Xu Hướng:

Chuyện tình về Đồi thông hai mộ ở Đà Lạt

Bài viết thuộc danh mục:Đà Lạt

Được mệnh danh là thành phố tình yêu, Đà Lạt nổi tiếng bởi những giai thoại tình yêu đầy đau đớn, làm lay động núi rừng như thiên tình sử Langbiang hay Đồi thông hai mộ. Và như một thói quen, các cặp đôi khi đến Đà Lạt đều sẽ tìm thăm những địa điểm này để hiểu rõ hơn, trân quý câu chuyện tình đẹp nhưng dở dang và cũng nhắc nhớ nhau luôn yêu thương, gìn giữ người bên cạnh

Đồi Thông Hai Mộ
Ảnh: Internet

Đi nhiều nhưng bạn đã từng nghe qua 3 câu chuyện tình lãng mạn nhất của xứ sở Đà Lạt chưa?

Hồ Than Thở – Đà Lạt – 1956

Từ Miền Tây thẳng cánh cò bay, chàng trai tên Vũ Minh Tâm lên Đà Lạt học tập. Chàng trai này là con trai độc nhất của một trong những điền chủ giàu có bậc nhất Nam Kỳ với cả ngàn mẫu ruộng khắp các tỉnh miền Tây, có cả biệt thự ở Sài Gòn, ở Đà Lạt… Nhưng do là con trai một nên áp lực lập gia thất khiến chàng trai mệt mỏi, vì chưa muốn ràng buộc hôn nhân khi còn quá trẻ, lại không có nhiều cảm tình với người được ba má hỏi cho, Vũ Minh Tâm đã lên Đà Lạt học ở trường Võ bị để tránh né cuộc hôn nhơn xếp đặt.

Lê Thị Thảo là sinh viên Văn khoa ở Đà Lạt. Trong một lần đi dạo bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), duyên trời đã khiến Thảo gặp Tâm. Xúc động trước nhan sắc mong manh và tính tình dịu dàng của nữ sinh viên Văn khoa, chàng trai đã đem lòng nhớ nhung bóng hình đó. Kể từ ngày ấy, cả hai thường hẹn nhau cùng đi dạo quanh hồ Sương Mai, và cũng chính hồ Sương Mai này là nơi chứng kiến lời thề hẹn trăm năm của đôi trai tài gái sắc.

Quãng thời gian là sinh viên tuổi mười tám, đôi mươi, cả hai là đôi tình nhơn đẹp trong mắt các sinh viên cùng khóa. Nhưng rồi thời sinh viên cũng hết. Lê Thị Thảo tốt nghiệp, trở thành cô giáo dạy văn ở thành phố Đà Lạt, còn Vũ Minh Tâm cũng về quê, chăm sóc ba mẹ già, làm tròn nhiệm vụ của đứa con độc nhất.

Ngày chia tay, Vũ Minh Tâm có hứa với người yêu, sẽ xin ba mẹ sắm trầu cau lên hỏi cưới Thảo. Nhưng lời hứa đó không thành. Ba má Vũ Minh Tâm chê Thảo chỉ là con gái một gia đình công chức nghèo, không môn đăng hộ đối nên nhất nhất ép con trai cưới cô gái mà họ đã chọn năm nào, dù cho Vũ Minh Tâm hết lòng cầu xin. Không thể cãi lời ba má, nhưng cũng không thể phụ tình người yêu ở Đà Lạt, Vũ Minh Tâm đã làm đơn xin đi lính. Trước khi đi, chàng có gửi cho người yêu một bức thư, dặn dò cô đợi chờ mà cố tình giấu chuyện gia đình ngăn cản. Tin tưởng vào lời ước hẹn tình yêu, năm nầy qua năm khác, cô giáo dạy văn Lê Thị Thảo chung thủy chờ đợi mối tình đầu, dẫu cho bao chàng trai theo đuổi cũng mặc.

Biết con trai còn nặng tình với cô gái nghèo xứ Đà Lạt, ba má chàng trai đã cho người lên Đà Lạt, nói rõ việc gia đình họ không chấp nhận một cô con dâu không tương xứng. Vài tháng sau, sợ điều đó không chia rẽ được tình cảm của đôi trai gái, gia đình Tâm đã gửi tin báo Tâm đã tử trận ở chiến trường. Chưa hết đau khổ vì không được gia đình người yêu chấp nhận, lại nghe tin người yêu đã tử trận, ngày ngày, cô giáo Lê Thị Thảo thường lên đồi thông ngồi khóc.

Nghĩ rằng sống không có được nhau, thì chết sẽ nhất định thuộc về nhau, Thảo đã quyên sinh trên đồi thông để trọn vẹn mối tình với Tâm. Cái chết của cô giáo dạy văn hiền lành đã khiến người dân Đà Lạt vô cùng thương xót. Gia đình biết câu chuyện tình ngang trái của Thảo, đã chôn Thảo trên đồi thông ven hồ.

Nửa năm sau, Tâm trở về tìm Thảo. Hóa ra cái tin Tâm tử trận chỉ là tin giả. Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, chàng về Đà Lạt tìm người yêu sau bao tháng bặt tin thì nghe tin sét đánh. Gia đình Thảo đưa Tâm lên ngôi mộ của Thảo trên đồi thông. Chàng trai chung tình đã khóc hết nước mắt bên nấm mồ người yêu nay đã xanh cỏ. Sau mấy ngày khóc vật vã quên ngủ, quên ăn, vừa nhớ thương người yêu, và trách giận gia đình, Tâm đã không quay về quê mà trở lại chiến trường lửa đạn.

Một thời gian sau, Tâm ngã xuống giữa chiến trường. Trong những kỷ vật của Tâm còn lại, có những dòng nhật ký về Thảo, về câu chuyện tình bi thương của chàng trai chung tình. Tâm có viết một dòng trong nhật ký, như lời di chúc, dặn nếu tử trận, Tâm mong được đưa về chôn cất bên cạnh mộ người yêu, trên đồi thông.

Thương xót mối tình của đôi trai gái bất hạnh, người ta đưa Tâm về, cất một ngôi mộ cho Tâm ngay bên cạnh mộ Thảo. Gia đình Thảo vẫn qua lại hương khói cho cả hai ngôi mộ. Người dân quanh vùng biết chuyện, cũng thường đến đốt nhang ở đây.

Kể từ đó, đồi thông mang tên gọi mới “Đồi thông hai mộ”. Chuyện cũng kể rằng chàng trai Vũ Minh Tâm đó là người Gò Công.

Cảm khái chuyện tình của hai người, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát “Đồi thông hai mộ” khá phổ biến…

… mộ chàng đã được ở cạnh nàng

Như lời xưa thề ước

Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấcdưới mộ sâu đất khô

Qua bao năm rêu xanh phủ che kín…

Nguồn: Internet

Xem thêm các bài viết khác về Đà Lạt:

Những quán ăn vặt ở Đà Lạt bao ngon mà khách du lịch thường hay ghé

Nhớ ghé Vườn Hoa Cẩm Tú Cầu ở Đà Lạt

Hồ Tuyền Lâm – xứng danh Nam Thiên Đệ Nhất Hồ

Tham quan Chùa Linh Phước

Ghé thăm Vườn Dâu Đà Lạt

Chùa Linh Ẩn ở Nam Ban

Lên đồi Thiên Phúc Đức ở Đà Lạt

avatar about owner post

Hi, Chúng mình là Trung & Trinh!

Chúng mình hy vọng bạn sẽ thích các hướng dẫn, các chia sẻ, mẹo du lịch cũng như giới thiệu cho mọi người về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam. Rất mong các bạn theo dõi và ủng hộ chúng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Quảng Cáo