Du lịch bụi An Giang chuyến đi khám phá miền tây sông nước
Bài viết thuộc danh mục: An Giang
Giới thiệu sơ về An Giang
An Giang là miền đất mới được khai phá hơn 300 năm. Tới đây bạn sẽ khám phá được vùng đất với cảnh quan đẹp tuyệt vời, cùng nét văn hóa và ẩm thực cuốn hút.
Với diện tích 3.536,7 km², phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc vầ tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô.
Có 4 dân tộc là người Kinh , Chăm , Khmer và Hoa. Đa số là người Khmer chiếm khoảng 60% dân số tỉnh An Giang
Phượt An Giang vào thời điểm nào là đẹp nhất?
Bạn có thể phượt bụi An Giang vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa của người dân nơi đây thì nên tới vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch.
Thời điểm diễn ra hai lễ hội lớn ở An Giang đó là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam. (diễn ra vào ngày 23 đến ngày 24/4 âm lịch) và lễ hội đua bò đặc sắc diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch.
Hướng dẫn cách đi tới An Giang
Từ Sài Gòn các bạn có thể tới An Giang theo 2 cách là đi bằng ô tô hoặc xe máy:
- Đi bằng ô tô mua vé đi Long Xuyên hoặc Châu Đốc ở bến xe miền Tây (khoảng 150.000 – 250.000 đồng). Khi tới 2 địa điểm trên các bạn có thể đi bằng xe ôm. Xe lôi hoặc taxi để di chuyển tới các điểm du lịch ở An Giang.
- Đi bằng xe máy theo hướng từ Sài Gòn – Châu Đốc như sau. Theo quốc lộ 1 về Cao Lãnh – qua phà Cao Lãnh theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới – qua phà Hậu Giang cập bờ sông Hậu – đến phà Năng Gù – chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam.
Du lịch An Giang nên đi đâu
Núi Cấm
Nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km. Theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 705m, đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn và núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thăm núi Cấm bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang hơi thở tâm linh: chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lật.
Không khí ở đây khá mát mẻ, trong lành, cảnh quan nên thơ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu.
Tượng Phật Di Lạc trên Núi Cấm
Hồ Thủy Liêm trên núi Thiên Cấm
Nằm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc. Hai bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh trên đỉnh Cấm Sơn hùng vĩ.
Hồ Thủy Liêm nằm trên một vị trí khá cao trên đỉnh núi, mây lúc nào cũng có thể che kín mặt hồ. Vào mùa mưa thì có nước, còn vào mùa khô thì khô đáy.
Núi Sam Châu Đốc
Đến chân núi Sam chúng tôi đi tham quan các công trình như miếu bà chúa Xứ. Chùa Tây An, đền thờ Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… Những địa điểm này nằm khá gần nhau nên các bạn có thể đi bộ.
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....
Có 2 cách để lên đỉnh núi Sam: Một là đi bộ theo con đường gần chùa Tây An. Hai là con đường dành cho xe chạy thẳng lên đỉnh.
Rừng Tràm Trà Sư ở An Giang
Rừng Tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây được ví như “con đường nước” và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn để dân yêu du lịch tham quan và khám phá .
Xem thêm bài viết: Tham quan Rừng Tràm Trà Sư
Đồi Tà Pạ ở Tri Tôn
Đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang . Là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” núi Tà Pạ lại mang vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí.
Nằm cách trung tâm thị trấn Tri Tôn chưa đầy một cây số. Trên đỉnh núi cao chưa tới 200 m này có ngôi chùa Khmer lớn và một hồ nước được bao quanh bởi những vách đá.
Những vách cao của núi Tà Pạ giống như tường thành có nhiều vạch ngang, dọc, các cột đá nham nhở. Nhiều bức tường đá góc cạnh như ai đẽo gọt thành hình thù kỳ quái.
Toàn cảnh từ núi Tà Pạ nhìn xuống
Cây thốt nốt ở Tịnh Biên
Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not” dân địa phương. Đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt riết nên quen.
Phượt An Giang đến Tịnh Biên làm trái Thốt Nốt giải khát . Còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt.
Lễ hội đua bò ở Tịnh Biên An Giang
Lễ hội đua bò đặc sắc diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch ở Tịnh Biên – An Giang
Đua bò mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer An Giang vào dịp Lễ Dolta hàng năm. Đồng thời, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc đang sinh sống ở vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Sông nước An Giang hữu tình, con người thân thiện , tươi vui. Với những địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang ở trên sẽ giúp cho các bạn có chuyến đi vui vẻ và thú vị
Ảnh: laimythanh
Xem thêm bài viết: