Trekking Bidoup Núi Bà leo lên nóc nhà của Tây Nguyên cách Đà lạt 40km

Bài viết thuộc danh mục: Đà Lạt

Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723.

Tháng 06/2015, tại Paris (Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên).

Leo Bidoup Núi Bà ngủ giữa rừng thông

Rừng Bidoup – Núi Bà nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Việt Nam với diện tích trên 65 ngàn ha. Rừng Bidoup – Núi Bà có nhiều cây lá rộng và lá kim ẩm nhiệt đới.

Chinh phục đỉnh Bidoup với độ dài khoảng 28km, hành trình này cho bạn những cảm xúc khó tả. Với các hoạt động xuyên rừng: đi qua thung lũng Klong Klan, vượt sông Đa Nhim, băng qua rừng kín thường xanh.

Các bạn nhờ người dẫn thì liên hệ với anh K’ Vang ở số điện thoại: 094 7047449

thảm thực vậy tại bidoup

Xem ngay đừng bỏ lỡ:

Thời gian Trekking Bidoup đẹp nhất

Kinh nghiệm leo núi Bidoup thì thời gian đẹp nhất tại Bidoup từ tháng 12 đến tháng 4. Vào xuân, mùa khô , nếu gặp may, bạn sẽ gặp đỗ quyên, lan rừng, ngọc lan nở hoa.

Leo Bidoup vào mùa mưa chuyến đi sẽ vô cùng khó khăn. Đường núi trở nên trơn trượt và lạnh giá, trời mù mịt sương khiến bạn không quan sát được quang cảnh tươi đẹp. Vì vậy nên tránh đi vào mùa mưa lớn, từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10.

Chọn cung phù hợp:

  • Dễ: ĐT 723 – trạm Bidoup – đỉnh Bidoup – trạm Long Lanh (27 km)
  • Khó: trạm Long Lanh – đỉnh Bidoup – trạm Bidoup  – ĐT 723 (27 km)

Leo Bidoup có thể kéo dài từ 1 ngày, 2 ngày hoặc nhiều hơn.

Nếu có sức khỏe trung bình, bạn nên chọn cung 2 ngày 1 đêm là phù hợp.

Với 1 ngày từ đường ĐT 723 lên đến bãi cắm trại gần đỉnh núi (dài 17km), ngày thứ 2 từ bãi cắm trại lên đỉnh núi Bidoup (2287m) và xuống chân núi tại trạm Long Lanh (dài 10km).

Huyền thoại Bidoup

Theo anh Cil K’Huy, nhân viên Trạm Kiểm lâm Vườn quốc gia Bioup – Núi Bà, theo tiếng địa phương, “bidoup” có nghĩa là “cúi lạy”.

Tên gọi Bidoup không rõ có từ bao giờ và do ai đặt. Tuy nhiên, tên gọi này được người dân địa phương gắn với một truyền thuyết với nhiều yếu tố tâm linh.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

Chuyện kể Lang Biang và Bidoup là hai anh em. Bidoup là em nhưng lại cao hơn anh. Lang Biang thấy vậy không chấp nhận nên gõ vào đầu và kéo em cúi xuống.

Và dấu tích ngày nay có thể thấy rõ là đỉnh Bidoup bị khuyết mất một bên. Nhìn từ đỉnh Lang Biang thì Bidoup cũng mang hình dáng của một người đang cúi lạy.

Trekking Bidoup thử thách bản thân

Để trek Bidoup các bạn cần chắc chắn về sức khỏe của mình nhé, đừng liều rất nguy hiểm.

Khoảng 30 phút đầu leo núi, các bạn có thể sẽ bị shock độ cao kiểu như tai ù đi, đầu óc hơi choáng váng một chút, nhưng sau đó sẽ quen và hết thôi.

Thêm nữa, lá tiêu rừng rất là thơm và ngon, tranh thủ ăn nhiều nhiều nha haha.

phuot-bidoup-phuot3mien.com-27
Cây cầu giăng đường lên Bidoup

Trong suốt hành trình này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những khung trời đậm chất hoang sơ như:

  • Quang cảnh từ độ cao khoảng 2000m
  • Cây Pơ mu hơn 1300 năm tuổi
  • Đỉnh Bidoup cao 2287m, một bãi cắm trại tuyệt đẹp nơi giao nhau giữa 2 kiểu rừng thông và kín thường xanh. Thật là một chuyến phượt khó quên.

Chinh phục đỉnh Bidoup

Hành trình cho bạn những cảm xúc khó tả với đi qua thung lũng Klong Klan, vượt sông Đa Nhim, băng qua rừng kín thường xanh.

phuot-bidoup-phuot3mien.com-5
Vượt sông Đa Nhim

Vượt qua những đoạn đường rừng phủ kín 2 lối đi.

phuot-bidoup-phuot3mien.com-10 phuot-bidoup-phuot3mien.com-23 phuot-bidoup-phuot3mien.com-15

Xem thêm bài viết:

Thảm thực vật ở Bidoup

phuot-bidoup-phuot3mien.com-24 phuot-bidoup-phuot3mien.com-20 phuot-bidoup-phuot3mien.com-18 phuot-bidoup-phuot3mien.com-7 phuot-bidoup-phuot3mien.com-8 phuot-bidoup-phuot3mien.com-2

Cắm trại qua đêm trên đỉnh Bidoup

Leo lên tới đỉnh chúng tôi đựng lều cắm trại , đốt lửa chuẩn bị BQQ đã đem sẵn . Thử cảm giác trải nghiệm khó quên khi leo Bidoup.

Hãy 1 lần thử trải nghiệm cảm giác đi bộ leo núi, nằm ngủ giữa những rặng thông. Ngủ vùi bên đống lửa giữa sương mù với cái lạnh tái tê khoảng 15 độ C.

Bidoup là ngọn núi cao được ví là “nóc nhà” Tây nguyên (cao thứ 3 sau Ngọc Linh, Chư yang sin).

phuot-bidoup-phuot3mien-28 dung-leu-cam-trai
bidoup
Ngắm hoàng hôn trên đỉnh

Chúng tôi thức dậy sớm từ lúc 5h30 sáng để ngắm bình minh

phuot-bidoup-phuot3mien.com-19
Bình minh trên đỉnh

Sau khi ngắm bình minh chúng tôi dọn lều chuẩn bị hành trình leo xuống.

Đường leo xuống tuy không dễ dàng nhưng do thời tiết dễ chịu và ở trong rừng rậm nữa nên cũng không thấy mệt gì.

Chúng tôi kết hợp thêm cung thăm đồi chè Cầu Đất

 

BẠN MUỐN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở BẢO LỘC VỚI GIÁ TỐT.

Ưu đãi Giảm giá đặt phòng ở Bảo Lộc từ 10% – 30% TRÊN AGODA  . Click để xem các khách sạn đang giảm giá để có phòng giá tốt nhé.

Thăm đồi chè Cầu Đất

Là Đồi Chè của doanh nghiệp chè Cầu Đất Farm. Nằm trên địa bàn thôn Cầu Đất – Xã Xuân Trường, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 20km về phía Đông Nam.

Đồi chè được cho tham quan hoàn toàn miễn phí. Khung cảnh thiên nhiên xanh mướt trong lành điều đặc biệt là khi bạn đến đồi chè vào sáng sớm sẽ được tận hưởng cảm giác mát mẻ của vùng đất tây nguyên này

Chỗ này chụp ảnh cưới thì bao đẹp luôn

phuot-bidoup-phuot3mien.com-13 phuot-bidoup-phuot3mien.com-11 phuot-bidoup-phuot3mien.com-1

Lịch trình Leo Bidoup cho các bạn tham khảo

Lịch Trình Ngày 1

8h30: Cả đoàn bắt đầu chinh phục cung đường

12h00 – 12h30: cả đoàn tạm nghỉ ăn trưa (thức ăn mỗi người tự đem theo).

18h00: dự kiến đến địa điểm cắm trại (ở độ cao 2000m, nhiệt độ dự kiến ban đêm 15-18 độ C), dựng trại và ăn tối.

Ngày 2 

6h00: Dậy ăn sáng, sửa soạn đồ đạc ,chụp choẹt và ngắm bình minh

8h00: bắt đầu đầu chuẩn bị leo xuống núi

16h00: Xuống tới chân núi, xe ô tô đón đoàn trả lại Đà Lạt.

Hy vọng một số thông tin trên sẽ giúp bạn có phượt Đà Lạt cắm trại thú vị với nhiều trải nghiệm.

Leo Bidoup Núi Bà cần chuẩn bị gì ?

  • Áo mưa cá nhân cho bạn, cho máy ảnh, ba lô . Giày, mũ, găng tay đi rừng phù hợp . Khăn giấy ướt
  • Đèn pin
  • Dầu nóng phòng cảm lạnh – Thuốc chống côn trùng
  • Vớ loại dày và ấm, phòng khi qua suối ướt, qua những cánh rừng còn sương…. để có thể thay ngay
  • Một số dụng cụ y tế cơ bản phòng bị trầy xước trên đường đi

Chỉ cần mang theo hành lý cần thiết cho chuyến đi: áo ấm, quần áo. Không đeo ba lô dây rút.

Thỉnh thoảng nên ăn một thỏi kẹo chocolate để tăng năng lượng

Những đoạn khó đi cần phải bình tĩnh, cẩn thận, không bước chân khi chưa thật sự thấy vững

Luôn đi cùng đoàn theo tuyến đường, không được tách đoàn.

Lang Thang RỪNG THÔNG BIDOUP ( thành viên chia sẻ )

Tuần rồi, các bạn trong nhóm nói rừng thông Đà Lạt đẹp và lãng mạn lắm, có núi, đồi, thác lớn nhỏ, sông suối …. nói chung nghe là mê rồi. Mà coi lịch trình các bạn ấy đưa thấy giống nghỉ dưỡng quá. Mình nổi xung lên, chẻ, chấm theo maps địa hình đi tọt vô trong, soi bản đồ vệ tinh tìm suối, tìm thác lớn…. và rồi 1 cái bản đồ mới hình thành. Đo sơ sơ thì khoảng 55km kiểu chim bay, còn chim đi bộ thì chắc 60-65 gì đó… (nói chung trekk thì chỉ dự đoán cho vui vậy thôi chứ thực tế nó khắc nghiệt hơn nhiều ).

Trekking Bidoup

Tối thứ 5: cả nhóm lên xe Thành Bưởi (5 nam và 3 nữ, có 1 chị cũng hơi lớn tuổi), cả nhóm này thì đều đã đi với mình nhiều rồi, nên cũng không ngại ngùng gì.

Sáng thứ 6: ăn sáng đi chợ nhanh xong thì gọi taxi để vô thác Hang Cọp. mới vô được khúc đường đất cái gặp đoạn lầy, taxi ko dám qua…. bắt đầu sai từ đây. Mần thôi, đi bộ chứ sao giờ. Từ đó đi vô tới con suối đầu tiên mất hơn 10km, định mệnh . Đã vậy, lúc vô thấy đường mòn đổ xuống vực, nên kiu đi vòng qua đồi gần hơn, ai dè dính cái rẫy cafe cao lút đầu xen giữa những rãnh nước chảy như cái hào chiến sự sâu cả 1,5m hơn…. xà quần hơn 2 tiếng mới tới được cái suối.

Mệt vì đi đường nhựa với xà quần trong lùm… mọi người qua cầu xong nghỉ ăn trưa, xin hồng chín ăn nữa, ngủ trưa…. lầy lội thêm 2 tiếng nữa mới đi tiếp. Lúc đó cũng 1:00PM rồi.

Cái dốc tiếp theo là lên thẳng núi cao, nên leo phờ râu luôn, lên tới đỉnh, cuốc thêm 2 3 cái núi nữa ai nấy thở dốc, đuối. Cái xuống 1 cái dốc khá căng, cuối dốc là 1 cái nhà nhỏ, như chòi canh rẫy cafe, không có ai ở đó (chắc bỏ hoang cả năm rồi), có 1 cây ổi chín với rau quá chừng, mọi người ăn ổi, lặt ít rau mang theo để tối nấu ăn. Thấy ko kịp lịch trình như dự kiến rồi, mà cũng trễ rồi, thôi cắm lại. Nước cũng mang đủ để nấu ăn tối và ăn sáng, tiết kiệm chút thôi cũng ok. Mọi người quyết định hạ trại, ăn uống, nghỉ ngơi.

Thứ 7: Nếu hôm nay không tới thác kịp, thì CN khả năng không ra kịp, mà muốn tới thác thì phải qua đỉnh 1600. Hạ quyết tâm, trưa phải tới 1600, để tối tới thác. Khởi động sung lắm, tới trưa thì tới suối nhỏ, mưa, băng suối ko được phải đi lòng vòng kiếm đường băng qua. Xong lên xuống liên tục mấy cái dốc nữa, đơ như cây cơ. Bò lên đồi, đi tiếp mấy cái đồi nữa thì trời mưa nhẹ, qua suối lớn, men theo suối đi tới cái đầm lầy, xà quần cả tiếng mới qua được. Xong leo lên đồi cao luôn, hì hục tới đỉnh đồi thì trời cũng tối.

Mình bị đau khớp gối trở lại (năm ngoái có bị và dưỡng hết rồi, năm nay bị lại), đi khá mệt… Quyết định hạ trại, vậy là trễ lịch trình chắc rồi.

Tối đó họp hội bàn đào, quyết định chẻ xuống suối qua trạm kiểm lâm Bidoup cho nhanh. Chứ ko là 2 ngày nữa mới ra kịp, phần thì mình đau chân quá cũng không bào nổi, phần thì mọi người cũng đuối và phải về đi làm.

Chủ Nhật: Bắt đầu chẻ, lên ít, xuống nhiều, trưa ăn nhẹ, và cứ theo địa hình đi thôi. Cảnh trên mấy cái đồi cỏ đẹp mơ màng luôn… Nhưng tới cái suối lớn thì không qua được, nước mạnh quá không dám băng qua mấy ghềnh đá. Vòng lên phía trên có thân cây ngã bắt ngang nhánh suối nhỏ hơn, cũng ổn. Mọi người ôm cây đi qua, nhưng đi vòng qua đồi khác để né suối lớn.

Né thành công, và lên mấy quả đồi đẹp kinh khủng khiếp. Sau đó theo đường mòn thì tới 1 con suối lớn hơn, đi vòng qua kiếm chỗ nào ổn thì qua, thấy có 1 thân cây lớn ngã nằm ngang suối, và có sợi dây thép nhỏ của ai cột sẵn. Mình thử lội xuống thấy nước sâu tới ngực, chảy khá siết mà lạnh quá, nên thôi lên và cột dây cho các bạn qua cho chắc. Qua được xong thì cũng gần 5PM. Quyết định hạ trại ở bờ suối, ai nấy ướt mem, trời mưa, gió lạnh buốt.

Thứ 2: Xổ về hướng trạm Bidoup, sau khi lên xuống như điên thì tới trưa cũng tới được đường mòn về trạm. Mừng quá đi ào ào, tuy nhiên nói đường mòn cho sang, chứ thực ra thì dốc cũng thấy bà cố nội cố ngoại luôn. Tới 4PM thì tới được trạm.
Thử thách tiếp theo là cái phà nổi qua suối của trạm đã bị trôi trong cơn lũ đợt trước rồi, chỉ còn lại sợi cáp thôi…

Cử 1 người cột dây vào người, móc vào cáp, và mình cột 1 đầu dây vào thân cây trên bờ, thả dây cho bạn đó dò đường…. nước khá sâu và chảy siết. Nhưng nhờ sợi cáp nên qua được.

Lần lượt 2 người 1 lượt đi qua. Sau đó bỏ balo vào túi nilon cột vào cáp cho bên kia kéo qua.

Qua được thử thách này xong là 5PM. Bắt đầu đoạn này mới là chua lét .Đoạn đường sỏi đá từ trạm ra tới QL 27C khoảng 12km. Dốc lên xuống lên xuống như điên. Chân thì đau, mình kiu các bạn khác đi trước, ra gọi xe rồi về trước đi, mình đuối quá cắm lại mai về cũng không sao. Nhưng cuối cùng thì các bạn kia ra tới QL, mình và 1 bạn nữa đi sau cũng cách QL tầm 2km. Cũng ổn, 1 bạn siêu nhơn quay vô để vác balo giùm mình ra nữa. Nên cuối cùng thì cũng ra tới QL tầm 9PM. Taxi chở về bến xe Thành Bưởi khoảng hơn 10PM.

Kẹt cái, về tới bến xe, thì ko có chỗ tắm… Mọi người chơi chiêu dùng khăn giấy ướt và wc của bến xe rửa mặt mũi, tay chân rồi thay đồ đi ăn tối. Nói chung lên xe sợ bà con chửi lắm, nên im ru không nói năng, không nhúc nhích gì đâu .

* Chuyến đi khá thú vị, thường khám phá những cung đường mới luôn tạo cho tụi này cảm giác rất là phiêu. Rừng thông rất đẹp, lãng mạn, nhất là sương mù, gió buốt lạnh… Đà Lạt xưa vẫn còn trong tui một ký ức không thể quên.

Tuy nhiên rừng thông đẹp, nhưng ít cái để ăn, nhất là khu rừng này, mình nghe rất ít tiếng chim, ko thấy gà, rắn cũng không gặp (chắc cũng có nhưng trốn đâu hết rồi), Suối thì cũng có ếch nhái, nhưng ít, không nhiều như những nơi khác.

Nên thủ sẵn đồ ăn dư dả chút để đi cho trọn vẹn, đói mà leo dốc chắc đuối lắm

Xem thêm bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 Bình luận

  1. Phạm Viên

    bạn có thể cho mình xin các ảnh trên đó đc k