Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng – địa điểm tham quan tâm linh không thể bỏ qua

Bài viết thuộc danh mục: Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn Thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn của thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn là một danh thắng nổi tiếng luôn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan vãn cảnh.

Hành Sơn đâu kém bồng lai
Còn non nước đó, mến hoài nước non
Kỳ sơn bày sẵn năm hòn
Ngắm tranh thiên tạo lòng còn say sưa”

Điều đặc biệt ở đây là có 5 ngọn đá vôi nhô lên trên mặt biển. Mỗi ngọn núi lại có một cái tên như trong ngũ hành tương sinh tương khắc đó là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.  Với cảnh quan hùng vĩ, những ngọn đá sừng sững giữa trời mang đậm vết tích của thời gian và những công trình kiến trúc đặc sắc, Ngũ Hành Sơn xứng đáng là một điểm đến tuyệt vời trên hành trình khám phá Đà Nẵng.

ngũ hành sơn

Vài nét về danh thắng Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Tên thường gọi: Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Tên này có từ năm Minh Mạng thứ 18 (1837) khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn hay còn có tên gọi khác là hòn Non Nước, Ngũ Uẩn Sơn (núi năm chòm), Phổ Đà Sơn, Bạch Hoa Ngũ Chỉ Sơn, là một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm:

  • Mộc Sơn,
  • Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất),
  • Thổ Sơn,
  • Kim Sơn
  • và Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn).

Du khách đến Ngũ Hành Sơn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của mây trời non nước, tìm hiểu các giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt tận hưởng một bầu không khí trong lành, khiến tâm hồn thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Nếu tới đây vào giữa tháng 2 âm lịch bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội Quan Thế Âm tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm. Du khách đến đây thường tham quan ngọn núi Thủy Sơn, ghé hang động :

  • Huyền Không,
  • Linh Nham,
  • Vân Thông,
  • Lăng Hư,
  • Nguyệt
  • và chùa Tam Thai.

Ngoài ra, những tác phẩm điêu khắc từ đá bởi các nghệ nhân ở làng đá mỹ nghệ Non Nước ngay dưới chân núi Ngũ Hành. Cũng là nơi bạn mua quà lưu niệm từ những tác phẩm đá điêu khắc vô cùng tinh xảo.

Đừng bỏ lỡ qua con chợ nổi tiếng nhất Đà Nẵng, tạt qua thưởng thức ẩm thực đường phố siêu hấp dẫn tại : Chợ Cồn

cuốc bộ lên chùa linh ứng ngũ hành sơn
Đường cốc bộ lên chùa linh ứng ngũ hành sơn ( tầm chưa đến 100 bậc thang )

Đến Ngũ Hành Sơn cùng lội dòng kí ức

Theo truyền thuyết của người Chăm kể lại rằng, lúc xưa có một lão ngư (có sách ghi là ẩn sĩ) ở phương Bắc bị đắm thuyền, trôi dạt đến và sống giữa bãi cát trắng rộng mênh mông ven bờ biển.

Một hôm, trong lúc đang đánh bắt, lão ngư nhìn thấy một con giao long rất lớn (có sách chép là nữ thần Naga) đến đây để đẻ trứng. Bỗng nhiên xuất hiện một con rùa vàng. Con rùa tự xưng là thần Kim Quy, sau khi đẻ trứng thì đào cát vùi quả trứng xuống, giao cho ông lão một cái móng chân của mình, và hướng dẫn cách trông coi.

Nhờ có móng rùa thần, mà ngư ông đã  bảo vệ được quả trứng rồng, ngăn chặn được các hiểm họa cóa thể xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần lên. Đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên), và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn núi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

chùa tam thai ngũ hành sơn

Năm 1825, vua Minh Mạng đến Ngũ Hành Sơn lần đầu, say đắm khung cảnh này nhưng tên gọi vẫn chưa được xác nhận chính thức. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 18 đến thăm (1837), tên của các ngọn núi ấy mới được nhà vua tái xác nhận bằng một văn bản hành chính. Từ đó cho đến bây giờ, Ngũ Hành Sơn trở thành cái tên quen thuộc của thành phố Đà Nẵng xinh đẹp. Theo Wikipedia

1 phút quảng cáo

STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay

Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

Staynow
TRUY CẬP NGAY STAYNOW.VN để tìm phòng giá rẻ nhé: https://staynow.vn

Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”

Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm.

Người Tây phương trong những chuyến vượt biển sang vào năm 1749 đã gọi nhóm núi này là “Montagne des Singes” tức núi Khỉ (vì trước kia có nhiều khỉ ở). Vào năm 1845 họ gọi đây là “Rochers de Faifo” (Núi Faifo) và sau cùng có tên gọi “Motagne de Tourane” (Núi Đà Nẵng) hoặc “Montagne de Narbe” (Núi Cẩm Thạch).

Ngoài ra, từng ngọn núi trong cụm núi Ngũ Hành Sơn cũng có những cái tên dân dã rất riêng như ngọn núi Thủy Sơn ở hướng Đông Bắc được gọi là núi Chùa hoặc núi Tam Thai; ngọn Mộc Sơn ở hướng Đông được gọi là núi Mồng Gà; ngọn Thổ Sơn ở hướng Tây Bắc được gọi là núi Đá Chồng; ngọn Kim Sơn ở hướng Tây được gọi là núi Đùng và ngọn Hỏa Sơn ở hướng Tây Nam được gọi là núi Ông Chài.

Một tên gọi ví von khác theo truyền thuyết dân gian

Theo truyền thuyết dân gian được người dân Đà Nẵng lưu truyền đến ngày hôm nay thì 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn là 5 mảnh vỡ của quả trứng Rồng hóa thành

Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất.

Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.

Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay

Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc

Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.

Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo

Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt.

Ngũ Hành Sơn – những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ

1. Thủy Sơn:

Tuy có 5 ngọn núi, nhưng Thủy Sơn là nơi du khách thường xuyên viếng thăm bởi đây là ngọn núi lớn nhất và có cảnh quan đẹp nhất.

Bạn có thể chọn hình thức leo cầu thang bộ. Đây được xem là một sự lựa chọn tuyệt vời để bạn có thể vừa thử sức vừa thỏa chí ngắm cảnh theo từng bước chân của mình.

tham quan núi ngũ hành sơn
Check in tại Núi Ngũ Hành – vài bô sống ảo là thành hot girl

Nếu sức khỏe tốt, hãy đừng ngần ngại mà chọn ngay cách leo lên đỉnh núi bằng thang bộ nhé. Tuy nhiên, nếu sức khỏe không ổn hoặc du khách là người lớn tuổi có thể đi thang máy với giá tiền 15.000 VNĐ.

Cách di chuyển này sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực.

Khi đã lên đến đỉnh núi, du khách sẽ được nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵngbãi biển Đà Nẵng từ trên cao. Từ điểm nhìn này, ai cũng sẽ dễ dàng hiểu được vì sao Đà Nẵng luôn là một điểm đến hấp dẫn của bao du khách gần xa. Thực sự đây là một cảnh đẹp hiếm hoi mà không phải ở đâu cũng có.

Thủy Sơn thu hút khách du lịch còn bởi trên núi này có nhiều chùa được xây cất lâu đời mang đậm văn hóa Việt, đặc biệt là chùa Tam Thai chùa Linh Ứng. Ngoài ra, các động thạch nhũ với những hình thù đặc biệt luôn tạo ấn tượng kì diệu trong lòng du khách khi lần đầu đặt chân đến.

2. Động Âm Phủ

Động Âm Phủ là động ngay trước lối vào Ngũ Hành Sơn – là địa điểm đầu tiên bạn sẽ tham quan ngay khi đặt chân đến đây.

Đường vào sâu bên trong hang mát rượi, xua tan đi cái nóng khủng khiếp của mùa hè tại Đà Nẵng

Động âm Phủ Ngũ Hành Sơn
Đường vào Động Âm Phủ

Trái ngược với động Huyền Không, nét đặc trưng của động Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn là sự âm u, huyền bí, đôi khi làm cho du khách có chút run sợ. Cũng dễ hiểu bởi hình hài của các thạch nhũ ở nơi đây có chút kì lạ. Động có nhiều ngóc ngách sâu xuống lòng đất khiến người đứng trong động tưởng như đang đi đến các cửa ngục xuống âm phủ.

động âm phủ động âm phủ động âm phủ động âm phủ động âm phủ động âm phủ

Chính vì vậy người dân nơi đây đã tái hiện lại các hình phạt dưới âm phủ trong hang động. Vừa tạo được ấn tượng, vừa như khuyên bảo con người về cách sống lương thiện và rèn luyện tâm tính.

Bên cạnh đó, du khách còn có thể thăm quan quần thể các hang động kỳ bí khác ở Ngũ Hành Sơn như động Linh Nha, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt,…

3. Chùa Linh Ứng – Ngũ Hành

Lưu ý: tại Ngũ Hành Sơn cũng có một ngôi chùa Mang tên Linh Ứng. Bạn đừng nhầm lẫn với chùa Linh Ứng to bự bên Sơn trà nhé ( ở Đà Nẵng có 3 ngôi chùa Mang tên Linh Ứng lưn nha )

Nếu cuốc bộ để lên Ngũ Hành Sơn thì Chùa Linh Ứng là địa điểm đầu tiên bạn đặt chân đến

Xem: Chùa Linh Ứng bên Bán Đảo Sơn Trà

Chùa Linh Ứng trên ngọn Thuỷ Sơn là một địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân đến Ngũ Hành Sơn. Hình ảnh đập vào mắt đầu tiên sẽ là tượng phật Thích Ca cao 10m với hai bên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Địa Tạng.

chùa linh ứng ở núi ngũ hành sơn

Chùa Linh Ứng hướng ra biển, xây thời vua Minh mạng 1825 gọi Ứng Chân Tự đến đời vua Thành Thái 1891 đổi thành Linh Ứng Tự, có tượng lớn Đức Quan thế Âm bồ tát. Chùa Linh Ứng thờ Tam Thế Phật, chính giữa Phật Thích Ca, bên phải Di Lặc, bên trái Di Đà. Năm 1970 các Tăng ni, Phật tử Quảng Nam-Đà Nẵng xây lại chùa mới. Chùa Linh Ứng thờ bài vị của trưởng lão Bửu Đài, Chùa nầy đã đào tạo những danh sư  thế hệ gần nhất như cố Hoà thượng Thích Trí Hữu. Ngài đã từ nơi đây vào Sàigon hành đạo, xây dựng nên ngôi chùa Linh Ứng Tự (1948) sau nầy đổi thành Chùa Ấn Quang tai. đường Sư vạn Hạnh quận 10 Saigon. Hoà thượng Thích Bảo Lạc (là bào huynh Thượng tọa Thích Như Điển người sáng lập chùa Viên Giác Hannover, Đức) Ngài đã xuất gia tại Ngũ Hành Sơn năm 1958 hiện trù trì chùa Pháp Bảo Sydney Úc châu).

chùa linh ứng ở núi ngũ hành sơn chùa linh ứng ở núi ngũ hành sơn

Không chỉ những người yêu thích du lịch tâm linh mới đến đây. Mà cả những du khách đang muốn rời xa những ồn ào nơi phồn hoa đô thị cũng có thể chọn đây là điểm dừng chân thú vị.

Không khí ở chùa Linh Ứng sẽ mang đến cho bạn sự bình yên, tạo tâm thái nhẹ nhàng, thư thả, giúp lòng người chững lại, suy ngẫm về cuộc sống và nhìn nhận lại chính mình. Hãy đến và cảm nhận chính mình tại ngôi chùa cổ xưa này.

hướng dẫn dường đi

Bạn có thể tham khảo bản đồ bên dưới để tham quan Ngũ Hành Sơn chi tiết hơn

bản đồ tham quan ngũ hành sơn

4. Động Vân Thông

Động Vân Thông là một hang nhỏ, thờ tượng phật

động vân thông động vân thông

5. Động Huyền Không

Bên cạnh các ngôi chùa, Ngũ Hành Sơn còn có khá nhiều động. Mỗi động mang một dáng vẻ riêng và đều tạo ấn tượng cho du khách ngay khi lần đầu nhìn thấy, có thể kể đến là:

  • động Huyền Không,
  • động Âm Phủ,
  • động Vân Nguyệt,
  • động Lăng Hư,
  • động Linh Nham.
đường vào động huyền không
Lối vào động huyền không
động huyền không
lối vào hàng là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát

Động Huyền Không là động lớn nhất trong 5 động tại Núi Ngũ Hành, cũng là động sở hữu phong cảnh đẹp nhất. Động có cấu trúc vô cùng độc đáo ấn tượng và nằm lộ thiên.

Vì thế, khá dễ dàng để du khách có thể vào sâu trong động để nhìn ngắm. Với các vòm hình tròn thông ra bên ngoài, động Huyền Không luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời, rất dễ quan sát.

động vân thông động vân thông động vân thông động vân thông

Trong động có một bàn thờ tượng Thiên-Y-A-na – Chúa Ngọc. Tương truyền rằng, nếu muốn cầu tự, chỉ cần thành tâm khấn bái sẽ được như ý, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là “cắt huyết gà để thề” những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cổ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà.

6. Chùa Tam Thai

Ngoài chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai cũng là một ngôi chùa lớn được nhiều du khách chọn thăm quan khi đến Ngũ Hành Sơn. Chùa Tam Thai có 3 cổng để bước vào.

Là chặng cuối cùng của chuyến tham quan, trước khi ra bãi xe

Chùa Tam Thai được xây dựng từ năm 1630, và động Hoa Nghiêm (động của sự hoá thạch uy nghiêm). Tháng 4 năm 1826 nhà vua ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 qủa chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ “quả tim lửa” và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Chùa nầy được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975. Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương, cuối sân là nhà phương trượng của tu sĩ và thầy trù trì, (nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng, nhưng không có Sư phương trượng).

Theo văn hoá Phật giáo thì cổng chính được dành cho các sư thầy đi, cổng bên phải là dành cho nữ, còn cổng trên trái là dành cho nam đi. Qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian và cả chiến tranh, ngôi chùa đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn luôn giữ lại được nhiều nét kiến trúc Phật giáo cổ vô cùng đặc sắc.

chùa tam thai

Đặc biệt, ngôi chùa vẫn còn giữ được tấm kim bài hình quả tim lửa và một bức hoành phi có ghi lại bút tích của vua ban tặng nơi đây khi viếng thăm. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có một khu được gọi hành cung.

Nơi này một thời vua và quan triều Nguyễn đã từng ở và viếng cảnh khi đến để lập đàn cầu quốc thái dân an.

7. Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu đến Ngũ Hành Sơn mà không ghé thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước. Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, làng đá do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Từ các loại đá cẩm thạch, hàng loạt các sản phẩm với đủ các hình hài được tạo nên vô cùng mới lạ và đặc sắc.

Du khách sẽ không thể ngừng trầm trồ và thán phục trước sự khéo léo và tinh tế của các tác phẩm nghệ thuật được làm từ đá. Từ những quả trứng, con vật, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho đến tượng các vị Phật, các vị Thánh Thần, các con vật trong huyền thoại như kì lân, rồng, phượng đều được chế tác một cách tỉ mỉ và tinh xảo.

làng đá mỹ nghệ đà nẵng làng đá mỹ nghệ đà nẵng

Thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân nơi đây. Nếu du khách từ phương xa đến thì nên mua những bức tượng nhỏ để làm kỉ niệm hoặc quà tặng. Ngòai ra, bạn nên mặc cả khi mua hàng để có thể mua được giá một cách tốt nhất.

Vài lưu ý khi đến Ngũ Hành Sơn

Điều đầu tiên cần phải chú ý khi đến Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là du khách nên mang theo đèn pin, hoặc những thiết bị có khả năng chiếu sáng. Sẽ rất khó khăn để di chuyển trong các động nếu không được chiếu sáng, đặc biệt là động Âm Phủ .

Vì có khá nhiều đền chùa nên du khách cần mặc đồ kín đáo, lịch sự, gọn gàng. Cư xử văn minh và đặc biệt ý thức trong việc bảo vệ các di tích cổ. Tất cả chúng ta cùng trân trọng và giữ gìn những nét tuyệt vời này nhé.

Có thể mang theo đồ ăn, nước uống để dùng trong quá trình tham quan. Những thùng rác được đặc xuyên suốt cuộc hành trình sẽ đồng hành cùng các bạn để bảo vệ danh thắng mãi luôn xanh – sạch – đẹp.

Ngay tại dưới đường lên tham quan có bán các vòng đá, tượng để về làm quà. Bạn nhớ mặc cả với trả giá nhé, tránh bị hớ

mua vòng đá làm quà ngay tại ngũ hành sơn mua vòng đá làm quà ngay tại ngũ hành sơn

Nếu không mnag theo đồ ăn thì các tín đồ ẩm thực có thể ghé thăm một vài địa chỉ sau đây để thưởng thức nhé:

Hải sản A Tý (2 Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) với rất nhiều món hải sản hấp dẫn như: tôm, cua, bạch tuộc, mực.

Hoặc nhẹ nhàng hơn, bạn có thể ghé Mỳ Quảng Phương và Mỳ Quảng Dung ( số 6 Phan Tứ và 43 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An). Giá của 1 bát mỳ khá rẻ chỉ từ 15.000đ-20.000 VNĐ/tô.

Giá Vé Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Quầy bán vé tham quan Ngũ Hành Sơn nằm ở bên cạnh chỗ thang máy. Bạn hỏi là họ sẽ chỉ cho bạn ngay

Giá vé tham quan ngọn Thủy Sơn: 40K – học sinh/sinh viên 10k, trẻ dưới 6 tuổi miễn phí

Vé tham quan động Âm Phủ: người lớn 20k, học sinh/sinh viên 7k, trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí.

Vé đi thang máy: 15k/lượt, 30k/khứ hồi ( Hoạt động đến 5h30 chiều nhé )

Viết bài: Hồng Vũ

Xem thêm bài viết:

Căn hộ Loving homestay Đà Nẵng phù hợp cho cặp đôi & gia đình

Thuê xe máy Đà Nẵng chỉ từ 80k/ngày

List homestay đẹp nhất Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *