Phan Thanh Sắc cũng ghé đây (gi chú: Ông Phan Thanh Sắc là tác giả cuốn Gò Công lặng thầm hương sắc), anh còn kể ngày 21/12 là ngày bà Sanh mất anh cùng dân ở đây hùn lại mua đồ về cúng kiếng ngay tại mộ. Rõ là bà thành một tiền hiền ngay khu này.

Nhìn cảnh chiều tà trên đất Gò Công, nhìn ngắm hai ngôi mộ cổ , lòng dạ ngậm ngùi. Họ là những nhân vật gắn liền với một lịch sử của đất Gò Công, tạo ra hào khí Nam Kỳ lục tỉnh xưa, nhưng giờ hậu thế có mấy người biết, ó mấy ai thăm. Con cháu cũng ly tán, cuộc sống khó khăn, sau 1975 các dòng họ có tiếng ngày xưa ở đất Nam Kỳ đều ly tán cả.

Ông bà ta có câu ” Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời” , suy cho cùng con người ta không ai tránh khỏi sự thế xoay vần.

Tổng hợp: Trung Nguyễn

Nguồn: lượm lặt

Xem thêm các bài viết khác về Tiền Giang

Lăng Hoàng Gia – Đức Quốc Công Từ nơi thờ ông Phạm Đăng Hưng

Dinh Tỉnh Trưởng – ngôi dinh Chánh Tham biện Gò Công xưa

Chùa Vĩnh Tràng – một ngôi chùa cổ và đẹp

Cảng Du Thuyền Mỹ Tho

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *