Đình Trung – Gò Công, ngôi đình cổ giữa lòng thị xã

Bài viết thuộc danh mục: Tiền Giang

Ngày cuối tuần đẹp trời, đang lang thang tới TX Gò Công hóng gió tình cờ thấy ngôi đình Đình ngay trung tâm cũng tò mò vào khám khá cho biết. Đình có tên là Đình Trung, nhìn bên ngoài cũng na ná ngôi đình cổ Thông Tây Hội gần nhà mình ở Gò Vấp, cảm giác bùi ngùi khi công trình ngày càng xuống cấp theo thời gian….

Tìm hiểu về Lịch Sử của Đình Trung – Gò Công

Hồi xưa thời vua Minh Mạng, đình được gọi là Đình Thành phố, cho tới năm 1882, thị xã Gò Công được gọi là làng Thành phố, tỉnh Gò Công, đình có tên “Đình Thành Phố Thôn”. Năm 1924, Gò Công thành tỉnh lỵ, đến năm 1930, đình được nâng cấp, xây dựng lại với qui mô bề thế như hiện nay. Tới năm 2004, đình mới đổi tên là Đình Trung. Theo Ban Phụng tự thì Đình Trung từ trước tới nay luôn thờ 03 sắc thần do Vua sắc phong ngày 29/11, Tự Đức Thứ V cho đình của các thôn: Thuận Ngãi (phía Nam), Thuận Tắc (phía Bắc), Long Chánh (phía Tây).

Đình Trung Gò Công

Đình Trung được xây dựng từ các cây, gỗ quí, bền chắc, phía trước chia làm 5 căn, 6 cột có liễn đối theo cặp và ba bộ cửa hình chữ “Thọ” tròn sơn đỏ. Kiến trúc ngôi đình là một phức hợp, có ba tòa nhà (võ ca, võ quy, chính điện và đều có 3 gian, 2 chái) xếp nếp theo hướng Bắc Nam. Các mái chồng lớp nhau theo thế “sắp đọi”, đầu hồi vươn cao khắc chạm hình “long hổ hội” và hình rùa đội “Hà đồ lạc thư”.

Đình Trung Gò Công Đình Trung Gò Công

Các liễn trong đình cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp, đặc biệt cho một vùng xứ biển như Gò Công:

Quôc Thái Dân An, Hiển Ứng Uy Linh, Phong Điều Vũ Thuận

Lưu Tú Chung Linh, Thông Minh Chánh Trực, Long Phi Phụng Vũ

Về bài trí của đình, ngay khi bước vào Tòa Chánh điện ta gặp ngay chữ “THẦN”, là biểu tượng thiêng liêng được chạm nổi, sơn đen, xung quanh là quần long hội tụ, có ý nghĩa đại cát đại lợi, trường trường cửu cửu. Chữ “THẦN” được chạm khắc trên hình 9 con rồng, là linh vật tốt lành, trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, mang đến sức mạnh và quyền lực cho làng. Đó là sự hội tụ của những may mắn, mang lại nguồn sinh khí mới, tạo nên sức mạnh và quyền lực riêng cho làng. Chữ “THẦN” tượng trưng cho vị thượng đẳng thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh”. Hai bên là hai bàn thờ ngôi vị Tả Văn Ban (Đông), Hữu Võ Ban (Tây) và hai bàn thờ Tiền hiền, Hậu hiền chạm rồng trổ phượng bay, sơn son thếp vàng.

Đình Trung Gò Công Đình Trung Gò Công

Nếu bạn đến đình Trung vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, bạn có thể được trải nghiệm Lễ hội Kỳ Yên thu hút hàng ngàn lượt người đến cúng viếng, cầu mong mưa thuận gió hòa, người dân có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.

Đình Trung Gò Công
Ảnh: Vic Tor Ten
Đình Trung Gò Công
Ảnh: Vic Tor Ten

Tiếc là hôm mình tới, ông từ không có ở đó để có thể xin chụp hình khu chánh điện thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh.

Bước ra về, lòng buồn vời vợi. Bao nhiêu thế hệ đã xây dựng nên nền văn hóa rực rỡ Nam Kỳ, bây giờ hậu bối chỉ biết đứng nhìn thời gian bào mòn hết các giá trị đó. Không biết lý do gì mà công trình không được giữ gìn cải tạo để người dân hay khách du lịch ghé thăm tham quan.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

Nói chuyện với bà con xung quanh mới biết, Đình Trung hồi xưa gọi là đình ông, phía trước đình có hồ nước, mùa khô khoảng tháng 3/4/5/ là đình mở hồ nước phát thí cho dân, mỗi gia đình được 2 đôi hồi đó, cực lắm mùa nắng là nhà bên hẻm 4 phải đi qua ao thiết với ao chùa với ao trường đua gánh nước về, uống với nấu ăn. Chánh quyền còn có ý định đóng cửa đình để cho một doanh nghiệp địa phương thuê để… nuôi yến.

Cạn lời!

Xem thêm các nội dung khác về Tiền Giang:

Lăng mộ bà Trần Thị Sanh (Sinh) – Mả Bà Hầu

Lăng Hoàng Gia – Đức Quốc Công Từ

Dinh Tỉnh Trưởng

Chùa Vĩnh Tràng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *