Ghé Thăm Đình Thờ Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu Bắc Đảo Phú Quốc

Bài viết thuộc danh mục: Phú Quốc

Thong dong Phú Quốc những ngày cuối tháng 11/2021 ở bên Bắc Đảo mình có ghé thăm Đình Thờ Nguyễn Trung Trực, chia sẻ cho các bạn một chút thông tin về địa điểm này cho các bạn tham khảo

Cũng tương tự như Chùa Hộ Quốc, hay Dinh Cậu – Địa Danh Đình Thờ Nguyễn Trung Trực là một trong những địa điểm tham quan tâm linh rất đáng để bạn ghé qua tìm hiểu và chiêm bái. Nơi minh chứng cho lịch sử hào hùng, thể hiện lòng yêu nước và tấm lòng biết ơn của lớp hậu sinh đối với những hy sinh to lớn của tiền nhân đã không quản ngại máu xương vì sự tồn vong của dân tộc…

Đình Thờ Nguyễn Trung Trực

Theo chân mình đến với khu di tích này nhé, xem có những điều gì thú vị

Tìm hiểu về cách đến với Đình Thờ Nguyễn Trung Trực

Đường thì cũng khá dễ đi thôi, cừ từ trung tâm Dương Đông chạy thẳng một lèo không xa lắm. Mình thì ở bên Nam Đảo Phú Quốc chạy qua nên cũng hơi xa

Mẹo: Bạn search trên google và cứ đi theo hướng dẫn là đến, địa chỉ trên đó chính xác nên cứ yên tâm

Đền Thờ Nguyễn Trung Trực

Đường qua đền được VinGroup đầu tư nâng cấp nên chạy xướng lắm, chạy theo DT45 chú ý qua một cầu là đến một cái ngã 4 lớn, ghẹo tay phải là đến rồi….

Địa điểm tham quan gần Đền Nguyễn Trung Trực tại Cửa Cạn

Theo kinh nghiệm của mình đã khám phá Phú Quốc khá nhiều lần thì bạn nên sắp sếp lịch trình đi Bắc Đảo trong ngày để tiết kiệm thời gian. Do đó mình gợi ý luôn bạn một vài địa chỉ để mình kết hợp đi tham quan luôn ở Bắc Đảo chung lịch trình với địa điểm Đình Nguyễn Trung Trực

Cần tư vấn chi tiết thì liên hệ hay inbox mình, mình tư vấn cho bạn miễn phí 😀

Link fanpage: https://www.facebook.com/Phuot3mien

Kiến trúc Đình Thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc

Đền có kiến trúc theo lối chữ “tam” gồm một chính điện rộng rãi cùng hai dãy Tây lang và Đông lang.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

Từ ngoài vào là Cổng tam quan phía trên lợp mái ngói truyền thống, trên mái có đắp cặp rồng bay tinh sảo và bát quái chính giữa. Lớp sơn còn rất mới, mình nghĩ chắc Đình mới được tu sửa hay sao đó

Cổng Tam Quan Đình

Ở cổng chính thì được đắp câu đối : Hỏa Hồng Nhật Tảo Oanh Thiên Địa – Kiếm Bạt Kiên Giang Khấp Quỷ Thần, của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt – nêu bật hai chiến công oanh liệt của Nguyễn Trung Trực tại vàm Nhật Tảo (đốt cháy tàu L’ Espérance của Pháp) và tại Kiên Giang (đánh úp đồn Rạch Giá, làm chủ tình hình trong thời gian ngắn)

Tượng Nguyễn Trung Trực

Bước qua cổng thì bạn sẽ thấy ngay bức tượng của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực ( 1838 – 1868 ) bằng đồng hay sao đó. Phía dưới bệ trụ có khắc bài thơ để ca tụng Nguyễn Trung Trực

Kỳ Bi Ngư Nhân

Hùng Tại Quốc Sĩ

Hỏa Nhựt Tảo Thuyền

Đồ Kiên Giang Lũy

Địch Khái Đồng Cừu

Thân Tiên Tự Thỉ

Hậu Khí Cổ Kim

Thử Nhân Nam Tư

Xích Huyết Hoàng Sa

Ô Hô Dĩ Hi

Huyết Thực Thiên Thu

Chương Nhữ Trung Nghĩa

— Thái Bạch Dịch Là —

Giỏi Thay Người Chài

Mạnh Thay Quốc Sĩ

Đốt Thuyền Nhật Tảo

Phá Lũy Kiên Giang

Thù Nước Chưa Xong

Thân Sao Đã Mất

Hiệu Khí Xưa Nay

Người Nam Tử Ấy

Máu Đỏ, Cát Vàng

Hỡi Ơi Thôi Vậy

Ngàn Năm Hương Khói

Trung Nghĩa Còn Đây.

Phía trước bức tượng là 4 cây trụ biểu, trên có khắc câu đối. Mình nghĩ ý của 4 cây trụ như 4 ngọn đèn soi sóng, tỏ lòng ngưỡng mộ của thế hệ sau trước những công lao của ông đối với đất nước. 2 câu đối hán nghĩa ” Anh Hùng Cường Cảnh Phương Danh Thọ – Tu Sát Đê Đầu Vị Tử Nhân

4 Cột Trụ Biểu

Có Miếu Nhỏ Trưng Bày Một Chiếc Ghe Cổ

Dối Diện Đình Thờ và Tượng là một cái ao nhỏ, trên cái ao người xây có xây một cái miếu nhỏ. Để qua đó bạn cần phải qua một chiếc cầu nhỏ trên miếu mình thấy có trung bày một chiếc ghe cổ đã hư hỏng.

Ghe Cổ

Lúc mình đến tham quan, thì không có ai quản lý ở Đình hết nên không hỏi thăm được sự tích về chiếc ghe này khá là tiếc. Để mình tìm hiểu trên mạng rồi sẽ update sau cho các bạn ….

Khu Chính Điện nơi thờ Nguyễn Trung Trực

Đây là nơi trang nghiêm nhất trong toàn bộ khuôn viên đình, bên trong cực kỳ rộng rãi và thông thoáng. Hai bên tường có trưng bày rất nhiều hiện vật, các văn điển bằng chữ hán xưa..

Chính giữa là bàn thờ, cờ đối, liễng đối, Binh Khí và di ảnh của Nguyễn Trung Trực được vẽ lại một cách tỉ mỉ …. làm cho không gian đình thờ thêm phần nghiêm trang.

Các bàn thờ gồm có:

  • Bàn thờ Chánh soái Đại càn.
  • Bàn thờ 30 vị anh hùng dân tộc.
  • Bàn thờ di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực – phía trên bệ có bức hoành phi ghi bốn chữ “Anh Khí Như Hồng”, ca ngợi tiết khí hào hùng của Nguyễn Trung Trực sáng như “cầu vồng bảy sắc”.
  • Bàn thờ Chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ.
Chánh Điện Đình thờ Nguyễn Trung Trực Chánh Điện Đình thờ Nguyễn Trung Trực Sắc Phong

Phía bên trái có ngai phối thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.

Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Đại tướng quân.

Tại Đông lang và Tây lang có các ban thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ…

Phía bên hông Chính điện cũng có một cái miếu nhỏ để tượng và di ảnh của ông để người dân thờ tự.

Bàn Thờ Nguyễn Trung Trực

Một vài thông tin về lịch sử mình tìm hiểu được về Cụ Nguyễn Trung Trực

Với ý đồ thôn tính triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp lên kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn với mục đích cắt đứt được đường tiếp tế lương thực (từ vựa lúa Mỹ Tho) của triều đình Huế – một yếu tố chiến lược giúp thuận lợi trong việc làm chủ lưu vực sông Mekong và xa hơn nữa, cả phía Bắc…

Ngay từ rạng sáng 17-2-1859, nhiều công trình quân sự của vương triều nhà Nguyễn ở Sài Gòn đã bị liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công và phá hủy… Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Pháp đã chiếm đóng Sài Gòn, tỉnh thành của Gia

Định lúc bấy giờ, mở ra giai đoạn kháng Pháp hào hùng của các sĩ phu yêu nước Nam kỳ… Nguyễn Trung Trực là một thủ lĩnh kiệt xuất trong thời khởi nghĩa chống thực dân pháp.

Nguyễn Trung Trực sinh năm Đinh Dậu (1837) tại huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc địa phận xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).

Năm 1861, cùng với phong trào cả nước chống giặc, Nguyễn Trung Trực đã chiêu mộ một số nông dân đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An, rồi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An

Nhờ lập được nhiều chiến công, Nguyễn Trung Trực được triều đình Huế phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản cơ Lịch, rồi Hà Tiên thành thủ úy trấn giữ đất Hà Tiên.

Cuối năm 1861, Quản cơ Lịch cùng các nhà yêu nước thuộc quyền như Phó Quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, Nguyễn Văn Điền (hay Điều), Nguyễn Học, hương thôn Hồ Quang Chiêu… đã có dịp phối hợp với nghĩa quân của Trương Định, tổ chức phục kích đốt cháy tàu L’ Espérance – Hy vọng của Pháp tại vàm Nhật Tảo (Bến Lức) vào trưa ngày 10-12-1861, tiêu diệt và làm nhiều địch quân chết đuối khiến chỉ huy Bonard phải một phen thất kinh khiếp hãi.

Sau khi lập nên chiến tích lớn, Quản cơ Lịch đã đổi tên thành Nguyễn Trung Trực và tên này được sử dụng cho đến tận ngày Ông hy sinh.

Sau khi triều đình Huế buộc phải ký hiệp ước Nhâm Tuất – 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp, Nguyễn Trung Trực được phong làm Lãnh binh và vẫn tiếp tục chiến đấu trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa.

Ngày 23-6-1867 khi thành Hà Tiên thất thủ, Nguyễn Trung Trực đã rút quân về Rạch Giá, lập căn cứ tại Hòn Chông và tiếp tục chiến đấu.

Ngày 16-6-1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực bất ngờ đánh úp đồn Rạch Giá (nay thuộc khu vực Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang), giết tên Chánh Phèn – Chủ tịch tỉnh Rạch Giá, tiêu diệt 5 sĩ quan cùng 67 lính Pháp, thu nhiều súng đạn và làm chủ tình hình vùng Rạch Giá trong năm ngày đêm. Đây là một trong những trận đánh làm kinh động cả Soái phủ Nam kỳ, được người Pháp ghi lại trong quân sử của họ.

Trước thất bại thảm hại thất thủ đồn Kiên Giang, ngày 18-6-1868 Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho đã điều viện binh từ Vĩnh Long do Trung tá Leonard Ansart chỉ huy. Tuy nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chiến đấu rất kiên cường trước các đợt phản công ngày càng mãnh liệt của quân Pháp nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, không đủ thế và lực đương đầu với giặc Pháp, Nguyễn Trung Trực đành phải rút quân về Hòn Chông (Kiên Lương).

Quân Pháp đã chiếm lại đồn Kiên Giang vào khoảng 15 giờ 30’ ngày 21-6-1868. Vận dụng ưu thế trên chiến trường, họ tiếp tục truy kích nghĩa quân trên đường rút lui và bao vây căn cứ Hòn Chông.

Đến tháng 8/1868, Nguyễn Trung Trực phải bỏ căn cứ Hòn Chông, cùng nghĩa quân rút ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ tại vùng rừng ở xã Cửa Cạn tính kế sách chống giặc lâu dài. Không để cho nghĩa quân có điều kiện phát triển, quân Pháp dồn hết lực lượng tấn công Phú Quốc.

Bên cạnh đó, họ còn áp dụng bước hạ sách khi theo mưu kế của Việt gian Lãnh binh Tấn, bắt mẹ của Nguyễn Trung Trực cùng gia đình nhiều binh sĩ thuộc quyền để làm áp lực buộc Ông và nghĩa quân phải qui hàng. Trước tình thế chẳng đặng đừng, Nguyễn Trung Trực đành phải chấp nhận điều kiện của người Pháp để cứu mẹ, cứu người thân của nghĩa quân, đồng thời cũng để bảo tồn sinh mạng của nghĩa quân cùng sự an nguy của cư dân trên đảo…

Tháng 9/1868, Nguyễn Trung Trực rơi vào tay quân Pháp và đã bị giải về Sài Gòn. Trong cuộc đối đầu lần cuối với quân thù, Nguyễn Trung Trực đã đàng hoàng chiến thắng với câu nói thời danh đã sớm trở thành bất hủ:“Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đây là lời tuyên ngôn tuy ôn tồn nhưng cũng thật đanh thép, chất chứa lòng yêu nước nồng nàn khiến cho quân thù cũng phải giật mình kính phục.

Không khuất phục được ý chí kiên cường của người anh hùng, người Pháp đã đem Nguyễn Trung Trực ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, lúc Ông mới 31 tuổi.

Để tỏ lòng thành kính người con ưu tú của quê hương, vị thủ lĩnh kiên cường của phong trào khởi nghĩa chống Pháp, người dân nhiều nơi đã dựng đền thờ tôn vinh Nguyễn Trung Trực.

Một Đình thờ Đình Nguyễn Trung Trực Phú Quốc khác ở bên Gành Dầu

Đình (đền) thờ Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu Phú Quốc được xem là đình thờ đầu tiên của Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang, một đền thờ trang nghiêm – nơi người dân Phú Quốc ghi nhận công ơn của một trong những con người đáng kính trong lịch sử.

( bạn có thời gian nhiều bên Bắc Đảo thì qua bên đây luôn nhé )

Bên cạnh đó, những vật chứng liên quan đến cuộc chiến tranh chống Pháp tại đảo Phú Quốc cũng được trưng bày ở đây, đó là những thanh gươm, thanh kiếm, dùi, trống, chiêng, được trưng bày trang trọng trong những lồng kính và chú thích về lịch sử rõ ràng

Đến với Đình Nguyễn Trung Trực Phú Quốc hôm nay, ngoài việc thắp nén hương lòng thành kính tri ân đối với những anh hùng liệt sĩ thời cận đại, còn là dịp tìm hiểu về một giai đoạn rối ren của lịch sử dân tộc khi bị người Pháp đô hộ, để tự hào thấy rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dân tộc này cũng thừa ý chí quật cường để vươn lên, cũng không thiếu những người con sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…

Từ năm 1996, vào dịp kỷ niệm ngày anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh hàng năm (27 tháng Tám âm lịch), tại đền đều có tổ chức lễ hội trọng thể, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ.

Ngôi đền đã được tu sửa và xây dựng mới khang trang hơn vào năm 2016

Hy vọng một vài thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn thêm một chút thông tin gì đó hữu ích, có thêm một địa điểm tham quan ở Phú Quốc thú vị , có một chuyến du lịch thật trọn vẹn… Thấy hữu ích nhớ share cho mình với nhé…

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết:

Thị trấn Địa Trung Hải bên Nam Đảo – check in bao ảo luôn

Một vài vườn tiêu đẹp ở Phú Quốc cho bạn tham khảo

Trải nghiệm đi cáp treo vượt biển sang Hòn Thơm

Bãi Khem Phú Quốc – top bãi biển đẹp nhất Phú Quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *