Tham quan Nhà Tù Phú Quốc, nghe kể về cuộc đào thoát trốn ngục li kỳ
Bài viết thuộc danh mục: Phú Quốc
Chuyến tham quan Nhà tù Phú Quốc ( hay Nhà Lao Cây Dừa ) vừa rồi của mình khá là thú vị khi được nghe thuyết minh nhiều điều về nơi đây. Nơi giam giữ tù nhân chính trị và những chiến sĩ, những người đã chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với những màn tra tấn dã man, những câu chuyện rợn người hay cả những cuộc vượt ngục li kì ngoài sức tưởng tượng.
Nhà tù Phú Quốc nhà được xây dựng tại Làng Cây Dừa ở thị trấn An Thới nên thường được gọi là Trại Cây Dừa. Phía nam đảo Phú Quốc từ thời thuộc địa Pháp, thuộc xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc. Đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng Phú Quốc.
Cùng theo chân mình tìm hiểu về nơi đây để có cái nhìn rõ nét hơn một phần lịch sử thời chiến tranh nha.
Nhà Tù Phú Quốc – địa điểm tham quan bạn không thể bỏ qua
Thông tin bạn cần biết: Nhà Tù Phú Quốc hiện nay là phục dựng không phải nguyên bản
Nhà Tù được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1995. Kể từ đó, địa điểm này mở cửa cho du khách đến tham quan.
BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ !!!!
Đa phần khách tham quan và cả lẫn mình đến với Nhà Tù Phú Quốc vì tò mò xem thời chiến tranh những tù nhân bị đối xử và bị tra tấn tù nhân dã man như thế nào. Một phần nữa cũng muốn tìm hiểu về một thời lịch sử hào hùng dân tộc trong thời chiến tranh.
Những cảnh tượng hãi hùng mà cứ tưởng như chỉ có dưới địa ngục mới có. Những màn tra tấn dã man khủng khiếp mà Hướng Dẫn Viên thuyết minh lại cho mình nghe.
Cùng hồi tưởng lại những ký ức đau thương, những hy sinh của người lính nằm lại tại Nhà Tù Phú Quốc và giờ chỉ còn là một cái tên được khắc trong nhà tưởng niệm.
Lúc mình đi tham quan có một bác là tù nhân tại nhà tù Phú Quốc ngày xưa được thả sau khi đất nước giải phóng cũng tìm về. Được nghe lại cuộc đào thoát của 21 tù nhân nhưng cuối cùng chỉ còn 3 người còn sống sót, những người còn lại vĩnh viễn chôn vùi trong rừng sâu mà giờ vẫn chưa tìm lại được hài cốt.
Trại giam được chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6 năm 1953 và đóng cửa vào tháng 7 năm 1954 (khi các tù nhân của hai bên được trở về).
Bạn có thể xem qua các bài viết liên quan đến du lịch Phú Quốc
Nhà Tù được xây từ thời Pháp
Trong thời kỳ Pháp chiếm đóng, Nhà lao Cây Dừa được gọi là trại Cây Dừa có diện tích khoảng 40 ha. Bao gồm bốn khu là A, B, C, D được sử dụng để giam giữ những người chiến đấu chống Pháp.
STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay
Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Bắc, Trung, Nam Việt Nam bị tập trung và đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Nơi ẩn giấu một thời kỳ đau thương, bị tra tấn dã man của những chiến sĩ Việt Nam.
Số tù binh này gồm khoảng 14 nghìn người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng).
Chuyển giao cho thời Việt Nam Cộng Hòa
Cuối năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm trại Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa.
Năm 1966, khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm một trại giam rộng hơn 400 ha ở thị trấn An Thới, cách trại Cây Dừa cũ 2 km, trở thành nhà tù đương đại lớn nhất với tên là Trại tù binh chiến tranh Phú Quốc, Trại tù binh Phú Quốc hay Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc.
Nhà tù Phú Quốc lúc này có 12 khu vực được đánh số từ 1 đến 12 mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh.
Tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác, một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ
Nhớ đọc thêm:
Thiết Kế của Nhà Tù Phú Quốc
Tất cả phòng giam tại nhà tù đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét.
Khu 13 và 14 được xây dựng vào cuối năm 1972. Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên.
Hằng ngày Hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam, ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động.
Hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai.
Thông thường một nhà giam như ảnh trên giam giữ từ 70 đến 120 người, có lúc nhiều hơn. Lúc đầu được bao quanh bằng đất, nhưng sau do có nhiều cuộc đào hầm , nên chúng gia cỗ lại bằng xi măng.
Trong thời kỳ chiến tranh, các tù nhân trong nhà tù Phú Quốc đã phải chịu nhiều sự tra tấn dã man và tàn bạo như đóng đinh vào tay, chân và đầu, bị đâm bằng dây thép nóng đỏ, đục răng, nén vào chảo nước sôi, chôn sống, thiêu sống…
Trong thời gian tồn tại, trong nhà tù Phú Quốc đã có hàng nghìn người bị chết, hàng chục ngàn người bị thương phế và tàn tật.
Các loại hình tra tấn ở Nhà tù Phú Quốc
Đến với nhà tù Phú Quốc, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy tất cả những hình phạt và sự tra tấn khủng khiếp được dựng lại bằng mô hình.
Càng chứng kiến, bạn càng có thể hiểu được lòng dũng cảm và sự hi sinh lớn lao của những chiến sĩ cách mạng thời bấy giờ. Đến thăm nhà tù này, bạn sẽ biết nhiều hơn về lòng yêu nước của người Việt Nam .
1. Chuồng cọp kẽm gai
Là một hình thức dày ải giam giữ tù binh, họ được nhốt trong một cái chuồng được làm hoàn toàn bằng dây thép gai, để ngoài trời. Chuồng cọp được thiết kế thấp để tù nhân nằm sát dưới đất và cởi trần phơi giữa trời nắng.
Thời thiết ở Phú Quốc lúc mình đi khá là nắng và nóng. Thì các bạn có thể hình dung dc là nó khổ đến mức như thế nào rồi
2. Chuồng cọp Catso ( Phòng Kỷ Luật )
Khác với chuồng cọp kẽm gai, chuồng cọp Catso do Mỹ sáng chế ra không kém phần man rợ với các tù binh tại Nhà Tù Phú Quốc, Chuồng được làm bằng các tấm sắt bịt kín 4 mặt giống như một cái Container có loại lớn loại nhỏ, làm ra với mục đích đàn áp tù binh.
Người tù bị giam vào đây cửa khóa kín, không có ánh sáng, thiếu không khí để thở. Ăn uống khổ cực, tiểu tiện tại chỗ, ban đêm thì lạnh, ban ngày thì nóng như thiêu đốt.
Tù binh Bị giam lâu ngày khi được thả ra sẽ không thấy đường vì mắt mờ. Sức khỏe và tinh thần bị giảm sút nghiêm trọng.
Một số hình thức tra tấn dã man khác
Ở trại giam cộng sản việt nam, tiêu biểu là ở phú quốc , dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa đã áp dụng hơn 45 hình thức tra tấn tù binh với các kiểu dụng hình như từ thời trung cổ đến hiện đại. Mục địch nhằm phát hiện, tổ chức, người lãnh đạo, các chủ trương vượt ngục, và ép buộc tù binh vào trại Tân sinh hoạt.
Hậu quả là hơn 4000 tù binh bị sát hại, trong thời gian hơn 5 năm tồn tại của trại giam. Minh chứng bằng những hố chôn tập thể hàng ngàn người và những chiếc đinh từ 8 đến 10 phân vẫn còn găm ở ống chân, bàn tay, đầu gối, cánh tay… trên các hài cốt tù binh được tìm thấy
Hình thức tra tấn kẹp tù nhân giữa 2 tấm gỗ và dùng búa gõ. Hình thức này làm cho toàn thân tù nhân đau buốt và dập nát
Dùng lửa đốt bộ hạ tù nhân, và bị rủa từ những cảnh quân ” đốt cho chúng mày triệt đường sinh sản ”
Lộn vỉ sắt: Chúng bắt người tù cởi áo, lộn đầu trên đoạn vỉ sắt dài, đầy các mấu sắt mắc vào nhau. Sau vài lần lật là lưng người tù sẽ chảy máu, tróc da
dùng cối , dùi cui đập vào lồng ngực
Cuộc đào thoát của 21 tù nhân
Đây là đường hầm phục dựng, lối đi giữa dành cho khách tham quan. Phía bên tay trái phía dưới đường hầm là cảnh đào hầm của các tù nhân thời xưa.
Đường hầm được đào tại phòng giam dành cho các tù nhân bị bệnh truyền nhiễm. Lợi dụng sơ hở lơi lỏng canh giác vì lý do sợ lây bệnh nên các tù nhân đã đào một đường hầm ra ngoài
Đường hầm được đào 9 xác trong vòng 5 tháng 20 ngày, với chiều dài là 80m. Bằng những vật dụng là chiếc muỗng ăn cơm, mảnh tôn, cà mên,… trong lòng đất rất là đừng nên các tù nhân thường tiểu vào đất, để đất mềm ra rồi từ đó đào đường hầm.
Đất đào ra sẽ thường được dấu trong túi quần, thùng nước tiểu rồi từ đó đêm đất dư ra bên ngoài.
Lối này cũng là lối ra bên ngoài bãi xe.
Cứ như thế mà các tù nhân đã đào thoát ra bên ngoài và trở về với cách mạng. Tuy nhiên với địa hình rừng núi, thiếu lương lực và nước uống, cho nên chỉ có 3 tù nhân còn sống sót trở về với đất liền…
Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Nhà Tù Phú Quốc
Đài Tưởng Niệm nằm đối diện với nhà tù phú quốc luôn, bạn ra cổng nhìn xéo xéo qua bên tay trái là thấy. Địa điểm này thi không có gì hết, chỉ có một bức tượng khắc họa cơn sóng 2 bên và trụ biểu chính giữa, mình ko rõ ý nghĩa cho lắm
Địa điểm này là không gian mở, mọi người có thể thoải mái vào tham quan. Buổi chiều trước đài tưởng niệm có bán đồ ăn vặt, mình đi ngang thấy từng nhóm học sinh cấp 3 hay ngồi đây ăn uống thấy cũng xôm, ngồi cũng mát mẻ phết….
Hình ảnh về nhà Tù Phú Quốc xưa
Hình ảnh về nhà tù phú quốc thời chiến tranh việt nam, mình tìm thêm được trên mạng bản quyền thuộc về:
- (C) Carl Mydans;
- Classification : Photographie
- Dimensions et poids : Dimensions du film : 6 x 6 cm
- Précédente collection : Musée de l’Homme (Photothèque) ;
- Exposé : Non
- Numéro de gestion : PF0008237
Mọi bản quyền khiếu nại hình ảnh vui lòng gửi về email: phuot3mien@gmail.com – để mình gỡ bỏ
1/36
Hy vọng một vài thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sự. Cũng như địa điểm Nhà Tù Phú Quốc này sẽ có thêm trong list lịch trình du lịch Phú Quốc của bạn, và có một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị nhất.
Viết bài: Trung Nguyễn
Xem thêm các bài viết về Phú Quốc:
Chỗ thuê xe máy uy tín tại Phú Quốc
I am actually thankful to the holder of this website who has shared this fantastic paragraph at here.
Pretty! This has been an extremely wonderful post. Thanks for supplying this info.