Xu Hướng:

Lễ Nghinh Ông và thăm Miếu Bà Cố Chủ ở Hòn Sơn

Bài viết thuộc danh mục:Hòn Sơn

Hòn Sơn (hay còn gọi là Hòn Sơn Rái) có tên gọi chính thức là Lại Sơn. Là một trong bốn xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, Kiên Giang. Cái tên Hòn Sơn Rái xuất hiện là do có nhiều truyền thuyết khác nhau về nơi đây

Xem ngay: Homestay chất lừ ở Hòn Sơn

  • Trước đây trên đảo có rất nhiều rái cá sinh sống. Tương truyền năm 1777 Chúa Nguyễn ánh chạy trốn quân Tây Sơn đến đây. Trong lúc binh sĩ không tìm thấy lương thực thì bất ngờ 1 con Rái cá khổng lồ xuất hiện bắt cá tôm dân lên Chúa tên gọi Hòn Sơn Rái ra đời từ đó.
  • Một câu chuyện khác ghi nhận rằng khi. Những ngư dân định cư đầu tiên nơi đây thì thấy cây rái mọc thành rừng. Người dân dùng nhựa của loại cây này chét ghe thuyền chống thấm nên nơi đây mới có tên gọi là hòn sơn rái.

Tham gia lễ hội ở Hòn Sơn

Ở Hòn Sơn ngoài những cảnh quan nên thơ trữ tình, những bãi biển đẹp. Mà nởi đây còn có các di tích văn hóa lịch sử cuốn hút người đam mê du lịch bởi những địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng.

Những lễ hội nơi đây được người dân ở Hòn Sơn rất coi trọng. Phù hộ cho người dân trên đảo, đi biển nhiều tôm cá.v.v.v

Nếu bạn đi Hòn Sơn đúng những ngày tổ chức lễ hội sẽ rất vui. Được tham gia cùng người dân trên Hòn Sơn rước lễ long trọng cầu may mắn và bình an.

Lễ Nghinh Ông Nam Hải

Hay còn gọi là Tết biển ở Hòn Sơn  được tổ chức vào tháng rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Trên đảo rất nhộn nhịp bởi sau những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ. Các con Tàu lại tìm về bến cùng nhau tham dự lễ Nghinh ông ở Hòn Sơn đã tồn tại hơn 100 năm.

Lễ nghinh ông này là người dân trên đảo tôn thờ Cá ông như 1 vị thần thiêng liêng. Làm chổ dựa tinh thần cho họ mỗi khi gặp sóng to gió lớn hay những khi bị hiểm nguy đe dọa.

lang-ong-thuy-tuong
Lễ Nghinh Ông

Những ngày lễ Nghinh Oong dù bất cứ nơi đâu người dân cũng quay về trên đảo để làm lể tạ ơn. Đây là nét Văn hóa tâm linh đã tồn tại từ lâu. Những năm gần đây lễ hội trên biển ngày 1 rộn ràng hơn.

Tín ngưỡng thờ cá Ông là tập tục có từ lâu đời ờ miền biển Việt Nam nói chung và xã đảo Hòn Sơn nói riêng. Cá ông có nhiều tên gọi ví dụ như: ông Nam Hải, Nam Hải đại tướng quân….

Nhớ xem thêm các bài viết khác về Hòn Sơn

Ý nghĩa của lễ Nghinh Ông Nam Hải

Lễ nghinh ông mang ý nghỉa cầu mưu thuận giá hòa. Cầu cho người dân đi biển được thuận lợi.

Quan niệm nhân gian cho rằng cá ông là Sinh vật thiêng giữa biển. Cứu tinh của những người đánh cá nói riêng và những người làm nghề trên biển nói chung, hiện thân cho lòng tốt giúp đở con người.

Cá Ông trở thành phúc thần của người dân. Là điểm tựa tinh thần để con người hướng thiện, sóng lạc quan hơn.

Lăng ông Nam Hải

Lịch sử Lăng Ông Nam Hải

Đình thờ cá Ông ở Hòn Sơn hiện tồn tại đã hơn 100 năm.

Ban đầu miếu nhỏ đơn sơ cất bằng cây lá do người địa phương trong đó chủ yếu là dân làm nghề chài lưới, đánh bắt cá lập nên dần dần mọi người chung tay kẻ góp sức.

Người góp công xây dựng miếu thờ cá ông được khang trang như hiện nay.

Ngày chính hội không chỉ người dân ở Hòn Sơn, Nam Du, Phú Quốc. Mà ngư dân ở Ngư trường Cà Mau và các vùng lân cận cũng tìm về dự Hội. Ai có gì thì góp nấy, chung tay góp phần cho ngày Hội được tươm tất.

Rước lễ Nghinh ông nam hải ở Hòn Sơn

Lễ Nghinh Ông Nam hải thường diễn ra vào 2 ngày:

Ngày thứ nhất: Người đến cúng tập hợp quanh miếu dâng cúng lễ vật như trái cây. Tham gia các trò chơi nhân gian, các hoạt động vui chơi giải trí.

Lễ nghinh ông Nam Hải

Ngày thứ hai: Là ngày nghinh thần trên biển theo đó từ sáng sớm các tàu tập hợp thành đoàn sau đó tiến về hướng nam để nghinh thần.

Người về dự lễ mang nhiều ước nguyện khác nhau nhưng cùng chung niềm mơ ước về cuộc sống tốt đẹp, họ gởi gấm những lời nguyện cầu, mùa biển mới bình an đồi giàu tôm cá, những phẫm vật từ thành quả  lao động thể hiện tấm lòng thành kính.

Lễ nghinh ông Nam Hải là dịp để mọi người quây quần gặp gỡ. Cùng chia sẻ kinh nghiệm sau những chuyến đánh bắt ra khơi

Gia đình sum hợp kể nhau nghe những vui buồn của cuộc mưu sinh trên biển. Hội biển Hòn Sơn cho thấy mối quan hệ hài hòa của con người với tự nhiên cũng như đạo lý tri ân tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc.

Nghinh Ông Nam Hải

Từ tờ mờ sáng đoàn tàu tham gia lể hội nghinh ông đã tụ hợp ở cầu tàu để thỉnh cờ rang trí.

Nghinh Ông Nam hải

Đây là thời điểm lể hội Biển rộn ràng nhất hòn sơn. Trước giờ xuất phát chủ tàu tiến hành cúng ông.

Lễ vật thường có gà hoặc vịt, xôi chè trái cây cùng bộ đồ bắng giấy. Lể vật càng long trọng càng cho thấy mức độ thịnh vượn trong  công việc làm ăn của chủ tàu.

Bắt đầu nghi thức Nghinh ông, đoàn thỉnh kiệu ông từ Đình thờ xuống đặc kiệu và tàu chính. Tàu nghinh ông Nam Hải phải là tàu lớn, chủ tàu là người đức độ làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái hiếu thuận.

Theo lệ tàu chính chạy trước các tàu còn lại đi theo hộ tống điều phải chạy phía sau.

Đoàn đi theo hướng Nam Nghinh Ông Nam Hải. Người về nghinh ông đông đúc thể hiện sự trân trọng đối với nghinh ông nam hải đại tướng quan, tấm lòng tri ân của người dân Kiên hải đối với biển cả.

Đến vị trí tích họp Chánh tế sẻ khấn vái dâng lể vật cho cá ông. Cầu ông phò trợ che chở cho ngư dân ra khơi xuôi chèo mát mái. Lể hội thành công báo hiệu 1 mùa biển mới sung túc san lành.

Thăm Miếu bà Cố Chủ

Miếu nằm ở Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A. Được xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá.

Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu được xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép như hiện nay.

Hiện miếu đang là điểm tham quan lý thú đến cho khách du lịch đến Hòn Sơn.

Sự tích về Miếu Bà Cố Chủ

Tương truyền, bà tên thật là Tăng Thị Phú, là người đầu tiên khai phá hòn Rái.

Do có khả năng nhìn trời đoán được mưa bão, biển động hay biển êm. Nên trước mỗi chuyến ra biển đánh cá hay lên rừng lấy dầu về pha chế thành dầu trai trét xuồng ghe… người dân trên đảo hay đến nhờ bà giúp.

Miếu bà cố chủ

Bà lại rất hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được rất được người dân trên hòn yêu thương, kính trọng. Nhờ vậy mà không lâu sau, người dân ở hòn sơn khấm khá nên bọn hải tặc đã tìm đến.

Vì gia đình bà Phú giàu có nhất hòn, nên bọn cướp dùng mọi cách để tìm vàng bạc. Bọn cướp trói lại rồi cột đá vào người bà xô xuống biển. Nhờ có tài đi biển và thông minh, gan dạ nên bà đã tìm cách tháo dây, cởi trói rồi lặn vào bờ, thoát chết. Mấy năm sau, bọn cướp biển quay trở lại.

Lần này, bọn cướp trói bà lại thật chặt rồi chở ra giữa biển quăng xuống. Bà không thoát được.

Sau đó, người dân bủa nhau đi tìm nhưng không thấy được xác. Một hôm, cả Hòn Sơn Rái bỗng sóng im biển lặng một cách kỳ lạ, sau đó người ta thấy bà hiện trên mặt biển….

Thấy vậy, bà con dựng lên ngôi miếu thờ, gọi là “miếu Bà Cố Chủ Hòn”. Tương truyền, từ ngày có miếu thờ, bà Phú hay hiện về phù trợ…

Đình thần Lại Sơn

Đây là sơn mà dân du lịch tham quan nhiều nhất khi tới Hòn Sơn

Đình Thần Lại Son

Ngoài ra trên đảo Cũng còn có các địa điểm du lịch tâm linh khác để khách du lịch đến viếng thăm như:  Chùa Hải Sơn Tự, Phật Lộ Thiên, Chùa sư Bát…..

Xem thêm bài viết về Hòn Sơn:

Tổng hợp nhà nghỉ ở Hòn Sơn

Ăn gì ở Hòn Sơn

Tàu ra Hòn Sơn

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình Luận

  1. Tuyet voi e nhe

Đóng Quảng Cáo