[20 Video] Thuyết minh về Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo bạn nên biết

Bài viết thuộc danh mục: Côn Đảo

Nếu bạn đã đi Du lịch Côn Đảo chắc chắn là các bạn đã từng tham quan nhà tù Côn Đảo. Một địa danh lịch sử gắn liền với 2 cuộc chiến tranh của dân tộc. Nơi đây còn được mệnh danh là địa ngục trần gian, có đi mà không có về.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nơi đây, bên dưới là Clip thuyết minh về lịch sử Nhà Tù Côn Đảo. Các loại phòng giam, sự khổ cực của người tù như thế nào. vân vân và mây mây, mời các bạn cùng xem qua để biết rõ hơn.

Ngoài nghe về lịch sử bạn còn được nghe những câu chuyện về những người tù Côn Đảo. Những cực hình mà họ phải trải qua, nhưng ý chí và tình cảm của những người tù sẽ làm bạn súc động đấy.

nhà tù côn đảo

Clip về trại giam đầu tiên tại Nhà Tù Côn Đảo

Trại giam Phú Hải là trại giam đầu tiên của Côn Đảo và là trại giam cổ nhất. Được xây dựng 1862, đã bị những người tù đốt phá 1 lần và được xây lại.

Gồm 10 phòng giam, chia đều mỗi bên 5 phòng đối xứng nhau. Nơi đây giam giữ từ 80 đến gần 200 tù nhân 1 phòng.

Câu chuyện thảm sát đầu tiên mà lịch sử còn lưu lại , một bãi sọ người của hơn 100 tù nhân bị chôn tập thể.

Clip bên dưới bạn sẽ được rõ hơn về nơi đây.

Nơi giam giữ đồng chí Lê Văn Thọ, Phạm Hùng, Ngô Gia Tự… Đều bị giam tại trại Phú Hải Nhà tù Côn Đảo

Bạn có thể xem thêm:

Hầm khổ sai xay lúa ở Nhà tù Côn Đảo

Nơi được bịt kín, được dùng làm nơi xay lúa để lao động khổ sai cũng như hành hạ người tù. Do bị bịch kín nên những người tù ở đây thường bị bệnh về mắt và hô hấp.

Có 1 anh đại ca gọi là “Cặp Rằn” để hành hạ tù nhân. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã được làm Cặp Rằn ở đây.

Chỗ này ngoài ra nơi giam giữ các đồng chí cách mạng, còn là nơi giam những phạm nhân bị phạm tôi dân sự , hình sự nữa.

Qua thời Mỹ nắm quyền, nơi đây được đổi thành bệnh xá của trại giam tại Nhà tù Côn Đảo. Nói là bệnh xá nhưng thật ra nơi đây chỉ là chỗ nằm chờ chết của các đồng chí cách mạng

Khu xà lim giam các tù nhân nguy hiểm

Các tù nhân được giam ở đây sẽ bị cùm 1 chỗ. Xung quanh xây bằng đá, mùa nóng thì cực gắt, mùa đông thì cực lạnh. Giống nhà mồ

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

Gồm xà lim đơn và xà lim đôi. Tù nhân giam ở đây thường sẽ bị mờ mắt và liệt do thiếu anh sáng.

Đúng là cực hình khi giam giữ tại nơi đây. Gặp mình chắc thà chớt sướng hơn, giam đây mắc bệnh trầm cảm là chuyện hết sức bình thường.

Khu khổ sai đập đá ở Nhà Tù Côn Đảo

Các tảng đá to được tù nhân khai thác tại chân núi chúa đem về đây. Địch bắt người tù đập nhỏ số đá này ra để xây đựng các công trình trên đảo.

Nơi giam dữ đồng chí Phan Chu Trinh, ông đã sáng tác bài thơ ” Đập Đá Côn Lôn” vào năm 1908. Bài thơ nói lên tinh thần bất khuất của các chiến sĩ bị giam tại Nhà Tù Côn Đảo này.

Sang thời Mỹ Nguy nơi đây được đổi thành xưởng gỗ. Kế bên nơi đây là nhà bếp tại Nhà Tù Côn Đảo.

Lịch sử về cuộc vượt ngục đầu tiên

Sự kiên này diễn ra vào năm 1966. Nơi giam giữ 3 tử tù, họ đã trồng lên nhau trèo lên mái, gỡ mái ngói. Sau đó dùng quần áo buộc lại kéo nhau ra ngoài.

Tuy nhiên thời đó Côn Đảo vắng vẻ không có người sinh sống. Nên chỉ 10 sau khi trốn khỏi Nhà Tù Côn Đảo, họ đã bị bắt lại.

Cuộc vượt ngục này đã làm trấn động nơi đây. Nên quản trại đã làm thêm hàng kẽm gai bên trên để tránh cuộc vượt ngục tiếp theo.

Hiện nay, còn lại 2 đồng chí vẫn còn sống và đang nương nấu ở Sài Gòn dấu yêu :))).

Di tích Chuồng Cọp Pháp trại Phú Tường

Các tù nhân bị giam ở đây sẽ giống như bị dắt vào mê cung khó mà tìm thấy lối ra. Phải ra nhiều lớp cổng để vào được Chuồng Cọp Pháp

Nơi đây là điểm giam giữ bí mật, nên báo chí dư luận sẽ không biết đến địa danh này. Nơi đây chỉ được phanh phui nhà các sinh viên bị giam được trả về, và nhờ sự giúp sức của một nhà báo người Mỹ.

Các phòng giam được thiết kế một dàn xong sắt phía trên, giống như chuồng giam giữ thú nguy hiểm. Nên còn được gọi là chuồng cọp pháp.

Hình thức tra tấn cực kỳ dã man. Loại hình phổ biến là tra tấn theo mùa, mùa nóng bọn dịch dùng vôi và nước dội vào , mùa lạnh dội nước liên tục.

Các tù nhân nơi đây bị đánh như cơm bữa. Thật là ám ảnh

Nơi đây còn giam giữ cả nữ tù. Nghe xong thôi mà đã thấy rợn người

Vì vậy việc đấu tranh đòi quyền lợi diễn ra liên tục, tuy nhiên đa phần họ đều hy sinh. Nơi đây còn là nơi giam giữ nguyên chủ tịch Trương Mỹ Hoa.

Phòng tắm nắng tại Nhà tù Côn Đảo

Nơi đây là những Căn Phòng không có mái che tại Nhà Tù Côn Đảo. Địch bắt tù nhân trần chuồng ra phơi nắng , phơi mưa. Ngoài việc bị đày khổ hình họ còn phải hít khí Rắm 24/24 thiệt là khổ

Trước sức ép dư luận nên ngày 1/8/1970 chính quyền Sài Gòn cũ đã ra lệnh phá Chuồng Cọp Pháp. Tuy nhiên họ đã xây dưng một nhà tù mới cách nơi đây 1km, và được gọi là Chuồng Cọp Mỹ

Trại Phú Bình Nhà Tù Côn Đảo

Mỹ nó cực kỳ điếm thúi, khác với Pháp nó xây dựng khá sơ xài. Tuy nhiên ẩn sau vẻ bề ngoài rẻ rách đó lại là kiểu mỵ dân trá hình. Đàn áp tinh vy hơn

Có tất cả 384 phòng giam để giam giữ tù nhân.

Các kiểu tra tấn kinh điển tại nhà tù này. nghe thôi đã thấy kinh rồi.

Nếu các bạn đã xem qua các clip chắc chắn sẽ phải thốt lên câu. Thôi thà chết còn hơn, tuy nhiên những người tù những chiến sĩ đã cố gắng sống với nó, vượt qua nó. Thiệt là khâm phục

Xem xong toàn bộ chốt lại, mê cô thuyết minh dã man. Giọng hay, đọc vanh vắng lịch sử y như cô đã từng trải qua vậy. Và dễ thương nữa :)))

Các bạn thấy hữu ích thì chia sẻ nhé. Đừng quên xin 1 like

Chia sẻ: Tuấn Anh

Xem thêm bài viết về Du Lịch Côn Đảo:

Lịch tàu đi Côn Đảo từ Vũng Tàu & Sóc Trăng

Lịch trình đi Côn Đảo 3 ngày 2 đêm

Gợi ý top các Resort tại Côn Đảo tốt nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 Bình luận

  1. Thảo Trần

    Nghe biết được thêm nhiều lịch sử, thanks ad